30/6/16

Lần thứ 2: Formosa thách thức dân tộc Việt Nam?

Đốc Nguyễn (Danlambao) - ...Câu hỏi đặt ra chúng ta có thể nào chấp nhận sự tồn tại của một doanh nghiệp khai thác tài nguyên đất nước ta lại xấc xược công khai tuyên bố trên báo chí là bất chấp sự an toàn và lợi ích của dân tộc chúng ta hay không? Chúng ta có thể nào khoan hồng tha lỗi cho Formosa theo lời kêu gọi của nhà nước Cộng Sản Việt Nam hay không?...

*

Diễn tiến câu chuyện cá chết Miền Trung:

- Ngày 6/4/2016 xuất hiện cá chết tại Hà Tỉnh cảng Vũng Áng sau đó xuất hiện ở các tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị.

- Ngày 19/4 báo chí vào cuộc khi có một bé gái ở xã Quảng Phú Quảng Trạch Quảng Bình ngộ độc chết sau khi ăn cá. Ngư dân phá hiện hệ thống xã thải của dự án Formosa đì ngầm xuống dưới đáy biển Vũng Án.

Trước sự việc này người dân phẫn nộ bày tỏ ý kiến.

- Formosa thách thức lần thứ I: Ngày 25/4 ông Chu Xuân Phàm Giám đốc đối ngoại của công ty Hưng Nghiệp Formosa Hà Tỉnh đã có phát biểu gây sốc đầy thách thức như sau: "Muốn bắt cá tôm hay nhà máy, cứ chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm Thủ tướng cũng không giải quyết được".

- Chiều 26/4 Formosa họp báo xin lỗi về những phát ngôn dầy thách thức trên.

- Ngày 27/4 ông Chu Xuân Phàm bị Formosa cho nghỉ việc.

- Ngày 1/5 và 8/5 người dân Sài Gòn và Hà Nội đã trả lời công khai là chọn cá bằng các cuộc biểu tình hàng ngàn người.

- Những tuần liên tiếp người dân tiếp tục biểu tình để trả lời cho Formosa biết thì bị nhà nước cộng sản đàn áp dã man. Người dân chỉ muốn biết: "Nguyên nhân cá chết".

- Nhà nước đã từng dối trá đưa ra những nguyên nhân không thuyết phục như cá chết vì thủy triều đỏ, vì thay đổi khí hậu. Tìm cách kéo dài thời gian cho câu trả lời nguyên nhân cá chết. Cuối cùng đành phải hẹn công bố nguyên nhân cá chết vào chiều 30/3 gần đúng 3 tháng sau khi xảy ra hiện tượng cá chết.

- Chiều 30/6 Chủ tịch HĐQT công ty Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh Trần Nguyên Thành cùng các thành viên khác trong hội đồng quản trị cúi đầu xin lỗi công khai trong cuộc họp báo của nhà nước cộng sản Việt Nam.

Thái độ xin lỗi này có thật tâm và chúng ta có thể chấp nhận không? trong khi chính tên Trần Nguyên Thành trước đó vào ngay sáng ngày 30/6 đã công bố một văn bản trong nội bộ nhưng lại công khai phổ biến chính thức trên báo chí Việt nam. Trong văn bản có câu nguyên văn như sau: (Chú ý phần màu đỏ)


Trong bất kỳ tình huống nào, công ty vẫn giữ cho nhà máy tiếp tục hoạt động, đặt sự an toàn và lợi ích của toàn thể cán bộ nhân viên lên hàng đầu nỗ lực để phát triển bền vững và lâu dài tại Việt Nam.

Lời văn này là một sự thách thức lần thứ 2 đối với dân tộc Việt nam trong hai ý chính sau đây:

- Trong bất kỳ tình huống nào, công ty vẫn giữ cho nhà máy tiếp tục hoạt động: Có nghĩa là cho dù biển chết, dân tộc Việt nam chết nhà máy vẫn hoạt động.

- Đặt sự an toàn và lợi ích của toàn thể cán bộ nhân viên lên hàng đầu nỗ lực để phát triển bền vững và lâu dài tại Việt Nam. Như vậy nhà máy chỉ cần chú trọng đến sự an toàn và lợi ích của toàn thể cán bộ nhân viên lên hàng đầu. Còn sự an toàn và lợi ích của người dân Việt nam Formosa không cần quan tâm đến. Chúng bây chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi.

Với văn bản này cho thấy sự xin lỗi của tên Trần Nguyên Thành chỉ là một trò hề dối trá

Đây là một sự ngạo mạn đầy thách thức của Formosa đối với dân tộc Việt nam?

Câu hỏi đặt ra chúng ta có thể nào chấp nhận sự tồn tại của một doanh nghiệp khai thác tài nguyên đất nước ta lại xấc xược công khai tuyên bố trên báo chí là bất chấp sự an toàn và lợi ích của dân tộc chúng ta hay không?

Chúng ta có thể nào khoan hồng tha lỗi cho Formosa theo lời kêu gọi của nhà nước Cộng Sản Việt Nam hay không?

Câu trả lời cũng như phần kết của bài viết này mở ngõ để cho các bạn trả lời vậy.

01.07.2016

Kỷ nguyên của chiến tranh điện tử

Nguyễn Lương Tuyền (Danlambao) - ...Người ta nghi ngờ cả hai phi cơ đã bay vào Vùng Nhận Diện Phòng Không (ADIZ) của TC. Máy Định Vị (GPS) của cả hai phi cơ đã bị TC làm cho bất khiển dụng, hệ thống điện tử của phi cơ bị "nhiễu loạn" để rồi cả 2 phi cơ đều bị hỏa tiễn của TC bắn hạ. Phải chăng Chiến tranh điện tử - một loại chiến tranh dùng công nghệ kỹ thuật cao đã bắt đầu? Hai phi cơ cùng 10 người thuộc phi hành đoàn của 2 chiếc phi cơ của CSVN là những người đầu tiên hy sinh trong cuộc chiến mới này...

*

Ngày 14 tháng 6 năm 2016, một phản lực cơ SU- 30 MK2 của Không Quân VNCS cất cánh từ sáng sớm để thi hành một phi vụ được gọi là ''phi vụ huấn luyện''. Một giờ sau, phi cơ mất liên lạc. SU- 30MK2 là một phản lực cơ tối tân do Nga Sô chế tạo.

Ngày 16 tháng 6 năm 2016, một phi cơ cánh quạt với một phi hành đoàn 9 người, lên đường đi tìm kiếm phi cơ SU-30MK2. Phi cơ do Đại tá Lê Kiêm Toàn lái. Đại tá Toàn là Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn KQ số 918.

Chỉ có 1 phi công, Thiếu Tá Nguyễn Hữu Cường là sống sót. Ông được một ngư dân vớt. Lực lượng ''cứu hộ'' không tìm ra ông Cường và xác của Thượng Tá Trần Quang Khải. Xác 2 phi cơ đều tan nát- do một vật đụng mạnh, hết sức mạnh vào phi cơ, chứ không phải chỉ thuần là bị rơi xuống nước, theo lời Phi Công Nguyễn Thành Trung (phi công phản loạn đã oanh tạc phi Trường Tân Sơn Nhất bằng phi cơ A-36 vào những giờ phút cuối của VNCH).

Người ta nghi ngờ cả hai phi cơ đã bay vào Vùng Nhận Diện Phòng Không (ADIZ) của TC. Máy Định Vị (GPS) của cả hai phi cơ đã bị TC làm cho bất khiển dụng, hệ thống điện tử của phi cơ bị "nhiễu loạn" để rồi cả 2 phi cơ đều bị hỏa tiễn của TC bắn hạ.

Phải chăng Chiến tranh điện tử - một loại chiến tranh dùng công nghệ kỹ thuật cao đã bắt đầu? Hai phi cơ cùng 10 người thuộc phi hành đoàn của 2 chiếc phi cơ của CSVN là những người đầu tiên hy sinh trong cuộc chiến mới này.

Hệ thống điện tử sẽ giữ vai trò sống còn trong hình thái chiến tranh mới này. Trong loại chiến tranh này, hệ thống liên lạc và định vị (GPS) bị vô hiệu hóa, các hệ thống máy bay, hỏa tiễn, tầu chiến, tầu ngầm... sẽ mất khả năng liên lạc, thậm chí có thể bị phá hủy.

Tháng 5 năm 2016, The Pentagon của Mỹ đã ra một báo cáo vạch trần tham vọng bành trướng lãnh thổ và chiến tranh điện tử của Trung Cộng. Theo đó TC đã thăm dò và xâm nhập mạng lưới điện tử của Mỹ để thâu thập thông tin tình báo để hậu thuẫn cho một cuộc chiến tranh điện tử trong khi vẫn tăng cường các nỗ lực cho một cuộc chiến có thể xảy ra ở tầm xa.

Báo cáo nhấn mạnh TC đã sục sạo trong mạng lưới của nhiều lãnh vực như ngoại giao, kinh tế, quốc phòng... Lầu Năm Góc cho rằng kỹ năng để xâm nhập giống hệt kỹ năng của các hackers.

TC cho rằng những lời kết tội đó vô căn cứ, sẽ làm tổn thương tới sự tin cậy của quân đội của 2 nước.

Theo tờ The Diplomat, Hải Quân Mỹ đã than phiền gặp khó khăn trong việc thu thập dữ liệu ở khu vực Biển Đông vì những khó khăn do biện pháp chống phá điện tử của Trung Cộng. Tháng 4 năm 2015, máy bay giám sát không người lái Global Hawk Long Range đã không thể thu thập được các dữ liệu, tin tức về các đồn bót do TC xây dựng trái phép trên quần đảo Trường Sa. Lý do là việc can thiệp điện tử của Trung Cộng.

EA- -18G Glowler Electronic Attack
Chỉ một ngày sau khi 1 phi cơ SU-30G MK2 của Việt Nam bị mất tích trên Biển Đông, hôm 16 tháng 6 Mỹ "dispatch" tới Clark Base của Phi Luật Tân 4 máy bay điện tử tấn công (the most advanced airborn attack. AE-18G Growler provides tactical jamming and electronic protection US Military Forces and Allies around the world). 4 chiếc phi cơ này được gửi đến Clark Base cùng với 120 quân nhân điều khiển và bảo trì.

Máy bay EA-18G Growler đước thiết kế để phát hiện, gây nhiễu sóng (jamming) và phá hủy chức năng phát radar cũng như làm trở ngại cuộc tấn công điện tử của đối phương.

Chiến tranh điện tử là một hướng đi mà các cường quốc đều muốn theo đuổi. Ngày 7 tháng 6 năm 2016, truyền thông Tây Phương đã đưa tin Mỹ sẽ tiến hành hệ thống tác chiến điện tử với khả năng vô hiệu hóa tín hiệu hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GPS). Cuộc thử nghiệm được diễn ra ở California và có thể gây ảnh hưởng ở một khu vực có đường bán kính lên đến 300km, khiến máy bay trong vùng bị nhiễu loạn hệ thống điện tử khiến phi cơ bị mất định hướng, mất khả năng.

Theo sự tiết lộ của Cơ Quan Nghiên Cứu Quân Sự IHS Janes (Anh), máy bay tác chiến điện tử của Trung Cộng do Công Ty máy bay Thẩm Dương sản xuất đã ''nhái'' theo EA-18G Growler của Mỹ. Máy bay J-16 còn được trang bị ở 2 đầu cánh máy gây nhiễu (jamming) AN-AL AQ 218 do Tập Đoàn Northrop Grumman (Mỹ) chế tạo. Phiên bản đầu tiên J-16 được TC đem ra thử năm 2015. Người dự đoán tới năm 2020 TC sẽ có khoảng 100 chiếc J-16. Tuy nhiên J-16 đã để lộ nhiều yếu điểm như: không có súng ở thân máy bay, thiếu hệ thống dò đường và tìm kiếm hồng ngoại. Người ta cho rằng, dù bắt chước máy bay Mỹ, nhưng khả năng của J-16 rất yếu kém so với EA-18G Growler.

Ngày 18 tháng 6, sau khi phi cơ tác chiến điện tử đến Phi Luật Tân, GS Richard Javad Heydarian, chuyên về các vấn đề quốc tế tại Đại Học La Salle (Phi) nhận định: "Với nguy cơ bùng nổ chiến tranh điện tử do Trung Cộng phát động, Mỹ đang tiến hành mọi nỗ lực để phòng ngừa. Dù Mỹ vượt trội về quân sự truyền thống, Trung Quốc vẫn có thể khai thác tác chiến điện tử kết hợp cùng ưu thế về khoảng cách địa lý."

Cùng ngày 18 tháng 6, TS Koh KsWee lean Collin, thuộc Đại Học Singapour, cũng cho biết: "Trung Cộng, được cho là đã vận hành các hệ thống can thiệp tín hiệu định vị toàn cầu (GPS) và sở hữu cả thiết bị can thiệp vào sóng điện tử."

Ngày 26 tháng 6 năm 2016, trong tờ Báo Cáo thường niên "Sự phát triển quân sự và an ninh của Trung Quốc năm 2016" được đệ trình lên Quốc Hội Mỹ, Lầu Năm Góc đã viết: "Không Quân của Trung Quốc đang tiến nhanh trong việc trang bị khả năng chỉ huy và điều khiển bằng kỹ thuật điện tử để can thiệp điện tử, tiến hành tác chiến điện tử."

Về chiến lược về chiến tranh điện tử mà Bắc Kinh đang tập trung theo đuổi, báo cáo trên nhận xét thêm: 

"Trung Quốc đặt lực lượng tác chiến điện tử là lực lương thứ 4, ngang hàng với các binh chủng Lục Quân, Hải Quân, Không Quân Vũ khí điện tử mà TC sở hữu có thể can thiệp vào nhiều phương tiện liên lạc, tín hiệu vệ tinh... Với những vũ khí như vậy, TC có khả năng không chỉ vô hiệu hóa các hỏa tiễn tấn công mà còn có thể can thiệp cắt đứt liên lạc, phá hủy hệ thống định vị của máy bay đối phương."

Máy bay EA-18G Growler có nhiều khả năng tấn công, sở hữu nhiều thiết bị tác chiến điện tử mạnh mẽ. Máy bay được trang bị hỏa tiễn không đối không, không đối địa. Ngoài ra, tháng 6 vừa qua, Hoa Kỳ đã điều động 2 Hàng Không Mẫu Hạm USS John C. Stennis, USS Ronald Reagan cùng 2 hạm đội phụ thuộc đến Biển Phi Luật Tân. Tổng cộng 2 nhóm tàu trên gồm:

- 2 HKMH
- 12.000 binh sĩ
- 140 phi cơ
- 6 tàu chiến

Trên mỗi HKMH, ngoài các phi cơ chiến đấu cơ hữu, còn có 5 phi cơ tác chiến điện tử EA- 18G Growler.

Chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng tại Biển Đông có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Cuộc chiến sẽ là 1 cuộc chiến không kéo dài, chỉ vài ngày hay vài tuần.

01.07.2016

Họp báo công bố nguyên nhân cá chết: Đổ lỗi cho Formosa, chửi bới “thế lực thù địch”



CTV Danlambao - Ngoài việc đổ lỗi cho Formosa là thủ phạm gây cá chết hàng loạt ở miền Trung, bộ trưởng bộ thông tin truyền thông Trương Minh Tuấn còn lên tiếng chửi bới các “thế lực chống phá chế độ” trong cuộc họp báo chiều 30/6/2016 tại văn phòng chính phủ.

“Lợi dụng cá chết để công kích đảng”

Về phản ứng của dư luận trong việc chậm trễ công cố nguyên nhân cá chết, ông Tuấn cho rằng đây là những “phản ứng thái quá” khiến nhiễu loạn thông tin và gây bất lợi quá trình điều tra. 

“Thời gian vừa qua, dư luận trên các mạng xã hội đã có nhiều ý kiến phản ứng về việc chậm trễ công bố nguyên nhân cá chết… Tuy nhiên, sự phản ứng thái quá và suy diễn không dựa trên kết quả điều tra đã làm nhiễu loạn thông tin, gây bất lợi đến quá trình điều tra”, ông nói.

Ngoài ra, vị quan chức tuyên giáo này cũng không quên chửi bới những người dân Việt Nam đã lên tiếng đòi hỏi sư minh bạch và đòi hỏi giải trình trách nhiệm trong vụ Formosa đầu độc biển.

Ông Trương Minh Tuấn gọi những người này là các “thế lực chống phá”, đồng thời cáo buộc: 

“Nhân đây tôi cũng nói thẳng tằng, có một số thế lực chống phá chế độ đã lợi dụng tình trạng cá chết để công kích sự lãnh đạo của đảng và sự quản lý của nhà nước, thậm chí kích động để gây mất trật tự công cộng, gây bất an trong nhân dân”.

“Quan điểm của chúng tôi là tôn trọng sự bức xúc của người dân, nhưng không thể chấp nhận việc lợi dụng sự bức xúc đó để kích động chống phá đảng, chống phá nhà nước”.

Bộ trưởng bộ thông tin truyền thông kiêm phó trưởng ban tuyên giáo trung ương Trương Minh Tuấn


Báo chí không đủ khả năng tìm ra thủ phạm?

Trả lời phóng viên báo Infonet về ý kiến nói rằng nhà cầm quyền CSVN rằng ngăn chặn báo chí đưa vụ cá chết, và liệu có hay không việc che dấu thông tin đối với nhân dân, ông Tuấn nói: “Đảng và nhà nước không hề có chủ trương che dấu thông tin…”

Dù đã cố sức bạo biện, nhưng ông bộ trưởng lại giấu đầu lời đuôi khi thừa nhận việc đã ra lệnh cho báo chí phải “giảm liều lượng, tạm ngừng thông tin” về vụ cá chết.

“Tuy nhiên, đã có một thời gian, để tạo thuận lợi cho quá trình điều tra, chúng tôi đề nghị các cơ quan truyền thông hoạt động theo đúng luật báo chí và giảm liều lượng, tạm ngừng thông tin, không suy diễn, quy chụp để chờ kết quả điều tra”.

Theo ông Tuấn, lệnh cấm báo chí đưa tin như trên là môt “việc làm cần thiết” nhằm mục đích không gây “trở ngại” và “tác động” đến quá trình điều tra. 

Trơ trẽn hơn, vị quan chức kiêm ghế phó ban tuyên giáo này còn tỏ ý khinh thường giới báo chí khi khẳng định rằng các nhà báo không đủ khả năng để tìm ra thủ phạm gây cá chết. Ông nói: 

“Trong một sự cố phức tạp và nghiêm trọng như vụ cá chết vừa rồi, các nhà báo không đủ khả năng để tìm ra thủ phạm. Sự điều tra của báo chí cũng không thể thay thế sự điều tra của các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan chuyên môn và các nhà khoa học”.

Đối đầu nhân dân

Phát biểu này như một gáo nước lạnh đổ vào giới nhà báo, thậm chí còn coi thường cả sự hiểu biết của người dân Việt Nam.

Ngay từ khi xảy ra vụ việc cá chết hồi đầu tháng 4, dư luận đã đổ dồn mọi sự nghi ngờ về việc xả thải của Formosa. Trong khi đó, nhà cầm quyền CSVN phải mất đến 3 tháng “điều tra” ra được thủ phạm.

Rõ ràng, chính nhà cầm quyền CSVN mới không đủ khả năng để tìm ra thủ phạm. Nếu không có sự lên tiếng mạnh mẽ của dư luận – những người bị ông Tuấn gọi là “thế lực chống phá” – thì chắc chắn sự thật sẽ chẳng bao giờ được công bố.

Thế nhưng, dù có đổ lỗi cho Formosa, nhưng chế độ CSVN chính là kẻ phải chịu trách nhiệm vì đã rước tập đoàn này vào Hà Tĩnh với những ưu đãi đáng ngờ. Sự bất tài trong công tác quản lý cũng là nguyên nhân khiến Formosa có thể dễ dàng lộng hành, bất chấp sinh mạng và đời sống của nhân dân Việt Nam.

Một lần nữa, chế độ CSVN đã công khai đối đầu với nhân dân. Chỉ với 500 triệu đô-la tiền “bồi thường” của Formosa cũng đủ để bịt miệng cả giới chóp bu Ba Đình – một cái giá quá rẻ mạt so với số lượng hàng chục triệu ngư dân miền Trung bị dòn ép đến đường cùng vì mất kế sinh nhai.

Cho đến thời điểm hiện tại, không có bất cứ quan chức CSVN nào chịu từ chức sau vụ việc. Trong khi đó, Formosa vẫn tiếp tục được bảo kê để hoạt động.


Cá chết Formosa: Tại sao? Tại cái con khỉ đột!

Phạm Thanh Nghiên (Danlambao) - Sau nhiều ngày câu giờ, câu cá chết, tắm biển mị dân, "chính phủ" cuối cùng cũng miễn cưởng phải công bố nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung trong cuộc họp báo chiều nay 30/6/2016. Trong đó thủ phạm được chỉ đích danh là Formosa.

Một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm và đặt ra tại cuộc họp báo là "tại sao sau gần 3 tháng chính phủ mới công bố nguyên nhân cá chết?" 

Rất dễ dàng để đọc, nghe và xem câu trả lời của những người có trách nhiệm như Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà, hay Bộ trưởng Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn... trên truyền thông lề đảng. Vì thế, không cần nhắc lại ở đây nữa.

Cần phải khẳng định rằng ngay từ đầu, giới chóp bu cộng sản biết rõ "thành tích" hủy hoại môi trường của Formosa nhưng vẫn mở cửa đón tập đoàn này đầu tư vào Việt Nam để được hưởng những khoản lợi nhuận bất chính không nhỏ. Đứng đầu giới chóp bu này là 16 tên Ủy viên TƯ đảng gốc Hà Tĩnh trong đó có bộ trưởng Tài nguyên & Môi trường Trần Hồng Hà và bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.

Khi có thông tin ô nhiễm môi trường, cá chết hàng loạt, các "cơ quan chức năng" vẫn là đối tượng đầu tiên biết rõ nguyên nhân gây ra thảm trạng trên. Và tất nhiên, việc đầu tiên họ nghĩ đến vẫn là lấp liếm và bưng bít thông tin. Bởi về nguyên nhân căn bản thì thủ phạm chính vẫn cứ là kẻ rước Formosa vào nhà. Dễ gì đưa tay cho người ta trói. Tuy nhiên, khi hàng chục ngàn người dân xuống đường đòi minh bạch thông tin cá chết, nhà cầm quyền mới giật mình nghĩ cách đối phó. Khỏi cần nhắc lại những tội ác mà chế độ côn an trị đã áp dụng để đối phó với người dân trong 84 ngày qua. Câu trả lời cho việc vì sao gần 3 tháng sau mới công bố thông tin cá chết, ngắn gọn có thể giải thích vài lý do sau:

Thứ nhất là cần thời gian để đối phó với dư luận, nhất là với xu thế phản kháng đang ngày một rõ ràng trong dân chúng. 

Thứ hai là cần bàn tính, tạm thời phịa ra nguyên nhân nào đó đóng thế, để không phải công bố nguyên nhân thật nhưng vẫn xoa dịu được công luận. Tuy nhiên việc này khó như hóc xương gà nên phải đi đến quyết định ngoài mong muốn là thừa nhận nguyên nhân thật. Chứ nếu mà không chỉ đích danh Formosa thì người dân lại ầm ầm kéo nhau xuống đường thì chết dở. Việc này đưa đến lý do kế...

Thứ ba là cần thời gian thương lượng với Formosa đạt được mục tiêu tiếp tục hoạt động của Formosa bằng mọi giá, giống như những gì mà chủ tịch HĐQT của FMS nhắn nhủ với nhân viên của ông ta: "Trong bất kỳ tình huống nào, công ty vẫn giữ cho nhà máy tiếp tục hoạt động". Thế là những hình ảnh giàn lãnh đạo công ty này "nhận tội" rất lâm ly được trình làng trước màn hình vô tuyến. Thế là những luận điệu 

Tất nhiên, trước đó những thỏa thuận song phương để đôi bên cùng chấp nhận được đã được "nhất trí đồng ý giữa nhà cầm quyền và tập đoàn gây thải, miễn sao chấm dứt làn sóng phản đối của người dân vốn luôn có nguy cơ vượt ra ngoài tầm kiểm soát của nhà cầm quyền.

Thế thôi, mọi chuyện tạm gọi là giải quyết xong. Mọi lời hứa hẹn đến từ "chính phủ", đến từ Formosa từ nay lại trở thành chuyện nội bộ của hai thế lực này. Nhân dân chúng ta, lại trở về với điểm xuất phát ban đầu là bị gạt ra rìa như hàng trăm ngàn, hàng triệu sinh vật trên biển đã bị gạt ra khỏi cuộc sống của chúng.

Cho nên đừng hỏi "chú phỉnh" tại sao bây giờ mới công bố nguyên nhân cá chết sau bao lần vòng vo tam quốc. Tại sao? Tại cái con khỉ đột.

30.06.2016

Formosa nhận lỗi, đảng nhận công

Mẹ Nấm (Danlambao) - Thế nào là kịp thời khi cá chết gần 1 tháng thì các cơ quan chức năng mới lục tục rủ nhau đến hiện trường xem xét?  Đảng chỉ đạo kịp thời, minh bạch bằng cách đưa các con chốt thí ra xui dân ăn cá, tắm biển trong những ngày biển ô nhiễm nặng nề phải không? Dân ngộ độc và thiệt mạng sau khi ăn hải sản đánh bắt ở biển là sự chỉ đạo kịp thời của đảng? Thợ lặn chết trong khu vực xả thải đến nay chưa rõ nguyên nhân là sự minh bạch của đảng? Đảng luôn kịp thời đúng lúc, chỉ có nhân dân chết sai thời điểm mà thôi phải không? Trong mọi sự cố hoặc thảm hoạ tại Việt Nam từ xưa đến nay, công đầu lúc nào cũng thuộc về đảng, còn nhân dân luôn là những người chịu trận...

*

Sau gần 90 ngày chờ đợi, cuối cùng người dân Việt Nam cũng được biết nguyên nhân cá chết là do Formosa xả chất thải độc hại vào biển. 

Trong một cuộc họp báo được chuẩn bị khá công phu từ hai tháng trước, chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện cho đại diện nhà máy thép Formosa diễn lời xin lỗi trước ống kính máy quay rất chuyên nghiệp. 

Cuộc xin lỗi trình diễn được tổ chức vào ngày 29/6 tại Bộ Tài Nguyên Môi Trường, và báo VnExpress cũng chuẩn bị sẵn bài “tâm tư” giãi bày để biện minh cho sự “trăn trở” của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường khá hoàn thiện. Tuy nhiên bài viết này đã bị phù phép trước giờ họp báo quy định. (*)

Công ty Formosa cam kết công khai xin lỗi chính phủ và nhân dân Việt Nam vì đã để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bên cạnh đó công ty cũng đưa ra lời hứa bồi thường thiệt hại cho dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường phục hồi môi trường biển với tổng số tiền là 11.500 tỉ đồng, tương đương 500 triệu USD. 

Tại sao là nhận lỗi mà không phải nhận tội? 

Bộ luật Hình sự đã quy định rất rõ về tội gây ô nhiễm nguồn nước và tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản. Nhận lỗi là thoát tội phải không? 

Màn trình diễn hôm nay tại phiên họp chính phủ ngoài việc đổ lỗi cho Formosa còn có phần nhận công của đảng như thường lệ. 

Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông, ông Trương Minh Tuấn cho rằng: “Việc công bố hôm nay chứng tỏ đảng, nhà nước chủ trương công khai minh bạch. Thủ tướng và các phó Thủ tướng đã tổ chức hàng chục cuộc họp về vấn đề này, đánh giá thiệt hại, giữ vững trật tự an toàn xã hội, xử lý nghiêm tổ chức sai phạm dù họ là ai...” 

Có lẽ ông Tuấn sớm quên việc 6 bộ liên ngành trong cuộc họp chóng vánh hôm 27/4 đã “chối tội” giúp Formosa trước công luận từ rất sớm. 

Thế nào là minh bạch khi trong suốt ba tháng qua truyền thông lề đảng ra sức tung hỏa mù đánh tráo các nguyên nhân gây ra thảm họa môi trường? 

Thế nào là kịp thời khi cá chết gần 1 tháng thì các cơ quan chức năng mới lục tục rủ nhau đến hiện trường xem xét? 

Đảng chỉ đạo kịp thời, minh bạch bằng cách đưa các con chốt thí ra xui dân ăn cá, tắm biển trong những ngày biển ô nhiễm nặng nề phải không? 

Dân ngộ độc và thiệt mạng sau khi ăn hải sản đánh bắt ở biển là sự chỉ đạo kịp thời của đảng? 

Thợ lặn chết trong khu vực xả thải đến nay chưa rõ nguyên nhân là sự minh bạch của đảng? 

Đảng luôn kịp thời đúng lúc, chỉ có nhân dân chết sai thời điểm mà thôi phải không? 

Trong mọi sự cố hoặc thảm hoạ tại Việt Nam từ xưa đến nay, công đầu lúc nào cũng thuộc về đảng, còn nhân dân luôn là những người chịu trận. 

Ông Tuấn phát biểu tiếp: “Dư luận trên mạng xã hội có phản ứng về sự chậm trễ, bức xúc đó là dễ hiểu, vì liên quan an lành của đất nước, đời sống hàng vạn người dân nhưng phản ứng thái quá, có thế lực thù địch đã kích động gây mất trật tự công cộng. Chúng tôi tôn trọng bức xúc nhưng không chấp nhận lợi dụng bức xúc đó để chống phá đảng, nhà nước. Đến nay tôi khẳng định công bố hôm nay là kịp thời.” 

Thế nào là kịp thời? Thế nào là chống phá đảng? 

Nếu hàng ngàn người dân không xuống đường yêu cầu minh bạch thông tin, yêu cầu trả lời vì sao cá chết thì đảng có công bố “kịp thời” sau gần 3 tháng loay hoay dàn xếp như hôm nay hay không? 

Cuộc họp báo hôm nay không hề nhắc đến ống xả thải ngầm trái pháp luật dưới lòng biển và phương án xử lý nó. 

Cuộc họp báo hôm nay cũng không nhắc đến việc thiệt hại sinh mạng con người trong đợt thảm hoạ môi trường vừa qua. 

Đảng đã quyết định chọn 500 triệu đô la để tiếp tục khẳng định sự chỉ đạo kịp thời và đúng đắn trên sinh mạng của nhân dân 4 tỉnh miền Trung và trên sự trong lành của môi trường biển cả nước. 

500 triệu - 11 ngàn tỷ đồng là cái giá Formosa trả cho hàng trăm ngàn km2 biển chết, là cái giá để mua hẳn ngư trường 4 tỉnh từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên Huế, là cái giá để buộc ngư dân bỏ biển lên bờ? 

Formosa xin lỗi, hứa bồi thường khắc phục hậu quả là thắng lợi của cuộc đấu tranh phức tạp mà chính các lãnh đạo Cộng sản bày ra trên lung nhân dân mình sao? 

Hôm nay, chấp nhận kiểu xin lỗi này của Formosa, ngày mai sẽ tiếp tục còn nhiều Formosa khác sẵn sàng bỏ tiền để làm suy thoái và triệt tiêu nòi giống Việt bằng các căn bệnh hiểm nghèo do nhiễm độc. 

Dân có thể chết, có thể bị đánh bị nhốt vì bức xúc, còn đảng vẫn tiếp tục thắng lợi vẻ vang trên mồ hôi, nước mắt và sinh mệnh của người dân như thường lệ. 

Hôm nay, nếu tiếp tục lựa chọn Formosa, một công ty đầy tai tiếng trong việc bảo vệ môi trường, thì đảng Cộng sản Việt Nam là nguyên nhân chính yếu đang tiếp tục đầu độc và triệt tiêu dân tộc Việt này.

30.06.2016


____________________________________

(*) Bài báo đã bị lấy xuống. Còn tìm thấy ở đây:

Dân làng Đông Yên: tấm gương về những anh hùng cảm tử vì dân tộc Việt Nam

Vì Dân (Danlambao) - Sau khi được tiếp xúc, được đãi ăn, được lo ngủ, được che chở và bảo vệ. Tôi viết những điều dưới đây, bằng tất cả sự cảm phục, biết ơn và kính trọng nhất đối với bà con Đông Yên - Vũng Áng. Mọi người đã khiến cho ngọn lửa đấu tranh dân chủ trong tôi bùng cháy mãnh liệt hơn bao giờ hết. Và tôi mong, sẽ truyền ngọn lửa ấy cho tất cả bạn bè, cho những người đọc được bài này!

*

Trước khi Formosa đến Vũng Áng, đây là vùng đất màu mỡ. Ngư dân ra biển chỉ cần quăng lưới là có cá tôm. Trên bờ thì sỏi đá cũng bán được tiền. Biển ở đây có một loại sỏi mà thương lái thua mua với giá 350đ/kg (xem hình 1,2). Nghĩa là nếu trẻ con không có tiền ăn quà vặt thì chỉ cần ra biển hốt 10 kí sỏi đem bán là có tiền mua kem, thanh niên không có tiền điện thoại thì ra biển hốt 100 kí sỏi là có 20 nghìn nghìn mua thẻ cào rồi còn dư 15 nghìn tiền ăn sáng.



Bờ biển ở đây rất đẹp, cát trắng trải dài nhiều cây số, nên đã có thế lực muốn qui hoạch toàn bộ khu vực này để làm khu du lịch nghĩ dưỡng (và có thể là mục đích khác)... Thế nhưng ngoài việc đền bù không thỏa đáng, cái cách mà chính quyền làm việc với dân, rồi nhất là việc chủ đầu tư mang rất nhiều nhân công Trung Quốc đến khiến cho người dân không đồng tình. Đã có máu đổ khi nhà thầu đem máy móc đến giải tỏa.

Bị quấy rối, đập phá liên tục, nhiều người không chịu nổi đã chuyển đi. Đến khu tái định cư cách đó rất xa (dưới chân đèo Ngang), nhưng vẫn phải đưa thuyền về đây đánh cá, do ở nhà mới không biết làm gì để sống. Còn 166 hộ dân với hơn 800 nhân khẩu vẫn ở lại. Con cái của họ 2 năm nay không được đi học. 

Những người ở lại, càng bị quấy phá, gây rối càng khiến họ đoàn kết để bảo vệ nhau. Bây giờ, nếu công an, người lạ vào đây mà không có giấy tờ, không được giới thiệu rõ ràng thì "chắc chắn có chuyện". Vì đa số những người này xuất hiện là có mục đích xấu với dân làng.

Cuộc sống đang yên lành bỗng trở nên khó khăn bởi cái nhà máy kia, chưa nói tới vụ biển chết, hằng ngày chúng thải bao nhiêu khói độc ra không khí. Rồi sự tiếp tay của chính quyền khiến con cái họ không được học hành đàng hoàng (2 năm nay 155 em nhở không được tới trường). Vậy mà họ vẫn trụ lại!

Và khi cá chết, biển nhiễm độc, họ cũng biết mình đã và đang nhiễm độc, họ biết càng trụ lại càng mau chết. Vì nguồn nước sinh hoạt cũng chỉ lấy từ mạch nước ngầm tại địa phương. Nguồn nước này vẫn chưa có cơ quan nào đến kiểm tra, đánh giá suốt 3 tháng nay! 

Nếu là chúng ta, chắc chắn sẽ có người nhận tiền đền bù rồi dọn đi. Nhưng không, HỌ VẪN Ở LẠI!

Họ ở lại vì ai các bạn biết không?

HỌ - Ở - LẠI - VÌ - TÔI, VÌ - BẠN, VÌ -DÂN - TỘC - NÀY đấy! 

Từ trẻ sơ sinh đến cụ già, từ đứa bé đang học đánh vần đến anh thanh niên tới tuổi cập kê, cô nàng đang tuổi thanh xuân đến bà mẹ hằng ngày bán bưng, từ ông ngư dân đến người trí thức việc làm ổn định, TẤT CẢ ĐỀU CHỌN Ở LẠI.

Tất cả đã vứt bỏ tương lai của mình để bảo vệ tương lai của chúng ta!

Nhiều năm trước, qua truyền thông trong nước, tôi vẫn nghĩ họ không đi vì muốn có tiền, muốn nhận nhiều tiền đền bù hơn. Nhưng không, gặp họ, tôi hiểu rằng họ ở lại là do không muốn Trung Quốc thâu tóm toàn bộ vịnh Vũng Áng. Rồi bây giờ, kẻ ác xả độc muốn giết dân, lấy vịnh. Cái chết cận kề, họ vẫn chọn ở lại, phải ở lại để giữ lấy vị trí chiến lược mà bọn giặc muốn đầu tư làm cảng nước sâu. 

Nếu có được cảng nước sâu theo ý đồ của chúng tại dãy đất hẹp nhất Việt Nam này thì đất nước ta sẽ ra sao?

Buổi tối, vẫn có người ngủ trước cổng vào làng để đề phòng "kẻ lạ" vào quấy phá dân. Đặc biệt là nhiều nam thanh niên ở đây ra bờ biển, trải tấm chiếu manh để ngủ (hình 3). Ngủ để giữ biển, khi có "tàu lạ" tiếp cận bờ biển ở đây, họ sẽ báo động và sẵn sàng tử thủ. 


Bạn đã thấy họ yêu nước thế nào chưa?

Ý thức dân tộc, ý thức của những người ở đây là vậy, nhưng đổi lại, họ được gì?

Hãy nhìn những căn nhà bị đập bỏ vì chính quyền muốn giải phóng mặt bằng; những bức tường đã không còn nguyên vẹn do đập nhà này rồi phá luôn nhà bên; cột kèo liêu xiêu, có thể sập xuống bất cứ lúc nào. Mà, cả gia đình vẫn ăn, vẫn ngủ ở đấy (hình 4,5). Hãy nhìn những lớp học hoang tàn do bị đập bỏ để giải tỏa, bàn ghế chỏng chơ mà vẫn có người lót giấy báo nằm ngủ (hình 6,7). Hãy nhìn đứa bé đang tuổi đến trường phải ngồi bơ vơ trước cửa nhà (hình 8,9).


Bạn đã thấy họ kiên cường chưa?

Tôi không muốn đề cập tới việc bất mãn, cũng chẳng nói tới cộng sản trong bài này, tôi chỉ nhắc tới nhà cầm quyền! 

Chính quyền ơi, các ông đang làm gì dân tôi vậy? 

Hãy nhìn những lá Quốc kỳ, Đảng kỳ (hình 9) mà ngư dân cắm lên trên tàu bè, trên tấm bạc che lưới đi! Ba tháng trước, dân cắm cờ là vì rất tin vào các ông, chết đến nơi mà dân vẫn cắm cờ để khẳng định chủ quyền bờ biển! Chết đến nơi họ vẫn muốn giữ nước, giữ Đảng cho các ông! Thế nhưng các ông im lặng, để 3 tháng nay, cờ đã rách, lòng dân đã hết! Các ông muốn giữ Đảng thì phải thương dân chứ! 


Lòng tự tôn dân tộc của các ông ở đâu? Trái tim các ông ở đâu? Lí trí và tình yêu Tổ Quốc của các ông ở đâu? 

Bây giờ Formosa gập đầu xin lỗi, gập đầu trước báo chí và truyền thông là xong hả? 

Bồi thường 500 triệu đô, bao nhiêu trong đó sẽ tới tay dân khi mà ba tháng nay chưa hề có ai đến thăm hỏi, động viên người dân?

Xin lỗi mà huy động quân đội, công an làm gì?

Công an là bảo vệ dân, quân đội là bảo vệ Tổ quốc chứ không phải bảo vệ bất kỳ tập đoàn, thế lực hay chế độ nào cả!

Những kẻ đầu độc, những kẻ tiếp tay, những kẻ im lặng, tất cả các người phải quỳ xuống chân từng nạn nhân để xin lỗi họ! Tất cả các người phải đi tù vì tội diệt chủng! 

Viết tới đây tự nhiên nước mắt chảy không ngừng, không thể tiếp được nữa, mời các bạn tự cảm nhận!

Đừng share bài này, hãy copy và đăng lại trên facebook của các bạn, giống như những gì tôi đang đăng. Như vậy sẽ có nhiều người đọc hơn!

Có thể ghi nguồn "Vì Dân" hoặc không ghi cũng được. Tôi không cần nổi tiếng, tôi viết là để đánh vào trái tim các bạn, thức tỉnh lương tri của các dư luận viên, thức tỉnh lòng tự tôn dân tộc của nhân dân Việt Nam!

Tin rằng làng Đông Yên sẽ có một chỗ thật trang trọng trong sách giáo khoa lịch sử Việt Nam sau này!

30.6.2016

Formosa nhận tội xả thải gây ra thảm hoạ cá chết hàng loạt



Bạn đọc Danlambao - Chủ tịch hội đồng quản trị công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, ông Trần Nguyên Thành chính thức nhận tội về hành vi xả thải gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt tại Việt Nam.

Đoạn clip do ông Trương Minh Tuấn, thứ trưởng bộ thông tin truyền thông công bố cho báo chí trong cuộc họp báo vào chiều 30/6/2916

Đại diện Formosa đã xin lỗi và nhận trách nhiệm về thảm hoạ cá chết gây ảnh hưởng đến hàng chục triệu người dân miền Trung.

Phía tập đoàn này cũng cho biết sẽ bồi trường 500 triệu đô-la để khắc phục sự cố gây ô nhiễm, đồng thời cam kết sẽ không tái phạm.

Được biết, đoạn clip "nhận tội" diễn ra vào chiều ngày 29/6/2016 tại trụ sở bộ tài nguyên môi trường. 

Như vậy, chỉ với một màn “diễn xuất” sơ đẳng này, bộ trưởng thông tin truyền thông Trương Minh Tuấn và ban tuyên giáo trung ương đã dễ dàng chạy tội cho những kẻ huỷ hoại môi trường.

30.6.2016


Lập lờ đánh lận con đen

Trịnh Kim Tiến - Lúc 5h chiều nay, ngày 30/06/2016, chính phủ đã công bố thủ phạm gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung thông qua các kênh truyền thông nhà nước. Thảm họa môi trường biển vừa qua là do nước xả thải nhà thầu gang thép Formosa của Đài Loan gây ra.

Trên thực tế, clip đã được quay trước đó vào ngày 29/06. Sau một ngày kiểm duyệt kỹ càng thì đã được công bố vào chiều ngày hôm nay. Trước khi những hình ảnh họp báo chính thức được truyền đi thì một công văn được cho là của Formosa gửi đến xin lỗi chính quyền VN đã được phát tán trên mạng xã hội vào sáng nay. Công văn buổi sáng đã mở đường dư luận về lý do khiến Formosa là nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết và lý do đó được khẳng định vào buổi chiều cùng ngày qua clip quay trước đó 1 ngày.

Một lý do mà chúng ta không thể chấp nhận lời xin lỗi từ Formosa, lý do sự cố chập điện trong quá trình vận hành chạy thử của Formosa Hà Tĩnh. Lý do hết sức vô lý nhưng lại được chính phủ VN thông qua.

Một nhà máy gang thép lớn cỡ như Formosa mà có thể để xảy ra tình trạng mất điện, chập điện đến 5 ngày? Và chỉ 5 ngày chập điện lượng độc tố đổ ra biển lại có đủ khả năng gây ô nhiễm khiến cá chết hàng loạt 4 tỉnh miền Trung cho đến tận hôm nay?

Không có dòng hải lưu nào đủ sức ảnh hưởng lớn đến vậy và cũng không có hợp chất phức nào trộn với xả thải mà khiến cá ở tầng đáy chết hàng loạt được như lời giải thích của ông bộ trưởng Trần Hồng Hà.

Cá chết do thủy triều đỏ và bây giờ là do hợp chất phức, câu trả lời hài hước hay coi thường dân?

Việc đưa lý do này ra trước dư luận đồng nghĩa vớ việc Formosa sẽ vẫn tiếp tục ở lại VN và việc xả thải của Formosa là đúng quy trình, môi trường biển bị nhiễm độc không phải vì khả năng gây ô nhiễm của nhà máy gang thép này mà là chuyện ngoài ý muốn của họ. Tiêu chuẩn nhà nước cho phép Formosa là hợp lý.

Ngoài việc Formosa bồi thường 500 triệu đô ra thì không có một ai phải chịu trách nhiệm pháp lý về sự cố này. Sinh mạng của người Việt quá rẻ mạt.

Người dân phải chăng đang vui mừng quá sớm trước việc công khai tên thủ phạm này? Sau khi công bố nguyên nhân, xin lỗi và cam kết thì không có thứ gì khác, ngư dân sẽ không còn được bám biển, họ sẽ bị tạo điều kiện để làm nghề khác, hàng tấn xả thải độc hạ vẫn được tuồn ra môi trường để có lợi đôi bên giữa nhà nước và doanh nghiệp chứ không phải nhân dân. Không một biện pháp cụ thể nào được đưa ra để cứu vãn biển đang chết. Mất nghề, bỏ biển rồi cuộc sống của ngư dân sẽ ra sao? Bao nhiêu tiền khắc phục cho đủ hậu quả tàn hại với sức khỏe người dân VN?

Sau gần 3 tháng chờ đợi, trước những bế tắc do biển bị nhiễm độc, nhà nước VN rõ ràng biết không thể giấu được nguyên nhân gây ra trực tiếp. Nhưng thay vì xử lý triệt để cứu lấy môi trường sinh thái, bảo vệ đời sống của người dân thì họ lại đánh lận con đen, tiếp tục tiếp tay cho Formosa phá hủy môi trường.Formosa nhận lỗi, không có quan chức nào nhận sai. Formosa vẫn tiếp tục xả thải qua đường ống ngầm ra biển, môi trường vẫn đứng trước nguy cơ bị hủy hoại.

30.6.2016

Chủ tịch HĐQT Formosa: công ty sẽ hoạt động trong bất kỳ tình huống nào!

CTV Danlambao - Trong lá thư gửi cho nhân viên Formosa, ông Trần Nguyên Thành, chủ tịch HĐQT của FMS đã đỗ lỗi cho việc sai sót dẫn đến thảm hoạ môi trường vào các nhà thầu phụ. Ông ta còn có vẻ như không hài lòng về kết quả điều tra khi viết "đây là một kết quả mà tất cả chúng ta đều không mong muốn nhưng công ty tôn trọng kết quả điều tra của chính phủ".

Là một công ty Tàu, mọi hiểm nguy về môi trường xảy ra trên đất Việt Nam thì người Việt gánh chịu. Do đó, ông ta không quan tâm gì đến sự an nguy của người dân Việt. Ông đã cam kết với nhân viên của ông ta rằng: "Trong bất kỳ tình huống nào, công ty vẫn giữ cho nhà máy tiếp tục hoạt động".



Chỉ mới vận hành thử mà FMS đã gây ra thảm hoạ môi trường khủng khiếp như thế nhưng ông Trần Nguyên Thành vẫn tự hào cho đây là công trình thế kỷ và FMS sẽ đóng góp to lớn, tiên tiến nhất Việt Nam.

30.06.2016

Có những vấn đề nảy sinh từ cuộc họp báo vụ cá chết

Mai Tú Ân (Danlambao) - "Đây là bài học cho các công ty khác" ông Bộ Trưởng Mai Tiến Dũng kết luận như vậy nhưng ông quên nói rằng đây là một "bài học cho chính quyền Việt Nam" Trong cuộc họp báo đã không đưa ra một lời thừa nhận khả dĩ nào về việc chính quyền Việt Nam đã có lỗi trong vụ án cá chết này. Toàn là những lời ngợi ca là chính quyền đã quyết liệt, nhanh chóng, kịp thời v.v...

Thật ra thì lỗi của chính quyền có rất nhiều, thậm chí còn lớn hơn lỗi của Formosa khi để dây dưa kéo dài, khi bao che cho công ty này và cuối cùng thì chính quyền đã làm thất thoát cho ngân khố số tiền lớn hơn nhiều so với số tiền đền bù 500 triệu đô la của Formosa. Chính những lỗi không minh bạch đó của chính quyền khiến lòng dân không yên, khiến biểu tình phát sinh và phải huy động hàng vạn lượt CA, TNXP... đàn áp dữ dội người biểu tình gây căm phẫn khắp nơi.

Chưa kể những ông thần trong bộ máy công chức họp báo nói huyên thuyên bát sách như ông thứ trưởng Võ Bá Nhân nói rằng nguyên nhân do tảo biển, do thủy triều đỏ chứ Formosa không dính dáng gì. Chính quyền cần phải thừa nhận sự yếu kém của mình bằng việc cách chức một số ông bộ trưởng, thứ trưởng vô cảm và vô trách nhiệm nêu trên.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng tại buổi họp báo
Trở lại cuộc họp báo thì mới hay là đây không phải là thời điểm hoàn thành báo cáo về vụ cá chết hàng loạt mà là thời điểm hoàn thành cuộc thương lượng giữa chính quyền với công ty Formosa về việc công ty này nhận lỗi. Để tập dượt và ra được chương trình này thì thậm chí ngoài số tiền đền 500 triệu đô la, phía Formosa còn ghi sẵn những lời xin lỗi, cùng 5 điều thỏa thuận để phát hành ngay tại buổi họp báo của chính quyền.

Có nghĩa là không phải thời gian ta phát giác thủ phạm và đưa ra công luận, mà là thời gian “phản biện” của Formosa kéo dài đến 3 tuần sau đó. Chớ nếu Formosa cương không nhận thì vụ cá chết này sẽ kéo dài đến muôn năm.

Còn nữa, chính quyền căn cứ trên cái gì để chấp nhận đề nghị của Formosa về việc đền bù 500 triệu đô la, khi chưa có báo cáo tổng hợp về sự thiệt hại mà người dân Việt Nam phải gánh chịu trong suốt nhiều năm nữa. Có thể là 500 triệu đô la mà có thể là 5 tỷ đô la. Cần phải có sự điều tra cặn kẽ, rõ ràng của Quốc Tế thì mới biết được để chấp nhận đền bù của Formosa hay không.

Cũng như không chấp nhận việc ông bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói trong cuộc họp báo là nước ta vốn khoan hồng và độ lượng, đánh người chạy đi chứ không đánh người chạy lại. Ô, hô... Formosa có chạy lại bao giờ đâu. Công ty này im lặng suốt từ đầu đến cuối vụ khủng hoảng. Trong một vài lần hiếm hoi lên tiếng thì công ty này khẳng định là không dính dáng gì đến vụ cá chết.

Hãy đưa vụ việc ra tòa, bởi đó là nơi đến của những tội ác mà Formosa đã gây ra cho người dân Việt Nam. 

30.06.2016

[Vietsub] “Việt Nam Cá Chết” – Phóng sự gây chấn động dư luận Đài Loan của đài truyền hình PTS


Danlambao - Đài truyền hình PTS vừa công chiếu một video phóng sự gây chấn động dư luận Đài Loan về thảm hoạ cá chết tại miền Trung Việt Nam, trong đó có nêu lên nghi vấn của người dân về sự liên quan của tập đoàn Formosa.

Có thể nói, đây là một phóng sự công phu nhất từ trước đến nay về tình cảnh bi đát của người dân miền Trung từ khi xảy ra hiện tượng biển nhiễm độc cho đến nay.

Các phóng viên của PTS đã bất chấp nguy hiểm, trực tiếp đến tận hiện trường để nêu lên những vấn đề mà chưa một tờ báo chính thống nào của Việt Nam dám đăng tải. 

Không chỉ gây ô nhiễm môi trường, Formosa còn là nguyên nhân khiến cho cuộc sống người dân Hà Tĩnh bị đảo luận. Để có đất giao cho tập đoàn này, nhà cầm quyền địa phương đã cưỡng ép nhiều hộ dân phải di dời với giá rẻ mạt. Những gia đình nào không chịu di dời thì bị CA dùng nhiều thủ đoạn để trấn áp, trẻ em không được đến trường…

Ngay sau khi phát sóng, phóng sự này đã dấy lên nhiều phản ứng dữ dội của dư luận Đài Loan về tập đoàn Formosa, đồng thời yêu cầu chính phủ nước này cần phải can thiệp và có trách nhiệm trong vấn đề này.

Danlambao xin chân thành cảm ơn bạn đọc Hồ Như Ý đã hỗ trợ dịch thuật để chuyển nội dung phóng sự này sang tiếng Việt.



Trước giờ "vì sao cá chết" công an cuống cuồng lo sợ và ra công văn hù dọa

CTV Danlambao - Trong bối cảnh lo sợ phản ứng mạnh mẽ của mọi giới xảy ra sau khi nhà nước công bố nguyên nhân cá chết, Phòng An ninh Chính trị nội bộ (ANCTNB), còn gọi là PA-83 của Công an tỉnh Hà Tĩnh đã gửi văn thư đến các cơ quan, đơn vị, trường học nhằm răn đe và đưa ra biện pháp phòng chống.

Nội dung văn thư cho thấy nỗi lo sợ của chế độ đối với diễn biến trong tư tưởng, quan điểm trái chiều đang xảy ra trong hàng ngũ của đảng - bao gồm cán bộ, đảng viên, văn nghệ sĩ, trí thức, phóng viên, luật sư, và sinh viên học sinh - phẫn nộ trước thảm hoạ môi trường và cách hành xử của đảng và nhà nước.

Đặc biệt Phòng ANCTNB nêu rõ những đối tượng cần phải lưu ý là các cán bộ, đảng viên có biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá". Họ còn lo lắng viễn ảnh cán bộ, đảng viên, sinh viên học sinh không "nắm bắt thông tin" sẽ tham gia những cuộc biểu tình có thể xảy ra. Từ đó Phòng ANCTNB đã ra lệnh các cơ quan ban ngành, trường học phải "quản lý chặt chẽ" cán bộ, đảng viên và sinh viên học sinh.



Bên cạnh đó, ngày hôm qua 29.06.2016, Công an Tp Thủ Dầu Một đã làm việc với các doanh nghiệp trong KCN Đại Đăng để họp bàn về vấn đề an ninh trong các doanh nghiệp. 

Công an cho rằng những công bố chính thức của chính phủ về nguyên nhân cá chết có thể sẽ dẫn đến những cuộc biểu tình gây thiệt hại cho doanh nghiệp như đã xảy ra vào tháng 5, 2015 và từ đó đã ra lệnh nghiêm cấm việc tụ tập của công nhân và sự liên kết của công nhân giữa các công ty với nhau.

Những động thái này cho thấy an ninh của chế độ đã cảm nhận được làn sóng bất mãn đang lan tràn từ trong nội bộ đảng cho đến thành phần công nhân, sinh viên, học sinh ngoài đảng đối với thảm họa môi trường gây ra bởi Formosa, cũng những hành động mờ ám, bưng bít thông tin làm mất lòng dân của đảng và nhà nước cộng sản khi đối diện với biến cố này.

30.06.2016

Thực hư về bức công văn Formosa “nhận tội” xả thải gây cá chết

CTV Danlambao - Vài giờ trước khi nhà nước công bố nguyên nhân cá chết, một bức thư được cho là của ông Trần Nguyên Thành, Chủ tịch HĐQT của Cty Gang Thép Formosa Hà Tĩnh đã gửi đến thủ tướng chính phủ xác nhận Formosa là thủ phạm gây ra thảm hoạ môi trường tại miền Trung

"...nguyên nhân chính của sự cố trong hệ thống xử lý môi trường của chúng tôi là do một số ngày bị mất điện trong thời gian đầu tháng 4 năm 2016, trong thời gian đó hệ thống quản lý của chúng tôi không kiểm soát được chất lượng nước thải, điều này đã làm ảnh hưởng tới môi trường nước biển miền trung và là nguyên nhân sinh ra cá chết..."




Về nguyên nhân cũng như nguồn gốc động cơ của lá thư này, luật sư Nguyễn Hà Luân đã có những nhận xét rất xác đáng trên Facebook Nguyễn Hà Luân như sau:

THẬT HAY GIẢ?

Trước giờ công bố nguyên nhân thảm hoạ môi trường miền Trung, những hình ảnh về một văn bản ngày 18/6 của Formosa gửi Thủ tướng Chính phủ lan tràn trên mạng xã hội.

Thật khó mà biết được, những văn bản này là thật hay không?

Đọc văn bản này, thì thấy Formosa thừa nhận mình đã gây ra "Sự cố..." và giải thích nguyên nhân là do "Mất điện một số ngày nên không kiểm soát được chất lượng nước thải..."

Chính điều này khiến công chúng tức giận khi cho rằng, lời giải thích của Formosa là nguỵ biện nhằm che giấu tội ác về việc xả thải bừa bãi ra biển...

Sự phẫn nộ của công chúng là hoàn toàn có lý trước lời giải thích vụng về này. Lẽ nào, Formosa không còn tìm đâu ra lời biện bạch khả dĩ hơn hay sao?

Với một công trình quy mô khổng lồ như vậy, thì nước thải không thể tự chảy qua các công đoạn xử lý, mà phải dùng máy bơm công suất lớn để điều chuyển tới từng công đoạn.

Nếu mất điện mà không thể xử lý được, thì đương nhiên cũng không thể bơm nước từ đầu nguồn thải qua các khu xử lý rồi bơm ra đến biển được, trừ khi Formosa dấu đường dẫn thẳng nước thải ra biển, kiểu mà trước đây Vedan đã từng làm ở sông Thị Vải...

Chứ không lẽ, mất điện thì Formosa cho người múc nước bằng xô để xử lý hay sao?

Nguyễn Hà Luân

*

Riêng bạn, bạn nghĩ sao về "bức công văn" này và lời nhận tội của Formosa trong đó?

30.06.2016

CA, quân đội “động binh” trước giờ công bố thủ phạm gây cá chết hàng loạt

Sau khi xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt, TBT Nguyễn Phú Trọng đã trực tiếp đến thăm Formosa như một động thái bảo kê cho tập đoàn này.
Hoàng Trần (Danlambao) – Vào lúc 17 giờ chiều nay, 30/6/2016, nhà cầm quyền CSVN sẽ tổ chức cuộc họp báo nhằm công bố kết quả điều tra nguyên nhân cá chết hàng loạt ở miền Trung.

Sau 3 tháng câu giờ, khả năng chắc chắn là giới chóp bu Ba Đình sẽ buộc phải thừa nhận rằng Formosa chính là thủ phạm đã xả thải và đầu độc biển Việt Nam.

Formosa - tử huyệt chế độ

Dĩ nhiên, thông tin này thì ai cũng biết rõ. Nhưng phản ứng của người dân sau khi công bố kết quả “điều tra” mới chính là tử huyệt của chế độ.

Dù có đổ lỗi cho Formosa, nhưng chính đảng CSVN mới là thủ phạm cầm đầu vì đã rước tập đoàn này vào Hà Tĩnh thông qua hàng loạt ưu đãi đáng ngờ, đổi lại là một khoản đầu tư lên đến 10 tỷ đô-la.

Chắc chắn, cơn phẫn nộ của hàng chục triệu người dân miền Trung đang lâm vào cảnh khốn cùng sẽ khiến chóp bu Ba Đình rúng động.

Điều này đã phần nào giải thích cho các diễn biến “động binh” của bộ quốc phòng trong thời gian gần đây, khi xe tăng, thiết giáp, pháo cao xạ… xuất hiện khắp nơi.

Theo một số tin tức chưa kiểm chứng, việc vận chuyển các khí tài quân sự này đều có đích đến là Hà Tĩnh - nơi nhà máy Formosa trú đóng.

Thậm chí, cận kề thời điểm công bố thủ phạm gây cá chết, tân bộ trưởng CA Tô Lâm đã ra lệnh cho lực lượng công an cộng sản phải ngăn chặn các hoạt động biểu tình trong thời gian sắp tới.

“Nhiệm vụ trọng tâm” này được ban ra trong một hội nghị tại Sài Gòn vào hôm 28/6/2016, có sự tham dự của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo công an 63 tỉnh thành. 

Formosa làm, cộng sản chịu

Thời điểm công bố nguyên nhân cá chết thay vì diễn ra vào ngày 29/6 cũng đã được dời sang ngày 30/6/2016. Động thái này dường như để đảm bảo cho các biện pháp an ninh được chuẩn bị kỹ càng hơn.

Tại điểm nóng Hà Tĩnh, trước giờ G, không khí căng thẳng bao trùm khu vực Formosa trước giờ G. Trước đó, nhà máy gang thép này bất ngờ loan báo hoãn kế hoạch khai trương mà theo lịch trình sẽ đi vào hoạt động vào ngày 25/6/2016.

Biết trước sẽ bị cộng sản đổ lỗi, Formosa sớm giở trò “nín thở qua sông”. Xem ra, khoản đầu tư 10 tỷ đô-la của tập đoàn này đã khiến lắm kẻ trở nên ngu muội, nếm phải "quả đắng" mà vẫn không hề hay biết.

Đến lúc này, thái độ ngậm miệng của Nguyễn Phú Trọng khi đến thăm Formosa vào thời điểm cá chết cũng chẳng còn có thể cứu vãn thêm được tình. Giàn nội các của tân thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang phải nai lưng ra chống đỡ. 

Sự phẫn nộ của nhân dân sẽ đổ dồn vào chế độ CSVN - những kẻ đã tiếp tay và bảo kê cho Formosa lộng hành trên đất nước Việt Nam. 

Hãy nhớ, đây sẽ là sự phẫn nộ của hàng chục triệu người dân mất kế sinh nhai và bị dồn ép đến đường cùng. Liệu xe tăng, thiết giáp của cộng sản có chống đỡ nổi hay không?

Đối với những lực lượng vũ trang bảo vệ đảng, nếu quý vị còn phân vân giữa hai lựa chọn: đứng về nhân dân hay chống lại nhân dân? - Thì hãy nên hiểu rằng, một khi thời cuộc chuyển biến, Formosa có thể tháo chạy về Đài Loan, nhưng còn thành phần cộng sản tép riu như quý vị thì còn có nơi nào để tháo chạy?

30.06.2016