31/1/17

Có nên gộp hai Tết tây Ta vào làm một

Bùi Quang Vơm (Danlambao) - Nhân dịp Tết Đinh Dậu, câu chuyện gộp hay không gộp cả hai loại Tết Dương và Âm vào làm một, lại được xới trở lại, nhưng có lẽ, rồi cũng lại như mọi năm, sẽ chẳng có một quyết định nào được đưa ra.

Nhưng, cái gì buộc phải đến, nó tất đến. Việc nhanh hay chậm phản ánh trình độ nhận thức chung không phải chỉ của quần chúng mà trước hết là của nhà cầm quyền. Trong một chế độ mà bộ máy quyền lực tập trung trong tay đảng cộng sản, chính sách và luật pháp đều từ ý chí và bàn tay của đảng mà ra. Sở dĩ chuyện tranh luận nên hay không nên này kéo dài nhiều năm nay, là một khẳng định não trạng và trình độ tư duy của những cái đầu lãnh đạo của đảng. Những con người này, phần đông và phần chủ chốt có xuất phát sâu thẳm từ nền văn hoá làng quê. Xét một cách biện chứng theo lý thuyết của Mác, thì việc đòi hỏi những con người này một lọai tư duy cất cánh khác, có thể cũng là việc khó, giống như việc đòi ông Lê Duẩn phải hiểu về chủ nghĩa Tư bản hay đòi ông Nguyễn Phú Trọng giải thích về Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa vậy.

Người ta đưa ra lý do văn hoá, nét đặc trưng hàng nghìn năm. Bỏ Tết cổ truyền là bỏ di sản văn hoá, là bỏ truyền thống và những giá trị ngàn năm v.v... Nhưng thực tế lịch sử đã chứng minh, các hủ tục, các thứ truyền thống hủ bại, cũng có tuổi hàng nghìn năm, nhưng sau khi bãi bỏ, hoặc thay bằng một hình thức khác, chỉ sau một thời gian, nếu cái thay đổi đó phù hợp với cuộc sống, tạo ra những tác động tích cực, không có ai tìm cách quay lại. Đảng cộng sản sẵn sàng tiêu huỷ những gì văn minh nhưng có hại cho chủ trương độc đảng cầm quyền của họ, và bỏ mặc, thậm chí còn nuôi dưỡng những hủ tục nếu những hủ tục đó đồng loã với họ che đậy sự lưà bịp và che chắn bảo vệ chế độ. Hai mươi ngày nghỉ một năm vào những ngày khởi đầu của một chu trình sản xuất kinh doanh mới, gay gắt cạnh tranh, là một việc cần tránh, nhưng những ngày nghỉ này có thể lôi con người ra khỏi những quan tâm chính trị, bỏ qua những tội ác của chính quyền, mà những kẻ lãnh đạo chóp bu cần và muốn che đậy, giấu diếm.

Mọi thứ bắt đầu từ nền sản xuất nông nghiệp và canh tác lúa nước.

Tất cả những thói quen, những tập quán hình thành và tồn tại hàng ngàn năm trong xã hội Việt Nam để được gọi là nét riêng văn hoá, thực ra không phải là cái gì đặc trưng, hay sản phẩm đặc biệt gắn với đặc tính riêng của con người Việt Nam, mà chỉ là kết quả của sự gắn kết cuộc sống con người với điều kiện đời sống canh tác nông nghiệp. Nếu có thể nói qúa một chút thì bản chất các tập quán này phản ánh sự trói buộc của số phận hàng ngàn đời của con người Việt vào sinh mệnh của cây lúa, cũng là sự trói buộc của số phận con người vào tính bất thường của giông bão, nắng mưa, vào sự giận giữ quở phạt của Thượng đế. Sự may mắn, yên bình, thuận mưa vưà nắng phụ thuộc vào sự quy phục của con người trước một thế lực quyền năng vô hình.

"Trông trời trông đất trông mây
trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm
trông cho chân cứng đá mềm, 
trời êm bể lặng mới yên tấm lòng"

"Mười chín tháng chín không mưa,
thì con bán cả cày bưà đi buôn."

Tết Ta là ngày cuối của năm Âm lịch, tức là lịch tính theo vòng quay một năm của mặt trăng, gọi là lịch của nông dân, lịch thời tiết gắn với chế độ canh tác nông nghiệp và chủ yếu là canh tác lúa nước. Thực tế, các quy luật về thời tiêt́, như mưa gió, lụt bão hay khô hạn gắn với chu kỳ quay vòng của mặt trời rõ rệt và tác động mạnh hơn nhiều. Chuyển động của mặt trăng chỉ ảnh hưởng tới mức lên xuống của thuỷ triều hàng tháng, ảnh hưởng không nhiều tới vòng sinh trưởng kéo dài thông thường từ 5 đến 6 tháng của cây lúa và thường chỉ vào sâu hạ lưu của các con sông chừng 50-60 km. Những quy luật thời tiết có thể quy chuyển về dương lịch tương ứng và thực tế người nông dân đã quen với cách tính theo lịch dương từ hàng trăm năm, đặc biệt từ sau khi chiụ sự bảo hộ của thực dân Pháp, khi mọi hoạt động xã hội được chính quyền ấn định theo Dương lịch.

Đương nhiên, nếu vòng quay của mặt trăng kết thúc vào đúng dịp người nông dân đang phải bận bịu với công việc đồng áng, không thể rời ra được, thì ngày kết thúc vòng quay đó không thể trở thành ngày Tết. Ngày Tết chính là ngày nông nhàn, chỉ một năm một lần. Vụ chiêm của đồng bằng bắc bộ từ xa xưa bắt đầu gieo mạ từ tháng 10, bắt đầu cấy từ cuối tháng 11 và cấy xong vào dịp cuối năm. Đó là thời kỳ kéo dài 25-30 ngày, buộc phải chờ cho cây lúa bén rễ, đẻ nhánh, để cào cỏ và bón thúc cho cây luá chuẩn bị làm đòng. Đây là thời gian ngoài đồng không có việc gì làm. "Tháng giêng là tháng ăn chơi". Vụ lúa mùa, là vụ lúa quan trọng nhất đối với nhà nông, mới gặt xong tháng 10. Thóc mới, gạo mới, sau một năm khó nhọc, vất vả, giữa một dịp nông nhàn kéo dài cả tháng, người đi cấy thuê xa có dịp về nhà, hàng xóm làng nước có dịp thăm hỏi lễ lạt, chúc tụng nhau. Hàng nghìn năm như vậy, thói quen và tập quán trở thành một phần của cuộc sống. Những sinh họat văn hoá, tinh thần phát sinh, phát triển từ những ngày nghỉ này dần biến thành tài sản cộng đồng và trở thành văn hoá dân tộc.

Sản phẩm văn hoá ra đời từ các phong tục tập quán. Các phong tục tập quán xuất hiện, hình thành và phát triển trên nền mối quan hệ sản xuất quan trọng nhất với đời sống cộng đồng. Một cách biện chứng, có thể thấy, khi quan hệ sản xuất của nền sản xuất chi phối xã hội thay đổi, thói quen sinh hoạt xã hội có thể thay đổi, từ đó văn hoá xã hội thay đổi theo.

Bản chất Nông nghiệp đã thay đổi.

1- Theo báo cáo của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, các giống lúa nhân tạo đã khắc phục nhiều chênh lệch phụ thuộc vào thời tiết và việc canh tác các giống lúa này không buộc phải nghỉ nghỉ vào cuối hay đầu năm.

Vụ Đông-Xuân: 

- Sớm: Mạ 25-30/12, Cấy 5-10/2, Thu hoạch 20-25/5

- Chính vụ: Mạ 5-20/1, Cấy 20-25/2 Thu hoạch 1-15/6

- Muộn: Mạ 25/1-5/2 Cấy 25/2-05/3 Thu hoạch 25-30/6

Công việc gieo mạ cho vụ Đông-Xuân cả ba loại giống lúa kéo dài suốt từ 25/12 cho đến 5/2, vắt qua dịp Tết Ta thường rơi vào khoảng giữa tháng Một và giữa tháng Hai. Vì vậy với cơ cấu canh tác các giống lúa mới, những ngày cuối năm không còn là những ngày nông nhàn. Việc nghỉ làm nông vào những ngày này đã trở nên gượng ép. Tháng giêng đã không còn là "tháng ăn chơi" như cách đây vài chục năm.

2- Cùng với vịêc thâm canh nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật, năng suất sản lượng không ngừng tăng, trong khi diện tích canh tác nhiều năm nay chậm lại và tỷ lệ giữa mở rộng diện canh tác với hiệu quả đầu tư tiến dần tới giới hạn, dẫn đến tất yếu dư thừa lao động nông nghiệp. Năng suất bình quân đầu người trong khu vực nông nghiệp vẫn còn rất thấp, phản ánh tình trạng lao động nhàn rỗi, không tạo ra sản phẩm, kích thích luồng di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị. Hiện nay, năng suất lao động nông nghiệp chỉ bằng một phần năm so với khu vực công nghiệp, cũng có nghĩa một phần rằng, lao động của khu vực nông nghiệp đang vượt quá nhu cầu ít nhất hai lần. Một nửa số lao động thường xuyên tại khu vực nông nghiệp có thể và cần phải được di chuyển ra khu vực công nghiệp và dịch vụ xã hội.

3- Tỷ trọng đóng góp của sản xuất nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc gia giảm dần tất yếu, nhường chỗ cho sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Ở Việt Nam hiện nay (2016), khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 16,32%, trong đó riêng nông nghiệp chỉ chiếm không đến 10%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 32,72%; khu vực dịch vụ chiếm 40,92%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,04% (Cơ cấu tương ứng của năm 2015 là: 17,00%; 33,25%; 39,73%; 10,02%). Trong vòng 10 năm nữa, sản lượng do Dịch vụ đem lại có thể lên trên 60%, sản lượng công nghiệp chiếm giữ khoảng ̃32-35% , ngành nông nghiệp sẽ chỉ còn đóng góp 5-8%.

4- Dân số Việt Nam năm 2014 tại khu vực nông thôn 66,9%= 60.693,50 triệu người, thành thị 33.1 %; = 30.035.40 triệu người. Trong khoảng 10 năm nữa, với tốc độ đô thị hoá tăng dần từ 3,4% năm 2012 tới 8.2% cuối năm 2024, dân số nông thôn sẽ chỉ còn khoảng 37.8 triệu, chiếm khoảng 38% dân số cả nước.

5- Trong khoảng 10 năm nữa, trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân, công nghiệp và dịch vụ sẽ chiếm 92-95%, sản xuất nông nghiệp có thể chỉ còn tư ̀5-7%. Hiện nay, ở các nước phát triển, công nghiệp dịch vụ đem lại một đóng góp bình quân khoảng 70-80% (Mỹ 78%, Pháp 79 % PIB, trong khi nông nghiệp chỉ chiếm 1.45% PIB (Mỹ 2014) Pháp 1.68 % (2014).

6- Như vậy, trong khoảng 10 năm nữa, 90-95% các hoạt động kinh tế sẽ nằm ngoài khu vực nông nghiệp và cùng với nó sinh hoạt xã hội với sự cuốn hút tập trung của trên 62% dân số sẽ diễn ra tại khu vực đô thị và công nghiệp. Cùng với nó, các tập quán, các thói quen khác với truyền thống sẽ được xác lập và khẳng định. Các sản phẩm văn hoá tinh thần khác về bản chất vơí các sản phẩm có từ hàng ngàn năm trước sẽ có ảnh hưởng bao trùm. Đó chính là nền văn hoá hiện đại, phát triển căn cứ chủ yếu trên các tác phong sinh hoạt công nghiệp, chắc chắn có sự tiếp tục, kế thưà nhưng sẽ khác về bản chất với nền văn minh lúa nước.

7- Những níu kéo quá khứ là thuộc tính con người có tính quy luật, nó là một sản phẩm tự nhiên của tâm lý và tình cảm con người trước mọi sự thay đổi, nhưng chính bản tính này là nguyên nhân của những chướng ngại gây cản trở tiến trình của tiến bộ. Những quán tính của tác phong nông dân, những thói quen cũ hình thành từ môi trường lao động thiếu kỷ luật và áp lực năng suất là tất cả những nguyên nhân tạo ra sự thấp kém của năng lực cạnh tranh quốc tế của sản phẩm hàng hóa do lao động Việt Nam sản xuất. Tết âm lịch là một sự níu kéo của những toa tàu ì ạch, già cỗi. Giống như những bước chân lỗi nhịp trong hàng ngũ diễu hành của đội quân toàn cầu.

Nhập Gia tuỳ tục. 

Những thay đổi hợp quy luật là những thay đổi có tính cách mạng, thúc đẩy sự thay đổi đúng hướng là tiết kiệm cho lịch sử.

Nếu không thể đảo ngược hay trì hoãn một chu trình, thì giải pháp đúng đắn nhất là tháo gỡ moị vướng mắc, tạo các điều kiện để nó xuất hiện sớm nhất có thể.

Xu thế hội nhập toàn diện và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới là một đòi hỏi chính đáng, hợp nhu cầu khách quan nhưng cũng hợp với nguyện vọng và tình cảm của người dân Việt Nam. Hoà nhập vào môi trường chung, tham dự sân chơi chung, đương nhiên là Việt Nam phải chấp nhận luật chơi chung, thừa nhận chuẩn mực những khái niệm và những quy ước phổ cập toàn cầu. Trong những cái phổ cập đó, có quy tắc quy ước mọi sinh hoạt theo dương lịch. Và ngày kết thúc của một năm là ngày kết thúc một chu trình sản xuất kinh doanh, là ngày tịnh kho, ngày khoá sổ kế toán, là một ngày thống nhất để đồng nhất mọi quy chiếu.

Việc tổ chức nghỉ làm việc khoảng 9 ngày từ 28 tháng chạp cho đến 6 tháng giêng năm mới là một việc làm không hợp với tinh thần hiện đại của kinh tế thị trường. Việc nghỉ quá dài gây ra hai hệ luỵ quan trọng. Một là người lao động khi ra khỏi guồng máy sản xuất quá lâu, quán tính làm việc biến mất và quán tính nghỉ ngơi hình thành. Đây là điều tối kỵ trong quản lý sản xuất. Trước khi nghỉ, tâm lý chuẩn bị cho chuyến nghỉ dài đã thực chất làm cho kỷ luật sản xuất rệu rã, năng suất lao động sụt giảm. Hai là, sau kỳ nghỉ, kỷ luật lao động và năng suất lao động rất khó khôi phục nhiều ngày sau đó. Có thể thiệt hại gây ra cho sản xuất ít nhất là hai tháng trên một năm. Chỉ riêng nguyên nhân này, năng suất giảm 17%, có nghĩa là giá sản phẩm tăng 17%, khả năng cạnh tranh giảm 17%. Để có thể cạnh tranh quốc tế, ít nhất cũng phải có được những điều kiện tự nhiên có của các nền kinh tế khác. Không cho phép tự huỷ hoại bằng chính những điều kiện tự mình chối bỏ. Nhập gia tuỳ tục. Hội nhập và hoà nhập chính là làm những gì mọi người làm, có những gì mọi người có.

Không có gì thay đổi ngoài dịch chuyển ngày lễ.

Kể từ năm 1873 Nhật Bản theo lịch Gregorian và năm mới là ngày đầu tiên của tháng giêng dương lịch. Nhưng những gì người Nhật Bản làm trong dịp tết nguyên đán trước đó, họ vẫn giữ nguyên và vẫn làm. Chỉ có ngày lễ là dịch chuyển về ngày cuối của năm Dương lịch, trùng với năm dương lịch áp dụng toàn cầu.Và một đất nước nghèo tài nguyên khoáng sản đã trở thành một cường quốc, nhiều thập niên nền kinh tế thư hai thế giới, một xã hội dân chủ hiện đại, một đất nước có nền khoa học hàng đầu thế giới. Nhưng một Nhật Bản không thể lẫn với những đặc trưng văn hoá riêng biệt và đặc sắc.

Dân tộc Nhật, nền văn minh Nhật có chiều dài và bề dày có thể còn hơn nền văn minh Việt Nam. Những truyền thống, những tập quán văn hoá chắc chắn có những phẩm chất bền vững có thể còn hơn Việt Nam, nhưng Hoàng đế Nhật, những tinh hoa trí tuệ của dân tộc Nhật Bản đã có quyết định như vậy từ cách đây hai trăm năm. Và người Nhật không bị Tây hoá, người Nhật không bị ngoại lai. Quốc tịch Nhật còn là niềm kiêu hãnh của nhiều công dân có nguồn gốc Tây Âu.

Có thể mất đi cái gì, nếu vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người Việt giữ nguyên những "thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ, cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh". Tất cả những gì đang có, đang làm cho ngày Tết Âm lịch, nếu chỉ di chuyển thời điểm, về trùng với ngày Tết dương lịch, gộp hai ngày tết vào làm một, thì có thể mất gì?

31/01/2017

Hoà hợp hoà giả: Viên thuốc độc bọc đường

Trần Thảo (Danlambao) - Mới đây tôi đọc bài viết của nhà báo Bùi Tín, tựa đề Món nợ hoà hợp hoà giải đăng trên trang blog của VOA tiếng Việt. Bài viết đề cập tới tổ chức Nhịp cầu Hoàng Sa, mà theo lời của ông Bùi Tín, mục đích của nó là thực hiện lý tưởng hoà hợp hoà giải mà đảng CSVN đã quỵt dân tộc hơn 40 năm qua. 

Cá nhân tôi không có gì phản đối với thiện chí của tổ chức này, vì đứng ở vị trí của một người Việt Nam trước tình trạng đất nước tan hoang về mọi mặt như hiện nay, việc hàn gắn những vết thương tâm lý, nối kết những tấm lòng, tạo dựng niềm tin, niềm hy vọng cho dân tộc về một tương lai tươi sáng, theo tôi, ai cũng có ước mơ như thế.

Thế nên tiêu đề mà tôi chọn cho bài viết này không nhằm vào tổ chức Nhịp cầu Hoàng Sa.

Chỉ là trước khi đi vào chủ đề, tôi cũng có đôi lời nhận xét, dĩ nhiên là ý kiến chủ quan của cá nhân tôi về tổ chức NCHS.


Theo tôi, tầm vóc của tổ chức NCHS chỉ ở mức của một tổ chức từ thiện. Những người có liên hệ trong cuộc chiến trước đây ở hai bên, tìm đến nhau, đóng góp công sức và tài chánh để giúp đỡ những cảnh đời khó khăn, của những thương binh một thời góp xương máu, không kể là bộ đội miền bắc hay chiến binh VNCH. Và chỉ có thế!

Trong những cuốn sách và bài viết mà ông Bùi Tín từng phổ biến trước đây, người đọc thấy ông nêu lên vấn đề chế độ CSVN thay vì hàn gắn vết thương chiến tranh, hài hoà dân tộc, lại đem mấy trăm ngàn quân cán chính VNCH bỏ vào ngục tối được mệnh danh là trại cải tạo, đày đọa họ, tra tấn họ, gây ra biết bao thảm cảnh xã hội, gia đình tan nát, vợ xa chồng, con xa cha v.v... Ông Bùi Tín đã từng phán xét việc chế độ CSVN cố tình khoét sâu vết thương chiến tranh, tạo thêm hận thù dân tộc, và ông tỏ ý thiên về giải pháp hòa giải, hòa hợp dân tộc.

Có phải vì ông Bùi Tín luôn ước mơ như thế, nên khi thấy tổ chức NCHS, với những hoạt động có tính cách từ thiện, đã quá phấn khích mà nâng tổ chức NCHS lên tầm của một tổ chức mang màu sắc chính trị với cái mục tiêu mà nhìn vào, ai cũng thấy là nó quá tải, không cách gì làm được, đó là Hoà hợp hoà giải Dân tộc.

Đó là tôi chưa nói tới vấn đề là việc hòa hợp hòa giải giữa hai lực lương cán binh cộng sản và chiến binh VNCH chưa bao giờ được đặt ra! Lý do tại sao?

Quân đội VNCH và quân đội miền bắc VN, hai bản chất khác nhau. Phần lớn những người thanh niên miền nam VN, họ đi vào quân đội một cách tự nguyện để làm bổn phận người trai thời loạn, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nền tự do non trẻ của đồng bào trước tham vọng xâm lăng của miền bắc. Dĩ nhiên cũng có những trường hợp không tự nguyện, lọt vào hoàn cảnh gọi là "bị bắt lính". Nhưng họ, những chiến binh VNCH không bao giờ bị tuyên truyền, nhồi sọ về những gì không thật để đẩy họ vào vùng chết, hy sinh cho những tham vọng tồi bại của nhà cầm quyền. Quân đội miền bắc VN chính là hoàn toàn ngược lại. Họ, những thanh niên nam nữ, có khi chỉ mới 11,12 tuổi đã bị nhà nước miền bắc VN vét hết để cung cấp cho chiến trường miền nam, với những lời tuyên truyền láo khoét về hoàn cảnh sống của nhân dân miền nam. Nào là "Chế độ Ngô Đình Diệm lê máy chém khắp miền nam, nào là Thiệu Kỳ làm tay sai đế quốc Mỹ, đàn áp bóc lột nhân dân ta v.v..." Tất cả những lời xảo trá, cộng thêm những cổ động, khích lệ màu mè đó đã đẩy những bầu máu nóng của thanh niên miền bắc đi vào lò sát sinh của hỏa lực chiến tranh.

Đọc bài thơ của người cán binh CS đã hy sinh trên đường vào nam, được giấu tận đáy ba lô:

Chiều Trường Sơn núi rừng hiu quạnh
Mẹ hiền ơi, con chợt nhớ quê mình
Khói lam chiều, giàn mướp lá lên xinh
Con bướm nhỏ, mái đình xưa, nhớ quá!

Có ai trong chúng ta không cảm thấy niềm thương cảm cho số phận nhỏ nhoi của một người thanh niên miền bắc, nghe lời xúi bậy của bác đảng, dấn thân vào con đường máu xương vô định?

Việc những cán binh "trẻ thơ" bị xua ra chiến trường lửa đạn để thực hiện tham vọng xâm lăng miền nam của bác và đảng, việc những cán binh, chân bị xích khóa vào xe tăng để khỏi bỏ chạy, đã là những chuyện mà người chiến binh VNCH đã mục sở thị rất thường trên chiến trường miền nam.

Những người chiến binh VNCH thấy những biểu hiện vô nhân tính của chế độ miền bắc VN như thế, họ đã nghĩ gì? Họ có thù hận những em bé cán binh tuổi bằng con, em của mình? Có đành lòng dùng lưỡi lê đâm "nghe sột một tiếng" vào bụng của tù binh nơi chiến trường như diễn tả của tên nhà văn cộng sản Tạ Duy Anh?

Nơi chiến trường đẫm máu, dĩ nhiên là phải tranh sống, giành thắng lợi, nhưng với kẻ đã vất súng quy hàng, mà có hành động khát máu như Tạ Duy Anh, thì chỉ có thể nói lên một điều, đó là sản phẩm của chế độ CS, còn tệ hơn loài sói lang!

Hãy nhìn những hình ảnh chân thật mà phóng viên ngoại quốc chụp được nơi chiến trường miền nam máu lửa, mới thấy hết được cái tính nhân bản sáng ngời của người chiến binh VNCH. Một anh lính cộng hòa cho anh tù binh miền bắc ăn bánh chưng, phải cầm miếng bánh và cho anh tù binh ăn từng miếng vì hai tay anh tù binh bị trói. Ăn xong còn đốt một điếu thuốc cho anh tù binh phì phà. Giữa chiến trường còn vương vãi đầy dấu tích chết chóc của đồng đội, có thể người tù binh này đã từng bắn chết đồng đội của mình, nhưng anh lính cộng hòa vẫn không để thù hận làm thui chột lương tri của mình, vẫn kiên nhẫn đút từng miếng bánh cho anh tù binh bộ đội miền bắc. Thật là đẹp, thật là nhân bản!

Nói cho cùng, dù là người lính cộng hòa, được hấp thụ một nền giáo dục nhân bản ngay từ nhỏ, hay một cán binh miền bắc, từ lúc vỡ lòng đã nghe tuyên truyền về "Đế quốc Mỹ, về ngụy quyền Sài Gòn xấu xa thế này thế kia", về "Bác và Đảng là ánh sáng chỉ đường" v.v... thì họ cũng chỉ là người lính. Giữa chiến trường, họ sẵn sàng lấy mạng nhau để giành sự sống, giành chiến thắng, nhưng tàn cuộc chiến rồi, tiếng súng đã ngưng, thì những năm tháng chiến tranh chỉ còn là những hồi ức, tuy rất đau thương và xót xa, nhưng cũng không thiếu những ghi nhớ tuyệt vời về tình đồng đội, về dặm trường hành quân đi qua những vùng đất quê hương đầy khổ nạn!

Đọc những hồi ký, truyện ngắn của những nhà văn một thời trong quân đội hai bên, ngoại trừ Tạ Duy Anh, tôi không thấy những biểu hiện thù hận gì, và đó là bản chất của người lính, có thể kiến thức của tôi hạn hẹp, nhưng đó là cảm nhận chung của tôi.

Thế thì theo như những gì ông Bùi Tín nêu lên trong bài viết Món nợ hoà hợp hoà giải, tôi thấy ông đã sai lầm khi trao cho tổ chức Nhịp cầu Hoàng Sa, một tổ chức nhỏ bé với chức năng của một tổ chức từ thiện, cái mục tiêu quá lớn, lại không mấy chính xác, đó là Hoà hợp hoà giả dân tộc. Bởi vì, theo tôi, những người một thời ở trong quân đội hai bên, VNCH và miền Bắc, đã từ lâu họ không còn quan tâm đến thù hận hai bên trong tư cách người chiến binh. Bằng chứng, như ông đã thấy, trong lễ kỷ niệm 19 tháng 1 ngày mất Hoàng Sa vào tay Trung Cộng, những cựu cán binh trong bộ đội miền bắc trước đây cũng đã xuống đường tri ân 74 liệt sĩ hải quân VNCH đã hy sinh giữ gìn mảnh đất cha ông. Và tôi tuyệt đối tin tưởng rằng phần đông những cựu chiến binh VNCH cũng thấy vô cùng phẫn nộ khi biết rằng những chiến sĩ Việt Nam đã bị trói tay, không được chống trả để giặc Tàu sát hại trong trận Gạc Ma. Những chiến binh ở hai phía đối nghịch, sau cuộc chiến, tâm tình của họ đã là như thế, thì có cần gì cái gọi là hòa giải hòa hợp?

Thế thì vấn đề của đất nước chúng ta hiện nay nằm ở chổ nào?

Theo tôi, vấn đề nằm ở chỗ chế độ CSVN, kể từ năm 1975 đến nay đã liên tục lừa dối dân tộc Việt Nam, không coi dân tộc là cội nguồn của chính họ, hết theo Liên Sô lại quay qua ôm chân thằng Tàu, kẻ thù muôn kiếp của Việt Nam. Chúng khăng khăng đặt quyền lợi của đảng CS và bè phái lên trên quyền lợi tối thượng của tổ quốc, ngang nhiên dâng đất, dâng biển cho TQ để đạt sự đỡ đầu của tàu cộng, kéo dài quyền thống trị trên đầu trên cổ của nhân dân. Chúng không ngần ngại dùng bạo lực của lực lượng chó săn để đàn áp các tiếng nói phản kháng, bỏ tù những con người yêu nước, lo lắng cho vận mạng nước nhà trước họa bắc thuộc. Chúng tuyên truyền đủ kiểu về vai trò chủ đạo của người dân trong mọi hoàn cảnh, nhưng trong thực tế, chúng coi dân như rơm rác, từng ngày từng tháng đẩy dân vào thế đối mặt với chế độ. Nói cho gọn, chế độ CSVN hiện nay là kẻ thù của dân tộc Việt Nam và ngược lại.

Tình trạng đối đầu giữa chế độ CSVN và nhân dân hiện nay có cần sự hòa hợp hòa giải mà ông Bùi Tín đề cập không vậy?

Theo ý kiến của tôi, đã quá muộn màng cho ý tưởng tốt đẹp này!

Lý do vì sao?

Thưa ông Bùi Tín,

Đối với những người, dù trải qua nhiều cay đắng trong chế độ CSVN, bị săn đuổi, bị vây bắt, như ông Bùi Tín và ông Phạm Đình Trọng, nhưng vẫn luôn tin tưởng vào "Bác Hồ Vĩ Đại", thì các ông nghĩ rằng chế độ mà khởi thủy do Hồ Chí Minh tạo dựng nên vì "lòng yêu nước" còn có thể xây dựng trở lại tốt đẹp hơn sau khi loại bỏ những "hiện tượng như Nguyễn Phú Trọng". Nhưng với nhân dân Việt Nam, những người đã nhìn quá rõ bản chất bịp bợm của Hồ Chí Minh và đàn lũ tay sai, cháu chắt của ông ta, không ai còn nghi ngờ gì về tính cách thay đổi màu sắc nhanh còn hơn tắc kè của cộng sản. Ngoài những người ăn theo trong nhóm lợi ích, hoặc cam tâm trụy lạc, mắt mù tai điếc, không ai còn dám tin vào một lời nào của cộng sản!

Nhân việc này, tôi lại nhớ tới bài tôi viết cách đây không lâu, tựa đề "Nói chuyện tầm phào với ông Hữu Thỉnh", trong đó tôi viết theo lối phiếm luận về cái gọi là thông điệp do nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ Tịch Hội Nhà Văn Việt Nam, sau khi thảo luận với Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, đưa ra. Thông điệp ấy cho biết vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, 10 tháng 3 âm lịch năm Đinh Dậu 2017, Hội Nhà Văn Việt Nam sẽ mời những nhà văn nam nữ Việt Nam ở hải ngoại về tham dự một hội nghị văn học hòa hợp hòa giải, cho dù trước năm 1975 những nhà văn này đã đóng góp thế nào với chế độ cũ. Nghe cái thông điệp do Hữu Thỉnh đưa ra, thật sướng cái lỗ tai! Nhưng tên nhà thơ gà tồ này quá non nớt. Nghệ thuật dụ dỗ người khác phải có đủ những yếu tố sau đây: Miệng lưỡi phải ngon ngọt, miếng mồi phải thơm tho. Hữu Thỉnh đã bàn tính kỹ lưỡng với Tổng Trọng, nhưng xem ra nhà thơ gà tồ đã làm Tổng Trọng thất vọng rồi! Phù phép lừa bịp của Hồ Chí Minh truyền tới đời của Hữu Thỉnh đã không được trau dồi, đã quá lỗi thời, chỉ thoáng qua tai là người ta nhìn ra những sơ hở trần trụi.

Thứ nhất, nhà thơ gà tồ ra mặt hòa giải văn học, kêu gọi văn nhân nghệ sĩ VN hải ngoại về "làm giàu" cho nhà nước, nhưng cũng chính cái mặt mốc Hữu Thỉnh này không lâu trước đây còn lôi mấy vị văn nhân nghệ sĩ của phong trào Nhân văn giai phẩm miền bắc thời 1956 ra đấu tố tiếp để lấy điểm với chế độ. Lời đấu tố của Hữu Thỉnh như thế nào thì không nói cũng biết, toàn là những lời thối tha của một tên bưng bô văn học. Những người bị án oan trong vụ NVGP ở miền bắc cho tới ngày nay vẫn không hề được xin lỗi, không được phục hồi danh dự, thế mà Hữu Thỉnh lại bỏ công múa mép kêu gọi văn nhân nghệ sĩ VN hải ngoại về họp hội nghị hòa giải? Hội Nhà Văn VN có cả ngàn hội viên, danh tài hàng hàng lớp lớp, đảng dùng không hết, vậy gà tồ bỏ vòi ra hải ngoại câu độ mấy nhà văn về để làm gì? Về để sắp hàng sau lưng đồng chí chủ tịch à? để phụ giúp gà tồ viết thơ văn bốc đảng lên tầng mây? Nghe mà phát ớn, đừng giỡn chứ cha nội! Nhà thơ gà tồ mới than như bọng là không có tiền để trang trải cho chi phí của hội, bây giờ tiền đâu mua hoa tươi chưng bàn chủ tịch cho đẹp, mua trà lá bia rượu đãi đằng anh chị nhà văn hải ngoại về hội nghị hòa giải đây cha? Mời người ta về, mà giọng của thông điệp nghe phát ngứa lỗ tai, cái gì mà "Sông Thạch Hãn vẫn còn ứa máu... chúng ta lấy đại nghĩa dân tộc... để mời những nhà văn VN ở hải ngoại còn lương tri, về làm giàu cho đất nước..." Một nhà thơ từng đoạt giải thưởng lớn (nghe nói là ăn gian) về thơ với hai tập Thương lượng với thời gian và Trường ca Biển mà đưa ra cái thông điệp mời khách đầy vẻ kẻ cả, ban phát ơn sâu nghĩa đậm như thế quả là tên nô tài vô dụng của Tổng Trọng!

Hãy dẹp nhà thơ gà tồ qua một bên, hãy nói về Tổng Trọng, Thủ Tướng Phúc, Chủ Tịch Quang để xem mấy ông này hô hào hòa hợp hòa giải như thế nào?


Tổng Trọng thì hay thậm thò thậm thụt cửa sau với thuộc hạ tay sai nên ít nghe ổng kêu gào hòa hợp hòa giải gì, chỉ có mặt nổi là hai ông Nguyễn Xuân Phúc và Trần Đại Quang đưa ra lời dụ hoặc việt kiều. Ông Phúc thì phong chức cho mỗi việt kiều làm đại sứ của nước CHXHCNVN ở nước sở tại. Lúc mới nghe lời kêu gọi đầy dụ hoặc của ông Thủ Phúc, tôi mừng quýnh, tính nộp đơn xin ông Phúc cho tôi chính thức vào biên chế làm đại sứ việt kiều, ai dè coi lại thông điệp mới biết Thủ Phúc chỉ dùng nghĩa bóng, tức là mỗi việt kiều ở hải ngoại nên vì quê hương, vì những lãnh tụ "mặt hổ phù lưng cánh phản trăm mến ngàn yêu" của CHXHCNVN mà tranh thủ cảm tình của dân chúng địa phương cho nước nhà. Rõ chán!

Tới ông Chủ Tịch nước Trần Đại Quang thì mức độ dụ hoặc càng được nâng lên ngang tầm quốc tế, ông chủ tịch không gọi việt kiều là đại sứ, ông chơi ngon hơn Thủ Phúc khi thử máu việt kiều và tuyên bố máu thịt việt kiều là máu thịt của quê hương, của đất nước. Đúng là phù phép của mấy ông bà trong tứ trụ triều đình còn nhuyễn hơn mấy lão thần tiên trong truyện Phong Thần! Rõ ràng ràng cái thằng mới ngày nào quần áo rách nát, mắt trắng dã vì đói khát, lả người vì cướp biển Thái Lan, được nhà nước CSVN dán cho cái nhãn hiệu "nô lệ đế quốc Mỹ, nô lệ phương tây, chạy theo bơ thừa sữa cặn", bây giờ cũng thằng đó, nhưng dollars đầy túi, mặt mũi xán lạn thì ông chủ Quang vẽ cho nó một cái tên "máu thịt của đất nước" và trân trọng mời nó về làm bò sữa!

Nói cho gọn là "chế độ ta" chỉ muốn có tiền để nuôi dưỡng sự sống của đảng, có tiền để tống vào họng mấy túi tham không đáy để chúng tiếp tục hụ hợ cho đảng, ngay như mấy văn nhân hải ngoại mà đảng cũng muốn gọi về để "làm giàu" cho đất nước là rõ ý đồ của đảng! Thực ra mấy ông bà văn nhân hải ngoại có đem lại tiền bạc gì cho đảng đâu, nhưng đảng muốn dùng "đại nghĩa dân tộc" để thuyết phục mấy ông bà văn nhân làm cái loa tuyên truyền, cái đó mới thực sự là Tiền.

Còn những con người một lòng vì quê hương đất nước, quyết tâm gióng lên tiếng nói bất khuất về những bất công xã hội, về hiểm họa bắc thuộc của tổ quốc thì không đem lại tiền bạc gì cho đảng, mà chỉ đem lại những lo sợ, những xấu hổ vì đã làm rõ mặt gian ác của một chế độ tay sai, bán nước cho tàu cộng, nên chế độ không cần hòa hợp hòa giải gì ráo, cứ lấy mấy bộ luật hình sự rừng rú 88,79, 258 v.v... và câu kinh nhật tụng "Lợi dụng quyền tự do dân chủ..." để nhốt họ vào tù ngục. Những Cấn Thị Thêu, Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần thị Nga, Trần Anh Kim, Trần Huỳnh Duy Thức, Bùi Minh Hằng, Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Văn Hóa, LS Nguyễn Văn Đài, Trần Thị Thúy, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh v.v... và còn bao nhiêu người nữa hiện vẫn còn bị giam trong ngục tối, với những bản án được định trước bởi đảng cướp, chỉ là hợp thức hóa ở những phiên tòa gọi là công khai, nhưng rào cản bốn phía, thân nhân có khi còn không vào được.

Chẳng những chế độ sợ hãi với người sống, ngay cả với những người mà thân xác họ đã hóa thành tro bụi từ lâu, chế độ vẫn luôn luôn kiêng kỵ. Ngày 19 tháng 1 năm 2017 vừa qua, nhân kỷ niệm ngày 74 chiến sĩ hải quân VNCH hy sinh trong trận Hoàng Sa với Trung Quốc, lực lượng côn an, an ninh rải đầy ngoài đường để ngăn chặn, cô lập những tiếng nói. Những người hơi có chút ảnh hưởng quần chúng là từ sáng sớm an ninh đã chận ở đầu ngõ, có khi còn được an ninh mời đểu đi uống cà phê. Luật Sư Lê Công Định, cô Phạm Thanh Nghiên và nhóm bạn hữu ghé thăm nghĩa trang những liệt sĩ cũng bị làm khó dễ đủ điều. Ngoại trưởng John Kerry của Hoa Kỳ tới thăm VN lần cuối cùng trong nhiệm kỳ của mình, mong được gặp Luật Sư Lê Công Định, nhưng an ninh can thiệp thô bạo vào vụ này, thế là anh LCĐ cũng phải ở nhà.

Thế thì hoà hợp hoà giải dân tộc cái nỗi gì chứ? Chế độ đưa ra lời ngon ngọt toàn là để dụ dỗ việt kiều, dụ dỗ những ai nhẹ dạ đưa đầu cho chúng chém. Chiêu thức hòa giải hòa hợp do Việt Cộng đưa ra giống một viên thuốc độc bọc đường, hay giống như chai bia mà ông Dương Bạch Mai, đại biểu quốc hội, có tiếng là chống Trung Quốc, đã uống vào ngày 4 tháng 4 năm 1964 trong giờ giải lao trước khi ông dự định đọc một bài diễn văn nẩy lửa chống TQ nhân kỳ họp lần thứ 8 của quốc hội khóa 2 khi Chu Ân Lai sắp qua thăm Hà Nội. Ông Dương Bạch Mai uống xong chai bia "tình nghĩa" của đảng thì cũng là lúc mà ông cảm nhận được nghĩa tình của đảng nó lớn cỡ nào!

Tình nghĩa của người cộng sản Việt Nam là như thế, ai muốn nhào vô hòa giải hòa hợp, xin mời!


"Dưới chân tượng Bác"

Phạm Khắc Trung (Danlambao) - Năm lớp Đệ Nhất, lọt vào nhóm bạn chúng tôi một anh phét lác trời thần ông địa tên Dương Quang Hiệp. Gặp ai Hiệp cũng bô bô khoe rằng ba anh đang làm đại sứ ở nước ngoài. Hễ có mặt là Lê Trung Tín lại bẻ Hiệp ngay đơ: 

- Thằng nói láo như vẹm! Ba mày đang làm đại sứ ở Mỹ Tho thì có, mỗi ngày ổng chèo du thuyền dạo quanh thăm kinh rạch cho biết sự tình!

Tín biết tửng gia đình nhà Hiệp làm cu cậu sượng trân, mặt tần ngần như gà mắc tóc, vậy mà tật cũ không bỏ, hôm sau lại thi thố phét lác như thường. Được cái là tính tình Hiệp rất tốt, bụng để ngoài da, chơi với bạn rất nhiệt tình và hiếu bạn, nên bạn bè cũng không ghét bỏ chi Hiệp, chỉ ưa chọc ghẹo cái tính phét lác của Hiệp thôi.

Một sáng vô lớp, Hiệp hí hửng mời cả nhóm tan học về buổi trưa ghé nhà Hiệp ăn cháo huyết. Tín nheo mắt hỏi đểu: 

- Bộ hôm qua má mày trúng nhiều mối lắm sao hôm nay muốn đãi tụi tao?

Cả bọn nhao nháo cười làm mấy cô ngồi bàn dẫy bên trố mắt thắc mắc. Cô bạn ngồi gần, cùng hàng khác dẫy, cách tôi cái lối đi chật hẹp, khều tôi hỏi nhỏ: 

- Hiệp mời ăn cháo có gì đâu mà cười?

Tôi nhịn cười giải thích: 

- Bạn có nghe Tín hỏi Hiệp rằng, "Bộ hôm qua má mày trúng nhiều mối lắm sao hôm nay muốn đãi tụi tao" không? Nhà Hiệp là bảo sanh viện, nó mời ăn cháo huyết thì ông nội ai dám ghé tới ăn?

Cô bạn sượng sùng nguýt mắt lườm tôi, rồi cong môi bảo: 

- Gớm! Mấy ông nói năng phát khiếp!

Rồi nàng quay qua cười khúc khích và thuật lại lời giải thích của tôi cho Mai và Hoàng nghe. Cả lớp 12B2 chỉ có 3 bàn con gái ngồi đầu dẫy giữa, các cô chụm đầu vào nghe Mai và Hoàng thuật chuyện cười bên đám con trai xong, cả thảy mấy cô cùng gục mặt xuống bàn rúc rích cười, thỉnh thoảng lại ngước lên nhìn trộm Hiệp... 

Nhà Hiệp trên Bến Vân Đồn, muốn vào trong nhà phải băng qua một hành lang dài, hai bên là dẫy phòng bà đẻ. Cửa ra vào mỗi phòng chỉ che bằng tấm màn vải bông, hễ có người nằm thì phủ xuống, còn không có người nằm thì vắt lên thành cửa. Bởi vậy nên bạn bè ai cũng ngại không muốn ghé thăm, mặc dù Hiệp luôn vồn vã mời. Hiệp cũng biết vậy nên luôn mồm ao ước, phải chi có tiền Hiệp sẽ tậu riêng một căn nhà để bạn bè có chỗ dừng chân... Thỉnh thoảng đi chơi chung Tín lại châm chọc: 

- Tối nay kéo nhau về nhà Hiệp ngủ, mỗi đứa chiếm một phòng riêng!

Thành cười hô hố bổ túc thêm: 

- Có cả lò than sưởi ấm nữa!

Hiệp là con trai độc nhất nên được hoãn dịch vì lý do gia cảnh, Hiệp lập gia đình rất sớm. Tín tung tin đồn trong lớp rằng gia đình Hiệp làm ăn thua lỗ mắc nợ không trả nổi, nên đem gả Hiệp để cấn nợ. Lúc đầu Hiệp cũng chửi thề, sau thấy vui nên Hiệp nhe răng nhận mình bị ép duyên trả nợ làm tin đồn của Tín hết áp phê. Vợ Hiệp dân quê miệt vườn dưới tỉnh, con gái chủ ghe bạn làm ăn chung với ba Hiệp, cô rất hiền thục và biết coi trọng bạn bè chồng. Trong nhà đóng cửa ăn hiếp chồng ra sao thì tôi không biết, nhưng có mặt chúng tôi thì cô cư xử ra dáng người vợ đảm đang, biết thu vén trong ngoài, nói năng mềm mỏng, không làm thẹn mặt chồng mình.

Mới học được vài tháng thì Hiệp làm đám cưới vào bữa cuối tuần, rồi vẫn tiếp tục đi học như thường lệ. Sáng hôm sau ngày cưới, vô trường Hiệp làm mặt trịnh trọng, báo cho Tín hay gia đình vợ mua cho vợ chồng Hiệp căn nhà hai tầng ở ngay bờ kinh Bến Vân Đồn, cách bảo sanh viện của mẹ Hiệp khoảng hơn cây số. Hôm nay Hiệp nghỉ học đi sang tên chủ quyền, rồi hai đứa xì xào bàn tán, rằng từ nay sẽ có chỗ cho bạn bè hò hẹn, vui vầy... Trước khi ra về, Hiệp làm mặt nghiêm trọng thốt: 

- Chuyện quan trọng lắm nhưng tao phải đi gấp, thôi để thằng Tín kể lại tụi bay nghe!

Thế là Hiệp đã trao gươm cho tướng cướp, đợi Hiệp đi khuất rồi, Tín mới thong thả kể với chúng bạn rằng: 

- Mặt thằng Hiệp hôm nay trông kém dzui, tao mới hỏi là mới cưới dzợ sao mặt mày buồn so dzậy? Nó thở dài kể rằng đêm qua sau lúc động phòng, nó quen thói mới móc bóp đưa vợ nó tờ năm trăm. Tao bèn hỏi, "Dzậy chắc dzợ mày buồn dữ?" Nó chửi thề bảo, "Nếu nó buồn thì tao đâu có buồn, đàng này nó thối tao lại hai trăm mới nói!”

Mặc dù Tín phịa chuyện tếu cho vui nhưng 300 đồng tiền VNCH cho một lần "đi khách" những năm đầu thập niên 70 là sự thật.

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, về tình trạng mại dâm tại Việt Nam hiện nay: "Từ khi Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có hiệu lực, gái mại dâm không còn bị áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương hoặc đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội mà chỉ bị phạt hành chính với số tiền rất nhỏ (100−300 ngàn đồng). Biện pháp xử lý quá nhẹ khiến số lượng người bán dâm ngày càng tăng. Lãnh đạo Sở LĐTBXH TP Hồ Chí Minh nhận định: "Tình trạng "bắt rồi lại thả" này đã làm gia tăng mại dâm; khi bị bắt quả tang gái mại dâm sẵn sàng nộp phạt rồi sau đó tiếp tục hoạt động bình thường, thậm chí công khai. Thu nhập bình quân của gái mại dâm khoảng 10 triệu đồng/tháng, gái gọi cao cấp tới 150 triệu đồng/tháng, phạt tiền 300 ngàn đồng thì chẳng bõ bèn gì. Nếu số tiền nộp phạt lớn, gái bán dâm sẽ tăng giá, không ảnh hưởng đến túi tiền(1)". Một gái bán dâm không che giấu: "Sau một thời gian làm nhân viên phục vụ cho các quán ăn, vừa mệt lại không có tiền nhiều, nghe lời mấy đứa bạn bảo làm gái vừa sướng vừa có tiền nên em theo. Lúc mới vào nghề phải lén lén lút lút, sợ công an bắt giam, giờ chỉ bị phạt hành chính thì chẳng còn gì phải sợ nữa… Tính ra, một ngày em có thể tiếp đến 10 khách, mỗi lượt cũng được 200,000-300,000 đồng thì nộp phạt cũng chẳng đáng là bao". 

Như vậy, để đơn giản, mình chọn 250 ngàn đồng làm giá trung bình cho một lần "đi khách" hiện thời để so sánh. Thế nhưng sau 30/04/1975, Việt cộng đã tiến hành 3 đợt đổi tiền:

Đổi tiền đợt 1, ngày 22/09/1975, với 500 đồng VNCH = 1 đồng giải phóng (còn gọi là tiền Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam). Theo quy định, mỗi gia đình chỉ được đổi 100 ngàn đồng VNCH ra 200 đồng giải phóng, số tiền trên mức ấn định do nhà nước thu giữ. Hối suất lúc đó 1USA = 1 đồng giải phóng (CHMNVN).

Đổi tiền đợt 2, thống nhất cả nước, ngày 03/05/1978: Từ sông Bến Hải đổ ra Bắc, 1 đồng NHNN cũ = 1 đồng NHNN mới; từ sông Bến Hải đổ vào Nam, 0.8 đồng giải phóng = 1 đồng NHNN mới. Kèm quy định:

Đối với dân thành thị: Giới hạn 100 đồng cho hộ 1 người, 200 đồng cho hộ 2 người, hộ trên 2 người thì từ người thứ ba trở lên được đổi 50 đồng/người, nhưng mỗi hộ chỉ được đổi tối đa là 500 đồng. Số tiền trên mức quy định phải ký thác vào ngân hàng, và phải chứng minh được rằng số tiền ấy kiếm được bằng sức lao động, khi cần dùng có lý do chính đáng như ma chay... thì được rút ra theo giới hạn quy định.

Đối với vùng nông thôn: Giới hạn 50 đồng cho hộ 1 người, 100 đồng cho hộ 2 người, hộ trên 2 người thì từ người thứ ba trở lên được đổi 30 đồng/người, tối đa là 300 đồng cho mỗi hộ. Giống quy định ở thành thị, số tiền trên mức quy định phải ký thác vào ngân hàng, và phải chứng minh được rằng số tiền ấy kiếm được bằng sức lao động, khi cần dùng có lý do chính đáng như ma chay... thì được rút ra theo giới hạn quy định.

Đổi tiền đợt 3, ngày 14/09/1985, 10 đồng NHNN cũ ăn 1 đồng NHNN mới được áp dụng cho cả nước.

Cho nên mình phải quy tiền "đi khách" của năm 1973 và 2017 ra đơn vị chung là đôla để so sánh cho được chính xác.

Theo trang quangdieu09.blogspot.ca thì Hoa Kỳ viện trợ cho VNCH năm 1973 theo bình quân đầu người là 25.06 đôla hay 12,377.96 đồng VNCH, nên quy ra hối suất lúc đó là VNCH$493.93/đôla. So ra, 300 đồng VNCH tương đương với 0.61 đôla.

Với tỷ giá chuyển khoản ngoại tệ của VietinBank, ngày 27/01/2017 là VN$22,580/đôla, thì 250 ngàn đồng VN tương đương với 11.07 đôla.

Nghĩa là giá "đi khách" từ năm 1973 so với năm 2017 đã tăng: (11.07 ÷ 0.61) = 18.15 lần (đt 1).

Lấy vàng làm bản vị để so sánh lạm phát trong các thời điểm khác nhau, thì theo "Gold Prices 200 years History", giá 1 Oz vàng năm 2017 là 1,192.30 đôla, so với năm 1973 là 106.48 đôla, tăng (mức lạm phát): (1,192.30 ÷ 106.48) = 11.20 lần (đt 2).

So sánh đẳng thức (1) và (2), thì rõ ràng giá "đi khách" của XHCN ta so với VNCH tăng (18.15 − 11.20) = 6.95 lần nhiều hơn mức độ lạm phát trong cùng mức thời gian là 45 năm. 

Cũng theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (trích):

"Khảo sát của Bộ Lao động thương binh xã hội cho biết, năm 2012, tần suất bán dâm trung bình của mỗi gái mại dâm là 60 lần/tháng, riêng Hải Phòng là 187 lần/tháng (162 lần cho khách lạ và 25 lần cho khách quen), và thu nhập trung bình của gái mại dâm đạt 10,6 triệu đồng/tháng, chưa kể các khoản phụ khác, cao gấp 2,5 lần thu nhập trung bình của nhóm 20% người có thu nhập cao ở Việt Nam. Mức thu nhập cao đã lôi cuốn ngày càng nhiều phụ nữ tham gia bán dâm. 

Chuyên gia tâm lý, PGS.TS Nguyễn Văn Tiệp, Trưởng khoa nhân học, Trường Đại học KHXH&NV thành phố Hồ Chí Minh phát biểu: "Một hiện tượng mới trong xã hội phát triển là hình thành một tầng lớp mới gọi là "đại gia". Họ giàu có nhờ những nguồn này nguồn khác, kể cả lao động hay bất chính; từ đó, nảy sinh nhu cầu mua dâm "chân dài". Đáp ứng lại điều đó, một số người mẫu, diễn viên, sinh viên (gọi nôm na là "chân dài") hình thành các nhóm bán dâm cao cấp, do tham tiền bạc, đạo đức xuống cấp đã sẵn sàng bán mình để lấy nguồn tiền lớn từ túi "đại gia". Vì thế, không chỉ phạt gái bán dâm, mà còn phải xử phạt thật nặng những người đi mua dâm nói chung và những người mua dâm thuộc tầng lớp "đại gia" nói riêng".

Theo ông Tô Văn Huệ, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính trật tự xã hội, hầu hết những cơ sở nghi là có hoạt động mại dâm, đều nằm dưới sự bảo lãnh của những nhân vật có "uy" với địa phương. Chính vì thế nhiều khi chỉ bằng một cú điện thoại cũng có thể ngăn bước các cơ quan chức năng khi tiến hành kiểm tra.

Bà Lê Thị Hà, Cục trưởng Cục Phòng chống Tệ nạn xã hội, cho biết cả nước hiện có hơn 20.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm. Tuy nhiên cách quản lý những cơ sở này bị buông lỏng, nhất là tại những thành phố lớn. "Chẳng hạn ngay ở TP.HCM, nhiều nơi siết chặt cấp giấy phép cơ sở kinh doanh nhạy cảm song nhiều nơi lại cấp phép tràn lan khó quản lý". 

Thời gian gần đây, gái mại dâm hoạt động tinh vi hơn. Nhiều gái mại dâm là lưu động, không nằm trong đường dây lớn mà tự hoạt động theo kiểu đơn lẻ hoặc theo nhóm 2−3 người, không ở trong nhà chứa hoặc đứng đường mà tự quảng cáo, chào mời trên các trang web đen ở Internet hoặc điện thoại di động. Những đối tượng này rao bán dâm trên mạng, tung thông tin, hình ảnh, số điện thoại hoặc sử dụng nickname để chatsex với sự hỗ trợ của webcam. Sau khi móc nối với khách và xác minh đúng "mật khẩu", gái mại dâm sẽ cho khách địa chỉ hoặc sẽ đi đến địa chỉ của khách. Ngoài ra, hoạt động mại dâm theo phương thức gái bao theo tour du lịch đang gia tăng". (ngưng trích)

Với từng đó ưu điểm, "đội quân tóc dài" đã không ngừng phát triển và đạt tiêu chuẩn: "Dưới chân tượng Bác, đĩ nhiều hơn dân!"

Hèn chi mà ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng không lấy làm hãnh diện: "Nhìn tổng quát, đất nước ta có bao giờ được thế này không?" 




(*) Té ra gái bán dâm đã vận dụng thông thạo chủ trương và đường lối của đảng và nhà nước ta một cách hữu hiệu!
-->

Chính khách Trần Tuấn Anh

Đỗ Mai Lộc (Danlambao) - Nhiệm kỳ Chính phủ trước, nổi lên một Đinh La Thăng, Bộ trưởng Giao thông vận tải với những phát ngôn làm dậy sóng dư luận.

Nhiệm kỳ Chính phủ này, từ “vụ Trịnh Xuân Thanh” dẫn đến “nguyên” Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, và lôi theo những vụ ì xèo như: chạy chức, thất thoát... của Bộ Công thương làm điểm nhấn của dư luận.

Dư luận xã hội quan tâm đến Bộ Công thương, Bộ trưởng bây giờ là ông Trần Tuấn Anh; muốn biết ông TTA sẽ giải quyết hậu quả cũ và chính sách mới của BCT như thế nào?

Việc đầu tiên mang tính chất chiến lược với tư cách Bộ trưởng là ông TTA quyết tâm quy hoạch bằng được “Dự án thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận”. Dự án này, nếu thực hiện sẽ tác động rất lớn đến vùng kinh tế Nam Trung Bộ và Tây Nguyên và ảnh hưởng đến cả nước ít nhất là 3 thế hệ.

Trên Wikipedia tiếng Việt, ngay dòng đầu tiên ghi “Trần Tuấn Anh (sinh ngày 6 tháng 4 năm 1964) là một chính khách Việt Nam.”

Vì vậy, tìm hiểu về “chính khách Trần Tuấn Anh” qua những gì ông ta đã nói và làm được để hiểu được “tâm và tầm” của người quyết tâm quy hoạch bằng được Dự án Thép.

1. Trần Tuấn Anh nói: "Trước khi là một Bộ trưởng, tôi cũng là một công dân và chúng ta bình đẳng trước pháp luật." (https://goo.gl/nYwtVq)

Điều này được hiểu là (a) từ khi ông làm Bộ trưởng thì không còn là “công dân” nữa. (b) “Bộ trưởng” và “công dân”: chúng ta bình đẳng trước pháp luật.

Phân tích (a): "Trước khi là một Bộ trưởng, tôi cũng là một công dân" tức là từ khi làm Bộ trưởng thì không còn là “công dân” nữa.

- Hiến pháp 2013, Điều 17.1 “Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.” Phải chăng ông đã từ bỏ “quốc tịch Việt Nam” và có một quốc tịch khác? nếu không thì ông đã không nói Trước khi…”, mà sẽ nói: Dù là một Bộ trưởng, tôi cũng là một công dân”.

- Nếu cố gắng hiểu theo nghĩa theo cách các quan chức hay nói với dân là: “trước khi là cán bộ, tôi cũng là một người dân” để thể hiện sự gắn bó, đồng cảm với nhân dân.

Ngược đòng thời gian trở về trước, xem ông TTA đã làm “dân” khi nào?.

Ông có quá trình làm việc trải qua nhiều cơ quan quản lý nhà nước (https://goo.gl/0s4WZx).

- 01/1988-4/1994: Chuyên viên Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

- 4/1994-6/1999: Chuyên viên Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- 6/1999-6/2000: Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách công nghiệp, Bộ Công nghiệp.

- 6/2000-5/2008: Phó Vụ trưởng, rồi Quyền Vụ trưởng, sau đó làm Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế, Giám đốc Quỹ Ngoại giao phục vụ kinh tế, Bộ Ngoại giao; Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco (Mỹ).

- 5/2008-8/2010: Thành ủy viên, rồi Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ.

- 8/2010-01/2016: Ủy viên ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng Bộ Công Thương, kiêm Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

- Giai đoạn 15/8/2011-11/9/2013: Hiệu trưởng trường Đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.

- 26/01/2016 Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

- 01/2016-4/2016: Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng Bộ Công Thương, kiêm Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương.

- 4/2016: Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, được Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Người đọc có thể hiểu: Trần Tuấn Anh sinh năm 1964. Đến 1982 (18 tuổi) còn nhỏ học phổ thông phụ thuộc gia đình. 1982-1988 là 6 năm là học đại học, thạc sĩ, có thể tiến sĩ: giai đoạn đó nhà nước còn bao cấp, đi học cũng được hưởng lương như chuyên viên tập sự. Đến 1988 (24 tuổi) là bắt đầu đi làm cán bộ nhà nước.

Tiểu sử ông Trần Đức Lương (https://goo.gl/fTesqU), cha của TTA thì:

- Từ tháng 8/1977-2/1987: Phó Liên đoàn trưởng, Liên đoàn trưởng Liên đoàn Bản đồ Địa chất; Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất; Bí thư Đảng uỷ Liên đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam, Bí thư Ban cán sự Đảng Tổng cục; Đại biểu Quốc hội khoá VII, Phó Chủ nhiệm rồi Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật của Quốc hội; Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Xô; Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá V…

- Từ tháng 6/1996-2006: Ủy viên Bộ Chính trị, sau đó Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng khoá VIII; Ủy viên Bộ Chính trị khoá IX, Đại biểu Quốc hội khoá X, khoá XI; Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.

- Làm Chủ tịch nước, nhiệm kỳ 24/09/1997-26/06/2006, 8 năm 275 ngày.

Trần Tuấn Anh từ khi sinh ra đã là con của một quan chức, sau này (33 tuổi) là con của Chủ tịch nước (nếu gọi là “vua” thì TTA là “thái tử”). Ông được nhà nước bao cấp nuôi toàn bộ từ nhỏ đến bây giờ.

Vậy thì ông TTA làm “dân” khi nào? “Dân” theo đúng nghĩa đen của nó, trong câu nói “Trước khi là một Bộ trưởng, tôi cũng là một công dân”.

Phân tích (b): “Bộ trưởng” và “công dân”: chúng ta bình đẳng trước pháp luật.

Ông TTA nói câu này xuất phát từ nhận thức của mình hay là “Đảng nói” qua mồm của ông!

- Có “luật” dành cho “Bộ trưởng” hay không? nếu có thì sao không xử ông Vũ Huy Hoàng theo “luật” mà phải đưa ra Quốc đến nỗi bàn cãi tới nóng nghị trường?

- Các quan chức Chính phủ, hay thường vụ Quốc hội có thực sự muốn “thành luật về việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức đã nghỉ hưu” không khi hếtQuốc hội hoãnrồi đến Chính phủ lùidự thào Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Nhân dân là nạn nhân trực tiếp của quan chức làm bậy, tại sao bàn về “xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức” không công khai dự thảo ra dư luận cho dân góp ý. Không khéo sau này như “Thương Ưởng” thời nhà Tần sẽ chết thảm vì chính sách hộ khẩu của chính mình.

- Có thực sự “Bộ trưởng” và “công dân” bình đẳng không; trong khi Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng gây thiệt hại cho xã hội gấp triệu lần so với dân thường nhưng chỉ bị cắt cái “nguyên” so với “vì hai con vịt, ba nông dân bị 13 năm tù”, “hai thiếu niên giật bánh mì 18 tháng tù”.

Xin hỏi, cắt cái “nguyên” Bộ trưởng thì ông Vũ Huy Hoàng có “mất cọng lông chân” nào không? có làm sống lại hàng trăm nạn nhân hàng năm bị chết oan vì cấp phép thủy điện vô tội vạ? có thu hồi hàng ngàn tỷ đồng tiền thuế của nhân dân bị thất thoát?

2. Trần Tuấn Anh nói: "Tôi là Đảng viên của Đảng, tôi thực hiện nhiệm vụ của mình cũng là theo sự phân công của Đảng. Tôi không e ngại chuyện từ chức"

Không riêng gì Việt Nam độc đảng, mà nhiều nước dân chủ đa đảng trên thế giới các chính khách đều được đảng của họ cử ra tham gia chính trường; nhưng khác nhau ở chỗ, nội các Chính phủ từ Bộ trưởng đến Thủ tướng chịu trách nhiệm trước Nhân dân, còn ở Việt Nam thì các chính khách chịu trách nhiệm trước Đảng.

Vì vậy mà mới có chuyện Quốc hội mới chưa bầu mà đã bầu Chính phủ mới tháng 4/2016, mặc dù theo Hiến pháp không có lý do nào giải tán Chính phủ cũ!

Xa hơn một chút là tháng 11/2012, tình hình kinh tế - xã hội vô cùng tồi tệ và đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đặt vấn đề từ chức thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dùng trách nhiệm Đảng viên để thoái thác việc từ chức.

Là con nhà nòi sinh ra trong cái nôi cộng sản, ông TTA cũng thừa biết nếu “Dự án thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận” có là “Formosa 2” đi nữa thì sẽ lấy “kim bài Đảng viên” được Đảng bảo kê để không thể từ chức được với lý do “đúng quy trình theo sự phân công của Đảng”; còn dự án thì đúng trình tự thủ tục theo quy định pháp luật của Đảng.

“Dự án thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận” có là “Formosa 2” đi nữa, nhưng điều quan trọng là đến khi hạ cánh, ông TTA và người em đồng hao Lê Phước Vũ sẽ nắm trong tay 1.500 ha đất đẹp nhất ở Ninh Thuận và đằng sau đó có chỗ dựa vững chắc là bóng dáng của “thiên triều Trung Nam Hải”.

(Dự án thép Formosa Hà Tĩnh và Dự án thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận đều cùng đơn vị tư vấn thiết kế CISDI Group China; CISDI còn là nhà thầu chính cho dự án Formosa Hà Tĩnh. CISDI Group là công ty con của MCC (China Metallurgical Group Corporation - Công ty - Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc). MCC là một tập đoàn thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc. MCC chịu sự lãnh đạo của một Đảng bộ thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc. Xem ở đây: https://goo.gl/i5GeZ8, https://goo.gl/TGEk0y, https://goo.gl/wkTVwc,https://goo.gl/NP7emd)

3. Trần Tuấn Anh nói: "Một Chính phủ liêm chính, kiến tạo thì không có chỗ cho người nhà, quan hệ cá nhân, phi pháp lý, vượt lên trên pháp luật” (https://goo.gl/VsEDYh)

Đối chiếu thời gian của hai cha con Trần Đức Lương - Trần Tuấn Anh; từ một chuyên viên, đến năm 1996 ông “bố” Trần Đức Lương vào Ủy viên Bộ Chính trị và làm Chủ tịch nước là một quá trình thăng tiến zích zắc rất nhanh của ông “con” Trần Tuấn Anh.

Con đường này không phải dành cho nhân tài, mà dành sẵn cho “con ông cháu cha”.

Với vai trò là “Bí thư Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng Bộ Công Thương giai đoạn 8/2010-01/2016” trong cơ chế “Đảng lãnh đạo toàn diện” của thể chế Cộng sản thì ông TTA hoàn toàn không thể nói là không liên quan gì đến “vụ Trịnh Xuân Thanh” và hàng loạt bê bối ở Bộ Công thương.

Nếu không có “Thái thượng hoàng” tại vị thì liệu “thái tử” Trần Tuấn Anh có thể từ Bí thư Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng có lên đuợc Bộ trưởng Bộ Công thương hay không?, còn mọi tội lỗi, sai phạm thì “nguyên” Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng gánh hết!

Tài năng, dấu ấn của Trần Tuấn Anh trước khi làm Bộ trưởng, không thấy gì nổi bật. Nếu có, là giai đoạn 15/8/2011-11/9/2013, làm Hiệu trưởng trường Đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh,

Ông nổi tiếng đổi mới với việc “tái cơ cấu” thành “ngôi trường có 7 phó hiệu trưởng, 68 phó khoa và 66 phó phòng” (https://goo.gl/YSBzA1), quy mô lớn nhất nước nhất nước về... bộ máy nhân sự.

Ông đã làm được việc mà ít người có thể làm được, đó là đưa ông Nguyễn Thiên Tuế, xuất phát là giáo viên cấp III lên làm Hiệu trưởng một trường Đại học lớn (https://goo.gl/8fmISb) năm 2015 ngay sau khi ông Tuế vừa kiếm được cái bằng Tiến sĩ 2014 (https://goo.gl/AeX7SI). Ông TTA tạo được truyền thống cho ngành giáo dục là Hiệu trưởng trường Đại học không cần là Giáo sư / phó Giáo sư.

(Những người Quảng Ngãi ở Sài Gòn nói chuyện với nhau: ông Anh đưa ông Tuế lên vì cùng đồng hương Quảng Ngãi, có điểm chung là đều 2 vợ. Điều quan trọng ông Tuế cần ông Anh chống lưng và sẽ không dám “phản” lại ông Anh!)

***

Phần kết

Ông Trần Tuấn Anh được đào tạo, cơ cấu để trở thành chính khách. Có giai đoạn làm việc ở Bộ Ngoại giao; Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco (Mỹ), nhưng môi trường làm việc ở những nước dân chủ tư bản không thay đổi tư duy của một chính khách chuyên nghiệp.

Cũng như Pon Pot (Campuchia) từng du học ở Pháp hay Kim Jong-un (Bắc Triều Tiên) đã được đào tạo ở Thụy Sỹ. Nhưng vì đều là những người của chủ nghĩa cộng sản nên mục đích tối thượng là bảo vệ và duy trì sự độc quyền cai trị của đảng Cộng sản nên họ đã sẵn sàng bần cùng hóa, kể cả diệt chủng chính dân tộc mình.

Ngày Tết cổ truyền viết lan man về quê hương và con người Quảng Ngãi. Người dân Quảng Ngãi đã quá tự hào khi cất lên “Tiếng nói từ Mộ Đức” (https://goo.gl/s0KfU1) có nói về Chủ tịch nước Trần Đức Lương, nên không mong muốn có thêm một “Trần Tuấn Anh” nữa.

Lịch sử Việt Nam chưa từng có hai cha con đều là tội đồ của dân tộc; tuy nhiên sẽ có, nếu “Formosa 2” trở thành hiện thực.

-->

Cảnh giác: Mỹ-Trung thỏa thuận để Đài Loan độc lập đổi lấy Việt Nam

Nguyễn Vĩnh Long Hồ (Danlambao) - ...Tại sao Tập Cận Bình chọn VN để tấn công mà không phải là Philippines hay Đài Loan? Vì VN không nằm trong trục liên minh Mỹ - Nhật - Philippines đã thành hình và Đài Loan đặt dưới sự bảo vệ của Hoa Kỳ. Một bước lùi để Đài Loan độc lập, Mỹ sẽ làm ngơ để TC tấn công VN. Theo thỏa thuận ngầm giữa Washington và Bắc Kinh? Khi TC tấn công Việt Nam sẽ không lôi kéo Mỹ - Nhật nhập cuộc. Đây là hậu quả của chánh sách “3 không” cực kỳ ngu xuẩn của những tên “lãnh tụ đầu tôm” trong ĐCSVN...

*

Tân Tổng thống Đài Loan bà Thái Anh Văn không ủng hộ “Một Nước TQ Duy Nhất”: 

Theo báo chí TC ngày 21/5/2016, Bắc Kinh cảnh báo sẽ cắt đứt mọi liên lạc chính thức với Đài Loan, nếu tân Tổng thống Thái Anh Văn không ủng hộ nguyên tắc “một nước Trung Quốc Duy nhất”.

Lời cảnh báo này được đưa ra ngày 20/5/2016, trong bài diễn văn nhậm chức tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn đã không nhắc gì đến nguyên tắc “Một nước Trung Quốc duy nhất” mà chỉ kêu gọi “đối thoại tích cực với Bắc Kinh”. Nguyên tắc nầy đã được cựu Tổng thống Mã Anh Cửu thuộc Quốc Dân Đảng thừa nhận sau cuộc gặp gỡ giữa các đại diện đảng này với quan chức TC năm 1992. Trong 8 năm, Mã Anh Cửu cầm quyền, quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan đã được thắt chặt hơn.

Tuy đã tách rời khỏi Trung Hoa Lục Địa từ năm 1949, sau khi kết thúc nội chiến cho tới nay, Đài Loan chưa bao giờ chính thức tuyên bố độc lập. Về phần Bắc Kinh thì vẫn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ của Tàu Cộng, sớm hay muộn gì cũng sẽ thống nhất với Hoa lục. Nhưng, bản thân bà Thái Anh Văn và đảng Dân Tiếng chưa hề công nhận cái gì gọi là “đồng thuận 1992”. Đảng Dân Tiến của bà Thái Anh Văn vốn “chủ trương độc lập” cho Đài Loan, cho nên Bắc Kinh vẫn rất nghi ngại vị nữ tổng thống này và đã từng cảnh cáo bà là đừng nên có ý định chính thức tuyên bố độc lập cho Đài Loan.

Trong bài diễn văn nhậm chức đọc tại Phủ tổng thống trước 20.000 người hôm 20/5/2016, tân lãnh đạo Đài Loan nhận định: “Lãnh đạo của 2 bên phải để lịch sử sang một bên và hướng tới đối thoại mang tính xây dựng vì lợi ích của nhân dân của đôi bên”.

Trong khi Bắc Kinh muốn bà Thái Anh Văn chấp nhận bản thỏa thuận ngầm giữa Bắc Kinh và Đài Bắc năm 1992, theo đó chỉ có “một nước Trung Quốc duy nhất” thì bà Thái Anh Văn khẳng định: “Các mối quan hệ song phương là bộ phận gắn liền việc thiết lập hòa bình trong khu vực và an ninh chung” và “Đài Loan sẽ tham gia tích cực và không bao giờ vắng mặt”. Trong khi đó, báo chí TC nói rất ít về tin tân tổng thống Đài Loan nhậm chức. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo nhận định rằng, việc bà Thái Anh Văn lên nắm quyền đánh dấu khởi đầu cho “một thời kỳ bấp bênh”.

Bắc Kinh luôn coi Đài Loan như một phần của lãnh thổ nước này, nếu cần sẽ dùng vũ lực để thu hồi và thường xuyên cảnh cáo mọi ý định đòi độc lập cho hòn đảo nầy. Truyền thông nhà nước TC đưa tin QĐNDTQ đã thực hiện ít nhất 3 cuộc diễn tập ở bờ biển phía đông nam kể từ đầu tháng 5/2016. Cuộc tập trận lớn nhất đã diễn ra trong những ngày gần đây bởi một trung đoàn thuộc Quân đoàn 31 của QĐNDTQ, đóng quân tại tỉnh Phúc Kiến ngang qua eo biển Đài Loan. Quân đội Đài Loan cũng cảnh báo rằng, Bắc Kinh đã thực hiện một cuộc tấn công vào các mục tiêu giống các địa hình ở Đài Loan. Đài Loan cũng ước tính TC nhắm hàng trăm tên lửa vào đảo quốc nầy.

Trong báo cáo đánh giá của BQP Mỹ về tiềm năng quân sự của QĐNDTQ cho biết, ngoài tham vọng thống trị Biển Đông, Bắc Kinh còn gia tăng năng lực tấn công đổ bộ đảo Đài Loan. Cũng theo BQP Mỹ, hiện nay TC chưa tin chắc có đủ khả năng dùng vũ lực đánh chiếm Đài Loan, nhưng Bắc Kinh vẫn tiếp tục cải tiến vũ khí và phương tiện quân sự để chờ thời cơ thuận lợi sẽ tiến hành xâm lược…

Bắc Kinh đã thành lập 2 sư đoàn đổ bộ, 1 lữ đoàn thiết giáp lội nước, 3 sư đoàn dù, 11 trung đoàn không vận và 2 lữ đoàn TQLC. Trong tương lai, TC sắp hạ thủy tàu chiến đổ bộ cỡ lớn thứ 4 có khả năng chở 4 tàu lướt sóng, 50 tàu đổ bộ lớn nhỏ, 4 trực thăng cho hải quân PLA. Hải quân TC được cho là đang cần thêm 30 tàu chở xe tăng, 22 tàu chở quân và đã hợp đồng với Ukraine để mua tàu đổ bộ hạng nặng đệm khí.

Trang Defense News của quân đội Mỹ cho rằng, Bắc Kinh đã hoạch định, tính toán các phương án tấn công Đài Loan, song chiến thuật quan trọng nhất là phối hợp tác chiến đổ bộ, nhảy dù, chiến tranh điện tử và phá hoại hậu cần. Mục tiêu là nhằm chọc thủng hệ thống phòng thủ của Đài Loan, lập đầu cầu đổ bộ ở phía Bắc hoặc phía Nam, triển khai quân đánh chiếm các vị trí chiến lược và cuối cùng là khống chế toàn bộ đảo này. Bắc Kinh coi đảo Đài Loan là một phần thuộc lãnh thổ nước này, trong khi đó, Đài Loan luôn hướng tới vị thế “độc lập” còn Mỹ luôn ủng hộ hòn đảo phát triển sức mạnh quân sự để tự vệ.

Tập Cận Bình đã kiên quyết đàn áp các hành động ly khai dưới mọi hình thức nhằm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền và lãnh thổ của nước nầy. Họ Tập cho rằng: “Đây là ước muốn chung và ý chí vững chắc của tất cả người TQ. Đó cũng là cam kết và trách nhiệm của chúng tôi đối với lịch sử và nhân dân.” họ Tập nói. “Các chính sách của Bắc Kinh đối với Đài Loan là rõ ràng, nhất quán và không suy chuyển cùng với sự thay đổi trong tình hình chính trị của Đài Loan.”

Trong khi Tập Cận Bình xem các khu tự trị và đặc biệt Đài Loan là các đối tượng nổi loạn và phải được sự kiểm soát bằng vũ lực nếu cần thiết. Nhưng, sau chiến thắng, bà Thái Anh Văn đã phát tín hiệu cảnh báo Bắc Kinh: “Hệ thống dân chủ, bản sắc dân tộc và không gian quốc tế của chúng tôi phải được tôn trọng, bất kỳ hình thức nào cũng sẽ gây tổn hại mối quan hệ giữa hai bờ eo biển.”

Mới đây, ngày 29/5/2016, tân tổng thống Đài Loan đã đi thị sát 2 căn cứ không quân Hoa Liên (Hualien) và Gia Thiện (JiaShan) miền Đông Đài Loan. Phát biểu trước các sỹ quan và binh sĩ, bà Thái Anh Văn khẳng định rằng, Đài Loan sẽ không để cho bất kỳ ai khác muốn làm gì thì làm trên không phận của mình. Động thái nầy rõ ràng nhắm vào Bắc Kinh. 

Trước đó, theo Sputnik, cuộc tập trận quân sự được Đài Loan tiến hành từ ngày 26-27/1/2016 trên hòn đảo Kim Môn, một hòn đảo do Đài Loan kiểm soát và nằm ngoài khơi Hoa Lục, điểm đặc biệt của cuộc tập trận lần này đã xuất hiện hàng loạt vũ khí mới do quân đội Đài Loan tự sản xuất hoặc mua của nước ngoài như súng trường tấn công T-91 và súng trường bắn tỉa Barrett,

Trong khi đó, Liên đội Không quân chiến thuật 455 thực hiện các bài diễn tập phòng không tại căn cứ không quân Chiayi. Năng lực hoạt động của phi đội chiến đấu cơ F-16 trang bị tên lửa “không đối không” AIM-9 Sidewinder và AIM-120 của Đài Loan cũng được đưa ra biểu diễn. Cùng với khoản đầu tư 111 triệu USD để mua 3 chiếc trực thăng EC225 Super Pumas, không quân Đài Loan đã cho trình diễn khả năng hoạt động của loại máy bay này cùng với chiếc trực thăng Sikorsky S-70C Blue Hawk trong cuộc tập trận.

Ngoài ra, lực lượng hải quân tiến hành các bài tập trận chống tàu ngầm do hạm đội 124 đảm nhận với sự xuất hiện của tàu khu trục lớp Kidd và tàu hậu vệ La Fayette cùng sự yểm trợ của trực thăng S-70C. Thêm vào đó, chiếc tàu hộ tống mới, lớp Tuo Chiang và Kuang Hua-6 được trang bị tên lửa chống hạm Hsiung Feng.

Cuộc diễn tập của Đài Loan còn diễn ra trong bối cảnh tình hình căng thẳng trên Biển Đông, tuyến đường biển mang lại giá trị thương mại giá trị 5.000 tỷ USD/ năm không ngừng gia tăng. Đây cũng là lý do Mỹ quyết định tiến hành tập trận chung với các nước trong khu vực, cũng như triễn khai tuần tra cả trên biển và trên không gần những hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng trái phép, nhằm đảm bảo quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông. 

Ngày 16/1/2017, bà Thái Anh Văn cũng kêu gọi xây dựng tự do hàng hải và giải pháp hòa bình cho các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Bà Thái Anh Văn còn cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh các mối quan hệ với Nhật Bản và khẳng định chủ quyền của Đài Loan, vùng lãnh thổ mà Bắc Kinh cho là một phần lãnh thổ “không thể tách rời” của TC.

Trong khi đó, Bắc Kinh ngang ngược, khẳng định họ không cho phép Đài Loan xây dựng bất kỳ hành động “độc lập” nào. Bắc Kinh sẽ sẵn sàng đối thoại với bất kỳ đảng phái nào tại Đài Loan, miễn là đảng phái nầy phải công nhận rằng, 2 bờ eo biển đều là một nước Trung Quốc. Chủ trương của Bắc Kinh hoàn toàn đi ngược lại chính sách của Đảng Dân Tiến của bà Thái Anh Văn chủ trương độc lập cho Đài Loan.

Quan hệ Trung - Đài bước vào thời kỳ bất ổn:

Theo nhật báo Pháp Les Echos nhận định: Quan hệ TC & Đài Loan đang bước vào thời kỳ bất ổn với việc tân Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tuyên thệ nhậm chức với chủ trương đối thoại nhưng không hy sinh chủ quyền, bà sẽ nói với lãnh đạo Bắc Kinh những gì mà Đài Bắc không chấp nhận. Lần đầu tiên trong lịch sử Đài Loan, lãnh đạo ngành hành pháp nắm luôn đa số trong ngành lập pháp. Tổng thống Thái Anh Văn hội đủ điều kiện thuận lợi để đối phó với Bắc Kinh. Nhưng, giữa lập trường chính trị và thực tế địa chính trị (TC nhập 40% hàng xuất cảng của Đài Loan).

Trả lời phỏng vấn của Les Echos, nhà phân tích chính trị về TC, Stéphane Corcuff giải thích: “Bà Thái Anh Văn không thể không để ý đến thế mạnh của TC và mưu đồ “thu hồi đảo Đài Loan”. Tuy nhiên, “đồng thuận 1992” chẳng qua là sự cam kết giữa 2 đảng, ĐCSTQ và Quốc Dân Đảng không có ghi lại bằng văn kiện. Tình hình hiện nay hoàn toàn khác. Khi nói đồng thuận chỉ có một nước Trung Hoa, nhưng Trung Hoa nào?” Theo chuyên gia Stéphane Corcuff, Bắc Kinh đang đứng trước thực tế là Đài Loan không bao giờ chịu sáp nhập vào Trung Quốc Đại Lục.

Theo báo cáo quốc phòng 2015 của Đài Loan, TC đang chuẩn bị cho một cuộc chiến quy mô lớn, làm tăng nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột quân sự, chi tiêu quốc phòng hàng năm của Đại Lục duy trì ở mức hai con số chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Bắc Kinh tăng cường sức mạnh lực lượng hải quân & không quân trong khu vực nhằm ngăn nước ngoài như Mỹ & Nhật can thiệp nếu một cuộc tấn công có thể xảy ra: Sina ngày 17/1/2016 đăng lại bài bình luận trên tạp chí Kanwa Defense Review của Canada về chủ đề, quân đội TQ vẫn coi “Chiến tranh thống nhất Đài Loan” là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, quân đội Đài Loan là một trong những “đối tượng tác chiến” của họ. Trước đây, trong các phương án “thống nhất Đài Loan” của QĐNDTQ, Mỹ luôn được xem là nhân tố quan trọng và tác động trực tiếp đến chiến cuộc.

Mỹ “yếu tố bảo vệ Đài Loan”:

Lần đầu tiên, Đài Loan được Mỹ đưa vào danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ nhận được sự “tài trợ và huấn luyện” của Mỹ trong năm tài chính 2016 để bảo vệ Biển Đông. Theo nguồn tin của The Diplomat, số ra ngày 01/10/2015, lưỡng viện Quốc hội Mỹ đã biểu quyết thông qua ngân sách Quốc phòng Mỹ trong năm tài chính 2016, cho phép BQP Mỹ “tài trợ và huấn luyện” cho 7 nước Đông Nam Á Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Brunei, Singapore.

Điểm đặc biệt là vào giờ chót, Đài Loan đã được đưa thêm vào danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ nhận được sự hỗ trợ của Mỹ. Cụ thể, mục 1261 của Luật ngân sách Quốc phòng tài khóa (NDAA) 2016 vạch ra một nội dung mới gọi là “Sáng kiến Biển Đông” lần đầu tiên xuất hiện trong phần “Những vấn đề liên quan đến khu vực châu Á - TBD”. Nó lưu ý rằng, BQP được ủy quyền để cung cấp hỗ trợ và huấn luyện cho Indonesia, Philippines, Thái Lan, VN, Brunei, Singapore và vùng lãnh thổ Đài Loan nhằm mục đích tăng cường an ninh hàng hải và nhận thức về lĩnh vực hàng hải của các nước ven Biển Đông”.

Nội dung của NDAA 2016 cũng đề cập đến việc Mỹ ủng hộ Đài Loan phù hợp theo đạo luật an ninh chung giữa 2 nước còn gọi là “Đạo luật Quan hệ Đài Loan” mà theo đó, Washington có trách nhiệm bảo đảm cho Đài Loan có một thế trận quốc phòng mạnh mẽ. Đặc biệt, “Luật Ngân sách Quốc phòng” tài khóa 2016 của Mỹ quy định: “Mỹ phải tiếp tục ủng hộ các nỗ lực của Đài Loan trang bị những phương tiện hiện đại và vượt trội để có thể cân bằng với sức mạnh quân sự đang lên của Tàu Cộng”.

Trong số các loại vũ khí cần được tăng cường có tàu xung kích cao tốc, tên lửa “địa đối hải”, hệ thống tu sửa khẩn cấp đường băng quân sự, mìn tấn công và tàu ngầm để tối ưu hóa hệ thống quốc phòng của eo biển Đài Loan.

Trước đó, trong một cuộc Hội thảo tại Washington mới đây với chủ đề “Đài Loan với Biển Đông”, một số chuyên gia tư vấn và hoạch định quốc phòng Mỹ đã cảnh báo đang có một cơn bão quân sự đang thành hình trên Biển Đông và cơn bão nầy liên quan trực tiếp tới Đài Loan. Các ý kiến nhấn mạnh, Mỹ cần phải hành động và hành động ngay để ngăn chận TC bành trướng trên Biển Đông, vì nếu để Bắc Kinh tự tung tự tác ở Biển Đông, an ninh của Đài Loan cũng sẽ bị đe dọa.

Bắc Kinh cảnh báo Donald Trump về Nguyên Tắc “Một Nước Trung Hoa:

Công nhận “một nước Trung Hoa” là “không thể bàn cải”. Bắc Kinh ngày 15/1/2017 đưa ra lời tuyên bố khẳng định như trên, nhằm đáp trả lại Donald Trump, Tổng thống tân cử Mỹ trước đó đã tuyên bố, sẵn sàng xét lại nguyên tắc nầy để củng cố quan hệ giữa Hoa Kỳ và Đài Loan.

Lục Khảng - Phát ngôn viên BNG Tàu Cộng - đã giận dữ tuyên bố nói: “Nguyên tắc một nước Trung Hoa là nền tảng chính trị cho mối quan hệ Mỹ - Trung, đó không phải là chủ đề thương lượng,” Lục Khảng nhấn mạnh. “Trên thế giới này chỉ một nước Trung Quốc và Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Chính phủ nuớc Cộng Hòa Nhân Dân là chính phủ hợp pháp của Trung Quốc”.

Theo AFP, TC đã có phản ứng mạnh mẽ như trên do việc hồi trong tuần, khi trả lời phỏng vấn nhật báo Wall Street Journal, ông Donald Trump nêu rõ là: “Mọi thứ đang được đàm phán, kể cả chính sách “Một nước Trung Hoa”. Bên cạnh đó, ông Trump còn biện minh về cuộc trao đổi điện đàm với tổng thống Thái Anh Văn - người đàn bà thép của Á Châu - và vào trung tuần 12/2016, ông Trump đã đe dọa Bắc Kinh là “không công nhận nguyên tắc một nước Trung Hoa”.

Ngày 31/12 tại dinh thự Mar-a-Lago, ông Donald Trump trả lời báo giới trong buổi tiệc mừng năm mới rằng, ông không loại trừ khả năng gặp Tổng thống Đài Loan bà Thái Anh Văn nếu bà sang thăm Hoa Kỳ sau khi ông chính thức nhiệm chức. Trước đó, ngày 09/12, cuộc điệnn đàm giữa tân Tổng thống Hoa kỳ đắc cử với Tổng thống Đài Loan khiến Bắc Kinh sửng sốt. Cú điện đàm phá lệ đặt ra trong chính sách của Hoa Kỳ thiết lập từ năm 1979 khi quan hệ hai bên bị cắt đứt chính thức. 

Mỹ - Nhật đang giăng bẫy Tàu Cộng ở Biển Đông - Đài Loan là mồi nhử:

Cái bẫy do liên minh Mỹ - Nhật tạo ra trên Biển Đông mà Đài Loan là miếng mồi nhữ để TC rơi vào. Hiện nay, giới lãnh đạo Bắc Kinh chắc chắn phải suy nghĩ nghiêm túc về chủ đề nầy để đưa ra phản ứng phù hợp với tình thế. Bất cứ tính toán sai lầm nào của Bắc Kinh đề có thể dẫn đến xung đột vũ trang. Tập Cận Bình chắc phải đau đầu liệu Tổng thống Donald Trump sẽ ra chiêu gì? Có thể sẽ mạnh tay sử dụng Đài Loan để làm áp lực Bắc Kinh trong hàng loạt lĩnh vực khác nhau hay không? Hay đơn giản ở mức độ “hù dọa” cho Bắc Kinh nhận thức được khả năng này.

Tổng thống Donald Trump vốn có sự mâu thuẫn sâu sắc với Tàu Cộng và chính quyền của ông Trump sẽ thúc đẩy các hành động tăng cường lực lượng quân sự tại các căn cứ ở Australia để phù hợp với kế hoạch nhằm vào TC của Donald Trump. Dẫn lời Đô đốc Harry Harris cho biết: “Để chống lại các bước đi chính trị quân sự của Bắc Kinh, năm 2017, Mỹ sẽ triển khai máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor và máy bay ném bom chiến lược B-2, B-1B ở căn cứ không quân của Australia. Mỹ sẽ sử dụng vài hạm đội tác chiến của Hải quân Mỹ hạm đội 3,5 và 7 và nhiều phi đội không quân chiến thuật và chiến lược của Không quân Mỹ”.

Theo Đô đốc về hưu Dennis Blair, Mỹ không thể chấp nhận những yêu sách của Bắc Kinh về chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông. Trong trường hợp xung đột xảy ra, quân đội Mỹ chỉ cần mất khoảng 10 - 15 phút để khống chế các tiền đồn của TC tại Biển Đông. Theo bà Deborah James, Bộ trưởng Không quân Mỹ, cho biết, các đồng minh của Washington trong khu vực đang yêu cầu Không quân Mỹ tăng cường sự hiện diện trong khu vực. Hiện không quân Mỹ có khoảng 45.000 binh sĩ ở nhiều căn cứ trên Thái Bình Dương và Mỹ sẽ tiếp tục điều các “máy bay ném bom chiến lược tầm xa” như B-1, B-2 và B-52 tham gia các chiến dịch thực thi quyền tự do hàng hải hàng không ở Biển Đông.

Đài Loan từ lâu đã là trọng điểm trong quan hệ Mỹ - Trung. Bắc Kinh coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực khi cần thiết. Tôn trọng nguyên tắc “một nước Trung Hoa” Washington từ năm 1979 cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Bắc, cho đến khi TT Donald Trump phá vỡ nguyên tắc trên, khi tuyên bố trên các phương tiện truyền thông sẽ xem xét lại chính sách dài hạn mơ hồ đối với Đài Loan.

Đái Húc, đại tá không quân TC về hưu, tuyên bố: “TQ không e sợ đối với Mỹ,” ông ta nói. “Không có sự hợp tác từ TQ, Trump sẽ chẳng đạt được điều gì cả. Tôi dám nói rằng, nếu ông ta chọn cách đối đầu với TQ, ông ấy sẽ không ngồi được ghế tổng thống quá 4 năm”. Còn Kim Xán Vinh, giáo sư ngành quan hệ Quốc tế ĐH Nhân dân, còn mạnh miệng tuyên bố: “TQ là rồng, Mỹ là đại bàng, Anh là sư tử. Khi “Rồng” tỉnh giấc, tất cả những con vật khác đều là đồ ăn vặt của nó”.

Những phản ứng cứng rắn như trên, không định hình chính sách đối ngoại của Tàu Cộng. Song Tập Cận Bình cùng các lãnh đạo TC khác rất nhạy cảm với cơn phẫn nộ mang tính “chủ nghĩa dân tộc cực đoan” ở trong nước. Vì thế, áp lực đối với Tập Cận Bình có khả năng tăng lên nếu TT Donald Trump tiếp tục công khai chỉ trích TQ, đặc biệt trước vấn đề Đài Loan đòi độc lập. 

Ủy ban Quốc gia Chính sách Mỹ (NCAFP) đã đưa ra báo cáo “Thiết lập trật tự khu vực Đông Á”, cựu Chủ tịch của Viện Mỹ tại Đài Loan (AIT) Stephen Young cũng tham gia viết báo cáo này rằng: “Tôn trọng chế độ dân chủ mạnh mẽ của Đài Loan; cần tiếp tục cung cấp vũ khí mang tính phòng thủ cho Đài Loan; Quân đội Mỹ cần duy trì lực lượng quân sự mạnh mẽ ở khu vực Châu Á-TBD, cuối cùng Washington cần nói rõ với Bắc Kinh rằng: “Điều mà Mỹ kiên trì lâu dài chính là vấn đề hai bờ không thể được giải quyết bằng đe dọa hoặc vũ lực”.

Điều này cho thấy khả năng Mỹ can thiệp mạnh mẽ vào vấn đề Đài Loan tăng lên, điều đáng chú ý là Mỹ - Nhật Bản bắt tay liên minh thúc đẩy vấn đề hai vùng Biển Đông và Hoa Đông về vấn đề Đài Loan, tạo ra một cục diện cạnh tranh chiến lược ngăn chận toàn diện đối với Tàu Cộng. Tóm lại, Mỹ - Nhật giăng bẫy chiến lược mà Đài Loan là miếng mồi cho “con rồng giấy” TC sụp bẫy.

Tập Cận Bình tấn thoái lưỡng nan:

Tập Cận Bình thừa biết rằng, nếu Trung - Nhật xảy ra xung đột quân sự trên Biển Đông hoặc Hoa Đông. TC chưa chắc thắng được Nhật Bản, nhưng nếu Mỹ can thiệp, TC sẽ đại bại là điều chắc chắn sẽ xảy ra. 

Vasily Kashin - nhà nghiên cứu cấp cao, Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ cao Nga - cho rằng: “Trên biển TC hoàn toàn không có ưu thế số lượng mang tính áp đảo; đồng thời về chỉ tiêu chất lượng, tàu chiến TC hoàn toàn thua xa Nhật Bản. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản thậm chí còn mạnh hơn quân đội Mỹ”.

Khác với Vasily Kashin, Konstantin Sivkov Phó viện trưởng Học viện Địa chính trị Nga - đánh giá sức mạnh của Hải - Không quân Tàu Cộng cao hơn Nhật Bản một chút: “Về số lượng, Quân đội TC hơn nhiều Nhật Bản. TC có 2,3 triệu quân. Nhật Bản chỉ có 250.000 quân. Nhưng, chiến tranh xung quanh hòn đảo tranh chấp sẽ chủ yếu dựa vào sức mạnh của Hải & Không quân. Để đoạt lấy các hòn đảo trên, TC có thể sẽ điều động 400 - 500 chiến đấu cơ, không ít hơn 20 tàu ngầm diesel. Phía Nhật bản có thể điều gần 150 chiến đấu cơ, tàu ngầm diesel, 5-10 tàu khu trục và tàu hộ vệ chỉ bằng 1/3 của TC,” ông chỉ ra. “Không quân TC chủ yếu là hàng nhái, chất lượng kém, chiến đấu cơ sẽ chiếm ưu thế mang tính quyết định.”

Năm 2017 được quốc tế dự báo là năm khó khăn cho họ Tập và khó khăn lớn nhất là quan hệ đôi bờ eo biển Đài Loan trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết từ khi Tổng thống Donald Trump phá vở quy tắc nhiều thập niên của Mỹ, đàm thoại trực tiếp với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn và sau đó tỏ ra nghi ngờ về chính sách “một Trung Hoa” vốn là nền tảng để Mỹ - Trung bình thường hóa quan hệ từ năm 1979.

Vấn đề Đài Loan, rõ ràng TT Donald Trump đã dồn Tập Cân Bình vào chân tường khi TT Thái Anh Văn tuyên bố độc lập bất chấp lời hăm dọa của Bắc Kinh. Theo hãng tin China News, tuyên bố được xem như lời cảnh cáo đối với Đài Loan là hải đảo bất trị. Phát ngôn viên cơ quan chính phủ đặc trách quan hệ Đài Loan, cho rằng TQ có quyết tâm không gì lay chuyển và khả năng dùng vũ lực ngăn chận mọi ý đồ độc lập và ly khai ở Đài Loan. Do vậy, thực tế sẽ chứng minh “độc lập là tử lộ”.

Có 3 kịch bản dành cho Tập Cận Bình giải quyết vấn đề Đài Loan tuyên bố độc lập được tiên liệu như sau:

[1] Dùng vũ lực đánh chiếm Đài Loan để sáp nhập vào Hoa Lục? Kịch bản nầy bất khả khi, vì dùng vũ lực đánh chiếm Đài Loan sẽ khiến quân đội Mỹ và Nhật Bản nhập cuộc. PLA sẽ không đủ khả năng giành chiến thắng và sẽ bại trận một cách nhục nhã trước liên minh Mỹ - Nhật - Đài.

[2] Chấp nhập cho Đài Loan độc lập thì uy tín lãnh đạo ĐCSTQ của Tập Cận Bình sẽ tiêu tan trước khi đối mặt sự chuyển đổi lãnh đạo ở Bắc Kinh, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11 năm nay, khi Đại hội toàn quốc lần thứ 19 của ĐCSTQ diễn ra. Hiện quá trình tranh giành vị trí lãnh đạo cốt cán đã bắt đầu.

[3] Nếu chấp nhận Đài Loan độc lập, Tập Cận Bình phải đối mặt khó khăn nội bộ đó là chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Muốn hóa giải vấn đề nầy, họ Tập sẽ chọn một cuộc chiến tranh ở ngoại biên để đánh lạc hướng dư luận sôi sục trong nước. Vậy đâu là mục tiêu để Tập Cận nhắm tới? Đó là Việt Nam trong tầm ngấm của họ Tập. Bắc Kinh sẽ mặc cả với Mỹ trên lưng dân tộc Việt Nam để đánh đổi sự Đài Loan độc lập với việc để Bắc Kinh thôn tính Việt Nam.

Dùng chiến tranh ngoại biên đánh lạc hướng dư luận trong nước:

Tập Cận Bình học chiêu nầy từ sư phụ Mao Trạch Đông để giải quyết những bế tắc trong nước, dùng chiến tranh biên giới Nga năm 1969 để đánh lạc hướng dư luận. Bắc Kinh hiện đang lên kế hoạch thực hiện chính sách đối ngoại phiêu lưu, thậm chí gây ra chiến tranh để đánh lạc hướng dư luận trong nước về các vấn đề nợ nần chồng chất, bạo loạn đang gia tăng hàng ngày, nạn thất nghiệp, tham nhũng, xâu xé nội bộ, môi trường sống ô nhiễm trầm trọng gần như hết thuốc chữa, đặc biệt là vấn đề Đài Loan tuyên bố độc lập... nhằm tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân TQ.

Thuyết “Dùng chiến tranh đánh lạc hướng” (Diversionary Theory of War). Nhiều học giả đã lưu ý các nhà lãnh đạo chính trị sử dụng “chính sách đối ngoại hiếu chiến” để củng cố vị thế lãnh đạo trong nước của họ

Theo Shakespeare (1845) đã đề nghị với các chính khách rằng: “Hãy để tâm trí người dân quay cuồng bận rộn với những cuộc cãi vã ở nước ngoài” (Be it thy course to busy giddy minds with foreign quarrels). 

Nhà sử học Michel Bodin (1955) chỉ ra rằng: “Cách tốt nhất để gìn giữ quốc gia khỏi sự nổi loạn và nội chiến là tìm ra một kẻ thù để các thần dân có thể cùng nhau chống lại”. 

Theo Schumpeter (1939) cho rằng: “Chủ nghĩa đế quốc và chiến tranh không phải phục vụ lợi ích của tầng lớp tư bản mà phục vụ lợi ích của giới tinh hoa quân sự - tầng lớp đã sử dụng chiến tranh và mối đe dọa chiến tranh để hợp thức hóa và duy trì vị trí áp đảo của mình trong nước”. 

Hass & Whiting (1956 & 1962) chỉ ra rằng: “Các chính khách có thể bị chi phối bởi chính sách xung đột quốc tế, nếu không muốn nói là dùng chiến tranh để bảo vệ họ trước sự nổi dậy của kẻ thù trong nước”. 

Vấn đề là nếu Bắc Kinh nhượng bộ Hoa Kỳ để Đài Loan độc lập. Tập Cận Bình và các chiến lược gia TC có thể họ đang nghiên cứu chiến lược tấn công ngoại biên để đánh lạc hướng dư luận và chủ nghĩa cực đoan trong nước. Những mục tiêu tấn công từ khó đến dễ như sau:

- Biển Đông: Chưa đủ thế và lực để đánh thắng Mỹ & đồng minh. 

- Vùng Viễn Đông & Siberia: Chưa đúng thời cơ. 

- Việt Nam: Mục tiêu dễ nhất để thôn tính. 

Tại sao Tập Cận Bình chọn VN để tấn công mà không phải là Philippines hay Đài Loan? Vì VN không nằm trong trục liên minh Mỹ - Nhật - Philippines đã thành hình và Đài Loan đặt dưới sự bảo vệ của Hoa Kỳ. Một bước lùi để Đài Loan độc lập, Mỹ sẽ làm ngơ để TC tấn công VN. Theo thỏa thuận ngầm giữa Washington và Bắc Kinh? Khi TC tấn công Việt Nam sẽ không lôi kéo Mỹ - Nhật nhập cuộc. Đây là hậu quả của chánh sách “3 không” cực kỳ ngu xuẩn của những tên “lãnh tụ đầu tôm” trong ĐCSVN. 

Tưởng cũng nên nhắc lại, TBT Nguyễn Phú Trọng sang chầu thiên tử Tập Cận Bình ngày 12/01/2017 đã ký 15 văn kiện bán nước, nhưng đó chỉ là mặt nổi. Một “mật ước” giữa Trọng Lú và họ Tập là khi quân Tàu Cộng PLA mở cuộc vượt biên tấn công Việt Nam như năm 1979, thì nhiệm vụ của Trọng Lú sẽ ra lệnh các lực lượng vũ trang QĐNDVN gồm Hải - Lục - Không Quân, CANDVN… “án binh bất động”, buông súng đầu hàng vô điều kiện trước quân xâm lược Tàu Cộng. Hiện nay, theo chỉ thị của Tập Cận Bình, TBT Nguyễn Phú Trọng đã hoàn tất quyết tâm “Hán hóa” đội ngũ lãnh đạo Việt Nam chờ chuyển giao quyền lực cho Bắc Kinh.

Số phận những tên lãnh đạo đcsvn sẽ ra sao?:

Số phận của bọn Thái thú Cộng sản Hà Nội như: Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn thị Kim Ngân, Nguyễn Xuân Phúc, Nông Đức Mạnh, Mười, Anh, Phiêu, Dũng Sang... Tập Cận Bình có để yên bọn chúng sống an hưởng tuổi già, sống vinh hoa phú quý trong các biệt thư nguy nga tráng lệ hay không? Câu trả lời khẳng định nhất là “KHÔNG”! Ngay sau khi thôn tính Việt Nam xong, gia đình, vợ con quý vị sẽ trở thành con tin, áp lực quí vị đem tất cả hiện kim và hiện vật mà quý vị bóc lột, vơ vét được của nhân dân Việt Nam phải giao nạp chúng nó để chuộc mạng.

Độc chiêu của bọn Chệt Cộng, đó là chiêu “quá kiều trừu bản” nghĩa đen của nó là “qua cầu rút ván”. Số phận của quý vị đã được bọn lãnh đạo Bắc Kinh an bài qua “12 chữ vàng khè” mà quý vị có mắt như mù biết gì về thủ đoạn tàn độc của chúng nó: “Phi điểu tận luơng cung tàn, giảo thử tử cẩu phanh thây” nghĩa đen của nó là “Chim chết cất cung, Thỏ chết giết chó”.

Vả lại, dưới tầm nhìn của Tập Cận Bình thâm hiểm, quý vị lãnh đạo ĐCSVN là những tên ngu xuẩn phản quốc, mãi quốc cầu vinh. Họ Tập chỉ dùng quý vị trong một giai đoạn nhất định nào đó, giống như xài một lũ chó săn trong một mùa săn thì làm sao Tập Cận Bình tin dùng quý vị được chứ?

Uổng sát công thần hầu như là một thứ định luật chính trị tàn nhẫn trong lịch sử cổ kim Trung Hoa. Khi mùa săn đã qua, lũ chó săn sẽ bị phanh thay trước để khỏi nuôi tốn cơm, đôi khi còn phản chủ, cắn lại mình. Lịch sử Tàu đã chứng minh điều nầy để quí vị sáng mắt:

Ngay từ đầu, Phạm Lãi đã nhìn thấu ruột gan của Việt Vương Câu Tiễn. Vì vậy, khi thành công, Phạm Lãi phải từ quan, tìm cách đổi tên họ, ngao du ngũ hồ mới sống tới hết tuổi già. Đường Thái Tôn tuy được dân Tàu tôn vinh là vị minh quân, nhưng cũng là tay giết hại công thần nhiều nhất. 

Lưu Bang nổi danh trong lịch sử là người sử dụng chiêu “quá kiều trừu bản” nhiều nhất. Lúc còn là một tên đình trưởng, chuyên ăn trộm gà làm kế sinh nhai. Nhưng đến lúc được thiên hạ, dựng nên cơ nghiệp rồi thì người thứ nhất được ra chém là Hàn Tín, lần lượt tới Bành Việt, Anh Bố. Còn Tiêu Hà, Phàn Khoái, Trần Hi thì bị tống vào ngục chết rũ trong tù. Chỉ có Trương Lương thức thời, nhanh chân bỏ lên núi tu tiên nên thoát nạn. 

Trong lịch sử Tàu Cộng cận đại, Mao Trạch Đông chưa bao giờ chỉ huy một trận đánh nào cho ra hồn. Nhưng, những danh tướng như Cao Cương, Chu Đức, Lâm Bưu, Dương Thượng Côn, Bành Đức Hoài, La Thụy Khanh, Lưu Thiếu Kỳ... đều bị Mao giết sạch. 

Đây cũng là số phận mà bọn Bắc Kinh sẽ dành sẵn cho bọn Thái thú cộng sản Hà Nội để làm tấm gương soi trong nội bộ ĐCSTQ về tội “Phản quốc” sẽ bị trừng trị như thế nào và cái chết thê thảm của quý vị lãnh đạo ĐCSVN đã được chúng dành sẵn để xoa dịu nhất thời lòng căm phẫn của nhân dân Việt Nam.

Số phận của QĐNDVN sẽ ra sao?

Mỗi chế độ chính trị đều có quân đội riêng của nó. Người lính tự vẽ nên chân dung của chế độ. QĐNDVN vốn thường tự hào nào là “thành đồng bảo vệ Tổ Quốc”, “khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”... Có thể nào QĐNDVN có truyền thống tốt đẹp như thế lại tự làm ô uế thanh danh của mình, khi hạ mình đi bằng 4 cẳng như lũ chó săn công an mật vụ làm công cụ bảo vệ ĐCSVN?

Đã đến lúc người lính QĐNDVN phải thức tỉnh, trả lời dứt khoát với chế độ cộng sản độc tài toàn trị, ngoại lai vong bản rằng: “QĐNDVN là thành đồng bảo vệ Tổ Quốc & Dân Tộc, chứ không phải bảo vệ bọn lãnh đạo ĐCSVN buôn dân bán nước, tham nhũng thối nát, một lũ bưng bô cho bọn Rợ Hán”.

Nếu người lính QĐNDVN không dám đứng lên làm nhiệm vụ đó ngày hôm nay thì sau này, người lính QĐNDVN sẽ trở thành những tên lính xung kích cho bọn Rợ Hán, các bạn sẽ đi mở đường cho chủ nghĩa bành trướng của Tàu Cộng ở vùng Viễn Đông, Siberia… các bạn sẽ chiến đấu đơn độc, không chết vì súng đạn của lính Nga thì cũng chết vì đói lạnh. Lúc đó, các bạn có hối hận thì đã muộn. Các bạn sẽ chết bỏ thây nơi xứ người thay cho lính Tàu, các bạn chết càng nhiều càng tốt, Bắc Kinh sẽ đem dân Tàu di dân ồ ạt xuống Việt Nam, chúng chiếm tất cả nhà cửa đất đai, ruộng vườn cùng tài sản của các bạn. Vợ con của các bạn từ đây sẽ mang họ Địch, họ Từ, họ Ôn, họ Hàn…vợ và con gái các bạn sẽ bị chúng đưa vào nhà thổ làm gái hộ lý cho quân đội viễn chinh Tàu Cộng sau này. Những thiếu nữ VN còn xuân sắc sẽ bị ép buộc lấy dân Tàu Khựa để lai giống; nếu không sẽ bị triệt sản để hạn chế sinh sản. Cũng giống như dân Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ, người dân Việt Nam sẽ trở thành dân tộc thiểu số ngay trên quê hương của chính mình…

Nhân dân Việt Nam kỳ vọng những người lính QĐNDVN sớm phản tỉnh, quay súng trở về với nhân dân lật đổ chế độ cộng sản độc tài toàn trị chết tiệt để cứu lấy quê hương. Mong lắm thay!!!

30/1/2017

Tổng hợp & nhận định:

-->