Chủ thuyết “Không Thể Tiên Đoán” có thể chỉ là trò vô chiêu
Có thật ông Donald Trump có chính sách ngoại giao?
Ngay trong thời gian chuyển tiếp chờ nắm quyền Hành Pháp, Tổng Thống (TT) Trump đã làm nhiều màn ngoạn mục: phá lệ ngoại giao của Hoa Kỳ đối với Trung Cộng bằng việc nói chuyện với TT Đài Loan; lên án Trung Cộng (TC) về việc bắt giữ hải cụ lặn ngầm không người lái (underwater drone) do thám trên biển Đông, đồng thời không lâu sau lại gởi tin qua tweet kêu TC “cứ giữ lấy”; đứng về phía TT Putin của Nga sau khi TT Obama trừng phạt nước này vì đã can thiệp vào cuộc bầu cử TT tại Mỹ.
Ráp lại hết những bước về chính sách ngoại giao của Trump, người ta không thể bị cáo buộc cho việc không nhìn ra sách lược lớn về đối ngoại.
Có thể Trump là một tay có óc thực tế, cũng có thể Trump muốn tháo gỡ Trật Tự Thế Giới mà Hoa Kỳ đã tiến hành. Và cũng có thể ông ta thuần túy là một tay mặc cả.
Dù phương cách nào, có một điều có thể cho là hợp với hành động và lời nói của Trump là ông ta thích làm cho chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ càng khó tiên đoán chừng nào tốt chừng nấy. Như Trump đã cô đọng chính sách ngoại giao của mình trong lần nói chuyện vào tháng Tư năm 2015: “Chúng ta phải làm cho người khác khó tiên đoán”. Gọi đó là chủ thuyết Không Thể Tiên Đoán cũng được.
Donald Trump tin rằng Hoa Kỳ nên theo đuổi chính sách ngoại giao của tay đánh bạc, tháo bỏ tinh thần khả đoán của chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, mà cho tới nay tính chất này đã giúp cho thế giới có phần nào ít xáo trộn. Như là một tay đánh bạc thượng thừa, chủ thuyết Khó Tiên Đoán sẽ cho ông ta đòn bẩy để thương lượng bất cứ việc gì trong bất cứ lúc nào.
Ý tưởng thoạt nhìn có vẻ như trào phúng, nhưng rốt ráo, thì sắc mặt của tay đánh bạc nhà nghề chính là điều quan trọng để thắng canh bạc, khi hắn ngó xuống đối thủ.
Nhưmg chính sách ngoại giao không phải là canh bạc tại sòng bài Trump. Có điều là những gì chủ thuyết Không Thể Tiên Đoán đang làm lại chính là đánh bạc với an ninh quốc gia - làm lung lay những người bạn đồng minh, làm mất thế cân bằng trong tương quan với kẻ thù và kềm hãm những bàn cãi của công chúng trên đất nước Hoa Kỳ.
Trong nhiều thập niên, tư cách siêu cường của Hoa Kỳ đặt trên mối liên hệ chồng chéo của tinh thần đồng minh và hợp tác, mối liên hệ này giúp tạo dựng sự ổn định nhờ vào sự khả đoán trong thế giới. Yếu tố hòa bình và thịnh vượng trong bang giao quốc tế dựa vào sự đồng thuận giữa các quốc gia - cả như minh an ninh, thỏa thuận thương mại hay cách khác - và khả năng của các quốc gia tin tưởng rằng các đối tác cũng theo đuổi cam kết thực hiện chính sách rõ ràng, khả đoán.
Thí dụ, việc biết được các thành viên trong Tổ chức Thương mại Quốc tế có thể bị trừng phạt kinh tế khi vi phạm điều lệ giao thương sẽ giúp giữ cho sân chơi kinh tế thế giới không bị lún vào các chuỗi chiến tranh thương mại. Việc biết được các quốc gia sẽ phản ứng quyết liệt sự vi phạm tới biên giới chủ quyền quốc gia – như việc Irag xâm lăng Kuwait hay Nga xâm lấn Ukraine – giúp cho hòa bình được gìn giữ.
Trong khi những điều lệ ấy dù không luôn được tuân thủ, nhưng chúng cũng giúp ngăn cản triển vọng của những kẻ chơi xấu.
Khi áp dụng mánh lới không thể tiên đoán trong chính sách ngoại giao, ông Trump tin rằng nó sẽ giúp cho Hoa Kỳ chơi tay trên khi giao hảo với các quốc gia trên thế giới. Ông ta xem những thỏa thuận quốc tế, và mối liên minh như sự gò bó hoạt động của Mỹ hơn là lực tăng cho sự lãnh đạo của Hoa Kỳ. Ông ta hành động như là Hoa Kỳ có thể thâu đạt điều mình muốn bằng cách chơi riêng của mình, bất kể sẽ có vấn đề gì. Sách lược này dựa vào cách thế để cả bạn lẫn thù không thể biết nước cờ của Hoa Kỳ trước tình huống được đặt ra. Có lần Trump nói rõ: “Tôi không muốn họ bắt mạch được tôi”.
Đó là nỗi kinh sợ cho nước nào trên thế giới còn trông cậy vào sự lãnh đạo của Hoa Kỳ trong việc truy tìm sự an bình và thịnh vượng toàn cầu.
Năm 1962, nguyên Ngoại Trưởng Dean Acheson đã được phái đi trấn an TT Charles de Gaulle của Pháp về cuộc đối đầu phi đạn do Nga đặt trên đất Cuba nhằm kêu gọi sự hỗ trợ từ Pháp. Khi TT Pháp được trưng dẫn bằng chứng để xác định lời kêu gọi, ông bày tỏ sự hỗ trợ và cho biết ông tin tưởng vào Hoa Kỳ. Cung cách của ông Trump chắc chắn sẽ hủy hoại niềm tin vào Hoa Kỳ về lâu về dài.
Chính sách ngoại giao khó lường của Trump sẽ dấy lên câu hỏi về hành động của Hoa Kỳ đối với các nước đồng minh từ Âu sang Á. Khi được hỏi về mối liên minh với Nhật và Nam Hàn, ông Trump cho biết: “đã tới thời điểm mà chúng ta không thể nào làm vậy được nữa”. Và khi được hỏi về NATO, câu trả lời mang tính nhạo báng của ông cho thấy ông nghĩ rằng Hoa Kỳ đã làm quá nhiều cho đồng minh: “Chúng tôi bảo bọc mọi nước. Nếu không tin, hãy đến nước Mỹ này, chúng tôi sẽ bảo bọc quí vị”.
Mối nguy ở đây có nhiều lớp. Việc cắt đứt mối liên hệ đồng minh của Mỹ sẽ khuyến khích các nước thù nghịch làm phép thử với các mối liên minh, làm yếu đi sự ổn định đã có ở những nơi như Châu Âu và Châu Á, nơi mà Nga và Trung Cộng đang làm các nước lân bang lo lắng. Trong khi Trump tin rằng ông ta sẽ moi thêm tiền từ các nước đồng minh của Mỹ bằng phương cách khơi gợi dịch vụ bảo kê hơn là tình đồng minh, thì các nước đồng minh ấy cũng biết rõ rằng mình có thể tìm mối giao hão tốt hơn từ nước khác. Rõ ràng ông Trump cũng thấy yên ổn với việc ấy, như chứng cớ ông muốn các nước như Nhật, Nam Hàn tự thủ đắt lấy vũ khí nguyên tử.
Hậu quả của tình hình này có thể là cú giáng vào lợi ích an ninh quốc gia của Hoa kỳ. Hậu quả mất quân bình do sự thiếu vắng đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực Đông Bắc Á như việc làm yếu đi việc ngăn chặn Bắc Hàn, tạo sự va chạm khó tránh khỏi giữa Nhật và TC, và tạo sự phân nhánh kinh tế từ xung đột khu vực, sẽ gây ra tai họa. Trong khi đó khối NATO với sự vắng mặt một đồng minh Hoa Kỳ đáng tin cậy trong bối cảnh nước Nga hung hăng, nước Anh thoát Liên minh châu Âu, khủng hoảng về tỵ nạn, và sự trỗi dậy của khuynh hướng cực hữu trong chính trường châu Âu, sẽ là cọng rơm làm gãy lưng Châu Âu.
Nền kinh tế toàn cầu cũng sẽ gặp rủi ro tương tự. Donald Trump luôn phô trương kinh nghiệm thương trường như là một nguồn tài sản giả dụng cho phép ông ta đạt được thắng lợi trong các cuộc thương lượng từ hiệp ước liên minh đến thỏa thuận thương mại. Nhưng giao dịch làm ăn mua bán không phải là chính trị toàn cầu. Sự hăm he của ông Trump trong việc dùng thương mại như cây roi trong các cuộc thương lượng có thể tạo tác động đáng lo lên nền kinh tế toàn cầu. Những thỏa thuận thương mại đáp ứng tính dự đoán, dựa vào đó, việc kinh doanh, người tiêu thụ, và chính phủ có thể định đoạt chỗ nào để đầu tư. Ý muốn tước bỏ sự cam kết thương mại từ vị TT Mỹ rốt cuộc làm thị trường và đối tác lo sợ, họ sợ cho sự không đáng tin cậy của Hoa Kỳ. Cuối cùng, chuyện ấy sẽ làm tổn hại danh tiếng Hoa Kỳ trong sổ tay về quốc gia này.
Và chủ thuyết Không Thể Tiên Đoán tác dụng thế nào trong việc đối đầu với các nước thù nghịch?
Nhiều điều đã được nói đến khi gắn kết ý muốn ứng dụng sự bất khả đoán của ông Trump với “Lý thuyết kẻ điên” của TT Richard Nixon. Năm 1968, ông Nixon nói với cố vấn H.R. Halderman của ông ta rắng: “Tôi muốn Bắc Việt phải hiểu rằng tôi đang ở đỉnh điểm mà tôi có thể làm bằng mọi cách để chấm dứt chiến tranh”. Sau đó, năm 1969, để cho phù hợp với lý thuyết Kẻ điên, ông Nixon đã nâng tầm mức ứng chiến trong quân đội (có thể xử dụng vũ khi nguyên tử - ND) qua ý đồ mà nhiều nhà phân tích cho là nhằm làm điên đảo mấy lãnh đạo Liên Xô và Bắc Việt.
Trong khi một vài mức độ của sự bất khả đoán trở nên cần thiết khi đối đầu với các nước thù nghịch, nhưng sự mờ ám cao độ có thể làm mất cân bằng. Cho tới nay những phát biểu của ông Trump về chính sách chưa tới mức để người ta nghi vấn ông sẽ làm tới đâu, nhưng chúng khiến mọi người tự hỏi căn bản chính sách của ông ta là gì. Thí dụ, ông Trump đã tỏ nhiều dấu hiệu khác nhau về việc làm thế nào để ngăn chặn sự khẳng định chủ quyền trên biển Đông. Trong một cuộc phỏng vấn do báo Washington Post thực hiện, ông Trump nói; “Tôi không nghĩ là chúng ta sẽ phát động cuộc Thế Chiến III đối với mấy chuyện mà họ (TC) làm”, trong khi, trong một cuộc phỏng vấn khác của tờ New York Times, ông nói: “Xem coi, tôi có phải đánh không? Có loại câu hỏi mà tôi không muốn trả lời”.
Cái lối mà ông Trump thọc ngoáy vào vấn đề Đài Loan vào cuối năm 2016 là một thí dụ chính xác về sự nguy hiểm của sự khó tiên đoán. Trong khi ông Trump không tỏ ra như phớt lờ sự chuyển đổi chính sách mà ông ta biểu lộ qua cuộc điện đàm với TT Đài Loan, ông ta lại tạo thêm mối nguy của sự dịch chuyển chính sách này khi được hỏi về chính sách Một Trung Quốc từ lâu được áp dụng trong mối tương quan Mỹ - Trung. Ông Trump và đội ngũ của ông lại vận dụng việc này như đòn bẩy với TC, nhưng không chắc là TC sẽ can dự vào trò chơi có dính dáng với vấn đề chủ quyền như chuyện Đài Loan và biển Đông.
Có vẻ như các nước thù địch không chừng sẽ diễn dịch chính sách ngoại giao không thể tiên liệu có tính mềm dẻo, dễ lèo lái và vô nguyên tắc, đó là điều họ có thể lợi dụng hơn là thứ để họ sợ. Việc ấy làm hủy hoại nền tảng của sự ngăn chặn - điều mà nhiều quốc gia tỏ rõ để bảo vệ lợi ích quốc gia. Thí dụ, trong nhiều thập niên, nước Nga biết rõ một điều là nếu họ muốn xâm lăng một nước đồng minh thuộc khối NATO, lập tức Hoa Kỳ sẽ can thiệp để bảo vệ khối này. Nhưng nếu chính sách của một quốc gia trở nên mập mờ hơn, điều này sẽ mời gọi hành vi xâm lấn để thử thách chính sách này – đó là điều mà các cuộc chiến khởi đầu.
Mặt yếu kém đó có thể làm gia tăng nhận thức ông Trump không nắm vững một chính sách ngoại giao rõ ràng – mà sự không thể tiên đoán là cách tốt nhất để dấu đi sự kiện ấy (không có chính sách ngoại giao. ND). Trong thời gian vận động tranh cử, Thượng nghị sĩ lãnh đạo nhóm đa số Cộng Hòa trong QH, Mitch McConnell, nói về Trump như sau: “Thật rõ ràng là ông ta không biết nhiều về các vấn đề thế giới.” Cả như về chính sách Một-Nước-Trung Hoa, vũ khí nguyên tử hay sự khác biệt giữa nhóm Hồi giáo Hamas và Hezbolla, khi đọc những dòng nhắn tweets hay nghe những phát biểu của ông, người ta khó mà nghĩ rằng ông ta nắm vững những vấn đề hàng đầu của sách lược ngoại giao. Việc sử dụng sự không thể tiên đoán như chiếc mặt nạ che dấu sự dốt nát của ông chỉ tồn tại cho đến khi có những biến động quốc tế, và khi cần có sự đáp ứng của một nước Mỹ đương thời, nó cũng cho thấy được.
Có sự khác biệt rõ ràng giữa sự áp dụng Lý thuyết Kẻ Điên và tính cách của một kẻ điên.
Chủ thuyết Không Thể Tiên Đoán của Trump cũng sẽ có hậu quả đối nội. Đem việc áp dụng chủ thuyết này như một lý do là cách để ông Trump tiếp tục che dấu thông tin mà công chúng mong chờ. (Trong giai đoạn vận động tranh cử, ông ta không chịu công khai trưng ra hồ sơ hoàn thuế, hay hồ sơ tình trạng sức khỏe là thí dụ điển hình). Sự không minh bạch trong chính sách ngoại giao sẽ bóp chẹt cuộc luận bàn của công chúng về những điều nghiêm trọng trong chính sách.
Soạn thảo một chính sách ngoại giao vốn là nỗ lực nhiều mờ ảo hơn là soạn thảo chính sách đối nội, bởi vì hầu hết giao dịch với các chính phủ ngoại quốc luôn đòi hỏi mức độ kín đáo để duy trì lực đầy cho việc mặc cả. Nhưng trong chiều dài lịch sử của thể chế Cộng Hòa, Hoa Kỳ đã từng thiết lập một cơ chế vững chắc để bảo đảm có được sự bàn luận lành mạnh công khai về an ninh quốc gia, ít ra như: công bố báo chí hàng ngày tại tòa Bạch Ốc và Bộ Ngoại giao, hội đồng giám sát tại Quốc hội và việc xử dụng truyền thông.
Khi trao đồi với giới truyền thông, ông Trump từng nhiều lần viện cớ tính bất khả tiên đoán để né tránh trả lời các câu hỏi về đối ngoại. Nếu tính bất khả tiên đoán tiếp tục được dùng như là phương thức chung của Hành pháp thời Trump, nó sẽ trở thành chiêu bài để che dấu thông tin đến dân chúng Mỹ.
Và toan tính ngưng thảo luận công khai về những vấn đề chính trong chính sách ngoại giao có thể làm gia tăng quyền lực của Tổng Thống trong việc hoạch định chính sách ngoại giao không có giám sát. Kết cuộc thời kỳ TT của ông Richard Nixon – bao gồm cuộc điều tra của Hội đồng An ninh Quốc gia khám phá ra nhiều vụ triêm trọng về điều hành vượt quá và vi phạm luật – cho thấy hiểm họa Tổng Thống và ngành Hành pháp không tin theo tính minh bạch trong việc hoạch định chính sách ngoại giao.
Xu hướng bảo mật là một phần của cách từ chối thường lệ của ông Trump để nghĩ rằng mình không lệ thuộc vào sự xem xét của công chúng - cả như sự chỉ trích của ông đối với giới truyền thông hay sự không chịu từ khước mối liên hệ với mấy chuyện làm ăn của ông ta. Như ông ta nói toạc ra tại Hội nghị đảng Cộng Hòa rằng: “Tự tôi có thể giải quyết”. Điều ông nhắn gởi tới mọi người là: “Hãy tin tôi. Đừng nhọc tâm vào chi tiết”. Trong chính sách ngoại giao, người công dân Hoa Kỳ nên đòi hỏi tính khả đoán và sự minh bạch của Tổng Thống. Nền an ninh quốc gia tùy thuộc vào đó.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét