23/12/17

21/6/17

Nhận định của Nhóm Công Tác Về Giam Giữ Tuỳ Tiện của Liên Hiệp Quốc đối với trường hợp của Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Mạng Lưới Blogger Việt Nam - Việc nhà cầm quyền CSVN bắt giam blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vì những hoạt động ôn hòa, hợp pháp để bảo vệ nhân quyền, môi trường đã được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là của Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.

Trong nhiều tháng qua, kể từ sau khi blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt giam vào ngày 10/10/2016, Nhóm Công Tác Về Giam Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc (The Working Group on Arbitrary Detention) đã dành nhiều nỗ lực để điều tra, báo cáo về trường hợp của Mẹ Nấm.

MLBVN xin được gửi đến quý vị bản tóm tắt về báo cáo dài 11 trang từ Nhóm Công Tác này của LHQ.

Báo cáo về blogger Mẹ Nấm và những hoạt động của cô qua những nguồn mà nhóm công tác nhận được:

1. Về blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh:

- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, 37 tuổi, công dân Việt Nam, cư trú tại Nha Trang cùng với 2 con nhỏ, mẹ ngoài 60 tuổi và bà ngoại ngoài 90 tuổi. Cô hành nghề hướng dẫn du lịch.

- Là một người hoạt động bảo về nhân quyền và là một blogger. Là đồng sáng lập viên và điều phối viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam - một tổ chức xã hội độc lập có mục tiêu cổ xúy dân báo và tự do báo chí tại Việt Nam.

2. Những sách nhiễu của nhà cầm quyền đối với Mẹ Nấm:

- Tháng 9, 2009 cô bị bắt và tạm giam 9 ngày tại Nha Trang theo điều 258 (lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước). Cô buộc phải nghỉ việc tại một công ty du lịch vì áp lực của an ninh.

- Tháng 5, 2013 cô bị bắt và tạm giam hơn 1 ngày vì tham dự cuộc tụ tập công cộng tại Nha Trang để phổ biến bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Phổ Quát, thả bong bóng với hàng chữ "Phải bảo vệ quyền làm người của chúng ta".

- Tháng 2, 2014 cô bị an ninh bắt và hăm doạ vì tổ chức buổi thảo luận với sinh viên học sinh về cuộc tranh chấp lịch sử giữa Việt Nam và Trung Quốc vào năm 1979.

- Tháng 7, 2014 cô bị bắt giữ và tịch thu đồ vật cá nhân khi trên đường từ Nha Trang đến Hà Nội để tham dự buổi hội thảo do tòa đại sứ Úc tổ chức.

- Tháng 7, 2015 cô bị hành hung, bị đá và đánh vào mặt khi tham dự chiến dịch toàn cầu "We Are One" do Mạng Lưới Blogger Việt Nam khởi xướng.

- Tháng 10, 2015 cô bị 20 an ninh hành hung, bắt cóc và bắt giam trên đường đi từ Nha Trang về Sài Gòn.

- Tháng 5, 2016 cô bị 4 an ninh hành hung tại khách sạn New World khi chuẩn bị tham gia cuộc biểu tình bảo vệ môi trường. Cô bị chuyển về và giam giữ hơn 1 ngày tại đồn công an Nha Trang. 1 tuần sau cô lại bị bắt giam vì cầm bảng biểu ngữ "Why did fish die?" liên quan đến vụ cá chết hàng loạt bởi Formosa. Gia đình của cô cũng bị sách nhiễu trong thời điểm này.

- Ngày 10, tháng 10, 2016 cô tháp tùng cùng với mẹ của một người hoạt động nhân quyền đến nhà tù Sông Lô - Nha Trang để hỗ trợ làm đơn yêu cầu gia đình được gặp người bị giam giữ. Cô đã bị an ninh bắt, còng tay và dẫn về nhà, khám xét trước sự chứng kiến của mẹ và 2 con nhỏ của cô.

- An ninh Khánh Hòa thông báo Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt giữ theo điều 88 (tuyên truyền chống đối chế độ) của Bộ luật hình sự. Trong thông báo gửi gia đình, an ninh viết rằng cô đã thường xuyên đăng tải các bài viết, video, tài liệu xuyên tạc chính sách nhà nước, đặc biệt là tập tài liệu "Stop police killing civilians". Bên cạnh đó là các biểu ngữ cầm tay với các thông điệp "No to Formosa", "Fish Need Clean Water, People Need Transparency".

3. Những hành xử của giới cầm quyền đối với Mẹ Nấm trong thời gian bị tạm giam:

Nhóm Công Tác Về Giam Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc đã xác nhận việc an ninh Khánh Hòa đã từ chối yêu cầu của gia đình về việc Mẹ Nấm được gặp luật sư và nhà cầm quyền đã không đưa ra một văn bản giải thích chính thức nào. Mẹ Nấm đã bị giam cầm cách ly, không được tiếp xúc với gia đình trong suốt thời gian bị giam giữ. Cùng lúc, con gái của Mẹ Nấm đã bị ảnh hưởng tâm lý trầm trọng và phải đi bác sĩ tâm lý để trị liệu.

4. Dựa vào những dữ kiện trên, nhóm công tác đã nhận định và báo cáo rằng:

- Việc bắt giam blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là tùy tiện. Cô đã bị tước đoạt tự do khi cô thực hiện quyền tự do ngôn luận được bảo đảm bởi điều 19 của Tuyên ngôn Nhân Quyền Phổ Quát cũng như điều 25, 30 của Hiến pháp nước CHXHCNVN.

- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bị tước đoạt quyền được tòa xét xử công bằng. Việc bắt giữ và tiếp tục giam cầm cô đã vi phạm điều 31(4) của Hiến pháp VN và Những Quy Định Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR).

- Việc bắt giam dài hạn để điều tra, không được tiếp xúc với luật sư, gia đình có thể dẫn đến việc tra tấn, hay chính nó là một hình thức của tra tấn đã vi phạm "Công ước chống Tra tấn và Trừng phạt hoặc Đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm giá khác" mà Việt Nam là một thành viên ký kết từ năm 2015.

Phản ứng từ nhà nước Việt Nam:

- Vào ngày 31/01/2017 Nhóm Công Tác Về Giam Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc đã gửi những cáo buộc từ nguồn mà nhóm này nhận được đến nhà cầm quyền VN và yêu cầu nhà cầm quyền phản hồi về tình trạng của Mẹ Nấm trước ngày 31/03/2017. Nhóm công tác cũng yêu cầu minh bạch lý do pháp lý cho việc giam giữ Mẹ Nấm.

- Nhà cầm quyền VN đã trả lời vào ngày 13/04/2017 - trễ hạn đối với thời điểm do nhóm công tác yêu cầu mà không yêu cầu xin gia hạn. Do đó, nhóm công tác đã từ chối chấp nhận phản hồi của nhà nước VN.

Nhận xét của Nhóm Công Tác Về Giam Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc:

- Nhà nước VN có trách nhiệm phải biện hộ những cáo buộc về vi phạm của họ đối với việc giam giữ tùy tiện blogger Mẹ Nấm. Trong trường hợp này, nhà nước VN tuyên bố rằng Mẹ Nấm đã bị bắt giam vì điều luật 88 chứ không phải vì thực hiện quyền tự do ngôn luận. Tuy nhiên, những trả lời của nhà nước VN chỉ xoay quanh những điều sửa đổi trong luật pháp Việt Nam, phủ nhận chung chung và chỉ nói rằng đã theo một tiến trình đúng luật... đã không đủ để biện hộ cho những cáo buộc về những vi phạm của nhà nước VN.

- Trường hợp của Mẹ Nấm lại một lần nữa nêu lên những vấn nạn của điều 88 BLHS của Việt Nam so với quyền tự do ngôn luận, tụ tập, lập hội của các công ước quốc tế.

- Nhóm công tác cho rằng điều 88 là mơ hồ và quá mở rộng để dẫn đến việc nhiều người bị kết án chỉ vì thực hiện quyền tự do ngôn luận. Trong những trường hợp này, nhà nước đã không đưa ra được những bằng chứng về những hành động bạo động của người bị kết án, không phân biệt được sự khác biệt giữa hành vi bạo động đe dọa an ninh quốc gia với những thể hiện ôn hòa, tự do ngôn luận. Do đó, việc kết án theo điều 88 đã không đồng bộ với các công ước quốc tế về nhân quyền.

- Nhóm công tác nhận định rằng hoạt động blog và chia sẻ thông tin, ý kiến của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh về nhân quyền cũng như những hoạt động bảo vệ môi trường của cô là nằm trong phạm vi tự do ngôn luận, tụ tập ôn hòa, được bảo vệ bởi điều 19, 20 của Tuyên ngôn Nhân Quyền và điều 19, 21, 22 của Những Quy Định Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị.

- Nhóm công tác cho rằng blogger Mẹ Nấm bị bắt giam chỉ vì thực hiện các quyền của cô đã được quy định bởi công ước quốc tế. Cô là nạn nhân của một những hành động sách nhiễu, tấn công, giam giữ có hệ thống bởi nhà cầm quyền trong suốt 8 năm qua và việc bắt giam mới nhất là một phần của mô hình khủng bố đối với những hoạt động nhân quyền, môi trường của cô.

- Trong sự thiếu vắng những dữ kiện để chứng minh Nguyễn Ngọc Như Quỳnh có những hoạt động bạo động hay việc làm của cô dẫn đến bạo động, nguy hại đến an ninh quốc gia... nhóm công tác kết luận rằng việc bắt giam cô chỉ nhằm mục tiêu ngăn cản những hoạt động bảo vệ nhân quyền của cô. Rõ ràng là tập tài liệu "Stop Police Killing" có ý hướng chấm dứt bạo hành chứ không phải mang mục tiêu gây ra bạo lực.

- Nhóm công tác ghi nhận có những quan ngại về việc nhà nước VN đã dùng lý do an ninh quốc gia để hạn chế nhân quyền. Trong Báo cáo Định kỳ Phổ quát (UPR) vào tháng 2, 2014 của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ đối với VN, có đến 38 khuyến nghị yêu cầu VN cải thiện tình trạng nhân quyền, trong đó có nhiều yêu cầu liên quan đến điều 88 - BLHS.

- Nhà cầm quyền VN đã vi phạm quyền được xét xử công bằng của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh theo điều 9, 10, 11 của Tuyên Ngôn Nhân Quyền, và điều 9, 14 của Những Quy Định Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị. Cô đã bị giam cầm nhiều tháng nhưng không được phát xét bởi quan tòa, gia đình không có cơ hội tranh tụng theo như điều 9(3), 94) của Những Quy Định Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị.

- Nhà cầm quyền đã vi phạm điều 14(3)(b) của Những Quy Định Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị khi từ chối quyền được luật sư bào chữa của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Nhà cầm quyền cũng vi phạm điều 58, 61 của Những Tiêu Chuẩn Tối Thiểu Trong Việc Đối Xử Tù Nhân của LHQ khi không cho cô được tiếp cận với luật sư và gia đình.

Từ những nhận xét trên, Nhóm Công Tác Về Giam Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc đã đưa ra kết luận rằng việc tước đoạt quyền tự do của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bởi nhà cầm quyền VN đã vi phạm các điều khoản trong hiến chương nhân quyền LHQ. Từ đó, nhóm công tác đã chính thức yêu cầu nhà nước VN phải có những bước cần thiết để giải quyết tình trạng của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và đáp ứng những tiêu chuẩn nhân quyền của LHQ. Nhà cầm quyền phải trả tự do ngay lập tức cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bồi thường những tổn hại, xúc phạm danh dự đối với cô theo đúng luật định quốc tế.

...

MLBVN gửi đến quý vị nguyên văn tài liệu nhận được từ Nhóm Công Tác Về Giam Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc như sau:













Cộng sản đang "dựng" hình ảnh “Bà Ngoại Việt Nam” anh hùng!

Hải Âu (Danlambao) - Cụm từ “Mẹ Việt Nam anh hùng” thường được cộng sản đảng sử dụng rất nhiều sau thảm họa 30/4/1975 với mục đích "vinh danh những người mẹ đã đau đớn hy sinh những đứa con của mình" vì cuộc chiến xâm lược Việt miền Nam Việt Nam. Quả thật những người mẹ ấy rất đáng được vinh danh vì không một người mẹ nào không đau xót trước cảnh chia lìa những đứa con mà mình đứt ruột mang nặng đẻ đau. Dù rằng sự hy sinh của “mẹ Việt Nam anh hùng” phần lớn là do “bên thắng cuộc’ tuyên truyền dối trá về cuộc chiến “giải phóng” miền Nam. Đó là những người Mẹ anh hùng trong thời chiến được cộng sản tạo dựng từ những mất mát của người phụ nữ Việt Nam.

Thế nhưng ngày nay, tại một đất nước hòa bình, một nơi được xem là “thiên đường xã hội chủ nghĩa” vẫn “xuất hiện” đâu đó hình ảnh người “người Mẹ anh hùng” thật sự. Đó là Trần Thị Thúy Nga, là Nguyễn Minh Thúy, là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh... Và còn nhiều, nhiều lắm những người mẹ trẻ can đảm hy sinh vì quê hương, vì dân tộc và vì tương lai những đứa con thơ đang tuổi quấn chân mẹ. Những người phụ nữ ấy lên tiếng trước những bất công xã hội, trước những hiểm họa Tàu cộng xâm lược hay trước thảm họa môi trường mà dân Việt đang gánh chịu. Điều ấy đã khiến những người mẹ trẻ bị nhà cầm quyền cộng sản bức hại bằng những bản án tù tàn nhẫn cùng nỗi đau chia cách đám con thơ.

Đằng sau bản án tù của những người mẹ trẻ phải xa con thơ còn có cả một sự hy sinh, một sự đấu tranh mạnh mẽ của người mẹ già, là bà ngoại của những đứa trẻ. Hình ảnh bà ngoại cùng những đứa trẻ thơ vất vả, khốn khổ, tất tả ngược xuôi để cầu cứu mọi người lên tiếng đòi tự do cho mẹ chúng thoát khỏi cảnh tù tội đã khiến nhiều người không cầm được nước mắt. Trong khuôn khổ bài viết này, hình ảnh bà ngoại được nói đến chính là bà Nguyễn Thị Tuyết Lan. Bà là mẹ của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm), là bà ngoại của Nấm, Gấu.

Ngày 10/10/2016, cái ngày mà nhà cầm quyền cộng sản Khánh Hòa bắt giam blogger Mẹ Nấm, bà ngoại Nấm, Gấu đã gạt nước mắt đau xót để chăm sóc hai đứa trẻ đang độ tuổi ăn chưa no, lo chưa tới. Không chỉ vậy, bà còn phải chăm sóc cho người mẹ già của mình là bà cố ngoại của hai bé Nấm và Gấu. Bao nỗi vất vả, tủi hổ, khốn nạn dường như đổ ập lên đôi vai người phụ nữ tuổi đời đã ngoài 60. Cũng từ ngày ấy, gia đình bà đã phải chịu vô số lần nhiễu sách từ những kẻ cầm quyền với những thủ đoạn không thể bỉ ổi hơn.

Chính những kẻ đã bắt giam con gái bà, nay lại ra sức ngăn cản sự tự do đi lại của bà và những người thân trong gia đình. Hễ nghe tin có nhân viên, quan chức quốc tế đến Nha Trang thì chắc chắn trước, trong và sau thời gian đó gia đình bà trở thành “khu vực nhạy cảm” với hàng chục “kẻ lạ mặt” luôn nhìn trước, ngó sau. Đôi khi chúng đem cả xe ô tô chặn luôn con hẻm Đặng Tuất với lý do “xe chết máy”. Chúng không từ bất cứ thủ đoạn nào để ngăn bà đi lễ, đi chợ hay chỉ đơn giản là đưa đón hai đứa trẻ đi học.

Bản thân bà ngoại Nấm, Gấu vẫn đều đặn hàng tháng lại đi thăm con với hy vọng được nhìn thấy Quỳnh vẫn đang còn sống. Niềm hy vọng nhỏ nhoi ấy cũng không thể có được bởi tất cả các lần thăm, gửi đồ tiếp tế cho Quỳnh đều bị nhà cầm quyền Khánh Hòa từ chối không cho gặp mặt. Ngay đến tờ giấy xác nhận việc Quỳnh đã nhận được quà thì bà cũng phải mất hơn hai tuần sau mới có, mà cũng chỉ là tờ giấy photo có chữ ký nghệch ngoạc được cho là của con mình.

Thiết nghĩ mấy ai có thể chịu đựng những tháng ngày khốn khổ và đầy đau đớn ấy. Nhưng với bản năng của một người mẹ, bà Lan đã làm tất cả những gì có thể để bảo vệ con mình. Bà kêu gọi các tổ chức quốc tế lên tiếng cho Quỳnh. Bà gõ cửa từng cơ quan công quyền cộng sản để chất vấn, để yêu cầu những kẻ cầm quyền phải thực thi pháp luật. Suốt quãng thời gian Quỳnh bị giam giữ cũng là lúc bà ngoại Nấm, Gấu buộc phải gắng gượng để củng cố gia đình, để trấn an hai đứa trẻ, để là niềm tin và chỗ dựa tinh thần cho Quỳnh.

Gian truân là thế, cùng cực là thế, nhưng bà ngoại Nấm, Gấu vẫn hy vọng và chỉ biết hy vọng rồi một ngày sau khi kết thúc quá trình điều tra thì bà sẽ được nhìn thấy con của mình. Dù chưa hình dung ra nó sẽ thế nào sau hơn 8 tháng trong chốn “địa ngục” của cái xứ sở “thiên đường xã nghĩa”, nhưng với bà ngoại Nấm, Gấu thì đó là tất cả với niềm an ủi, chờ mong.

Cái ngày ấy rồi cũng đến khi những kẻ cầm quyền cộng sản Khánh Hòa thông báo ngày giờ xét xử Mẹ Nấm. Như vậy là hy vọng nhỏ nhoi được nhìn thấy con mình trong phiên tòa sắp thành hiện thực. Nhưng khốn nạn thay niềm vui nhỏ nhoi ấy bị dập tắt bởi bè lũ máu lạnh cộng sản. Chúng tước quyền tham dự phiên tòa của bà ngoại Nấm, Gấu với lý do đây là “vụ án đặc thù” cho dù trên thông báo Quỳnh được xét xử trong phiên tòa công khai, và bà ngoại Nấm, Gấu là người thân liên đới trong vụ việc.

Không còn từ ngữ nào có thể diễn tả sự tàn độc của chế độ cộng sản khi rắp tâm ngăn cách ánh mắt của tình mẫu tử. Có lẽ một người phụ nữ bình thường dù có can trường đến đâu cũng sẽ sụp đổ sau đòn thù quá đỗi khốn nạn của những kẻ cầm quyền. Nhưng không, bà Nguyễn Thị Tuyết Lan không phải là một người dễ dàng suy sụp cho dù cộng sản có dùng trăm mưu ngàn kế để hạ gục tinh thần của bà.

Thời gian từ đây cho đến ngày diễn ra phiên tòa không còn nhiều, chắc chắn giờ phút này bà ngoại của Nấm, Gấu đang làm tất cả những gì có thể để đòi hòi quyền chính đáng của một người mẹ là được nhìn con mình. Dù chưa thể khẳng định bà ngoại Nấm, Gấu có được tham dự phiên tòa sắp tới hay không, dù cộng sản có rắp tâm ngăn cách ánh mắt tình mẫu tử giữa bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, giữa Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, giữa Gấu, Nấm thì trong ánh mắt của tất cả những ai còn lương tri, còn tình người, bà ngoại Nấm, Gấu đã trở thành “Bà Ngoại Việt Nam anh hùng” - anh hùng thật sự đúng nghĩa của những người yêu nước. Hãy đồng hành cùng bà ngoại Nấm, Gấu để đòi lại quyền làm người, để dành lại quyền được nhìn, được nghe, được nói. Vì hôm nay là Mẹ Nấm, chắc chắn ngày mai sẽ là người khác.

21.06.2017

Tổng Thống Donald Trump vừa vung tay đối với cộng sản Cuba, CSVN sẽ phản ứng ra sao?



Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam (Danlambao) - Với chủ nghĩa cộng sản, ông Donald Trump đã dứt khoát không dây dưa như việc làm của các Tổng Thống trước đó từ Clinton đến Obama, với phương cách “củ cà rốt, tiếp cũng củ cà rốt” nuôi béo bọn chóp bu đảng cộng sản!!!"

Trong buổi nói chuyện trước đông đảo người dân Cuba tỵ nạn cộng sản tại Florida, Tổng Thống Trump đã chính thức lên tiếng lên án và phơi bày tội ác vô nhân của chế độ cộng sản do tên độc tài Fidel Castro dựng nên và đang tiếp tục đô hộ tàn ác vô nhân đạo người dân của đảo quốc nhỏ bé này.

Tổng thống Trump không chỉ lên án thôi, ông đã tố cáo chế độ cộng sản vô nhân và công khai tuyên chiến với bọn đảng cộng sản tại Cuba, và cùng một lúc qua đó gián tiếp tuyên chiến với chế độ cộng sản còn tồn tại tại một vài nước, Việt Nam là một.

Ông Trump đã hủy bỏ toàn bộ thỏa thuận của Obama với chế độ cộng sản Cuba, đưa Cuba trở lại danh sách các nước bị cấm vận hoàn toàn trên mọi phương diện, đặc biệt ngăn việc tuồng Đô la Mỹ về Cuba cho bọn lãnh đạo đảng cộng sản Cuba tiếp tục dùng nguồn tiền này bảo vệ chế độ. Tổng thống Trump đòi hỏi Cuba phải:

1. Chấm dứt hành động quấy nhiễu những người Cuba bất đông chính kiến,

2. Thả tù nhân chính trị,

3. Ngừng việc bắt giam người dân Cuba vô tội,

4. Mở rộng cánh cửa đối với tự do chính trị và kinh tế,

5. Chấm dứt chế độ độc đảng, trả lại quyền quản lý đất nước cho toàn dân qua cách thức công khai bầu cử với sự tham gia của nhiều đảng phái…

Nếu thay những chữ “Cuba” ông Trump nói đến trong bài diễn văn này bằng chữ “Việt Nam” thì đó cũng chính là bài diễn văn ông Trump trực tiếp nói với đảng cộng sản Việt Nam trong tình trạng hiện nay, chỉ khác là vị trí địa dư của Cuba và Việt Nam đối với Hoa Kỳ và lửa gần cần phải được dập trước mà thôi!!

Đương nhiên chóp bu đảng cộng sản cai trị độc đoán tại Việt Nam đang nóng lên và nghiên cứu tìm phương án thoát thân và hạ cánh an toàn. Lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam sẽ dùng phương án nào hay nhất (tối ưu) để giữ thân?

Đảng CSVN có vẻ chỉ còn hai con đường chọn: (1) tiếp tục bán nước cho Tàu để thành một quân huyện của nước Tàu (hiệp định Thành Đô?); hay (2) cứu nước bằng cách thoát khỏi ách thống trị của Tàu cộng, nhanh chóng từ bỏ chế độ độc tài cộng sản.

Dù cho chọn phương cách nào thì đảng cộng sản Việt Nam sẽ phải nhanh chóng quyết định con đường họ sẽ đi, không phải 5, 10 năm tới mà chỉ trong thời gian rất ngắn, thậm chí chỉ vài tháng.

Qua những việc mà đảng CSVN làm từ khi Nguyễn Tất Thành (Văn Ba) cải họ đổi tên Tàu là Hồ Chí Minh làm đầu đảng CSVN liên tiếp trong hơn nửa thế kỷ qua và nay dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Phú Trọng, một người tham quyền cố vị có quan điểm cộng sản rất cực đoan, quyết một lòng tòng phục Tàu cộng, thì con đường mất nước và Việt Nam nhanh chóng trở thành một tỉnh của đại Hán Tàu có thể thấy trước.

Cứu nước bằng cách nhanh chóng thoát khỏi ách thống trị của Tàu cộng và từ bỏ chế độ độc tài đảng trị là phương án nhân bản bảo vệ được nguyên khí quốc gia và đúng với xu hướng văn minh tiến bộ của thế giới trong thời đại khoa học kỹ thuật hiện nay.

Nếu đảng CSVN, để bảo vệ quyền lực, tài sản tịch thu của dân hay thu lợi qua việc bán nước, vẫn mù quáng làm nô lệ cho đảng cộng sản Tàu, hiến dâng tổ quốc cho Tàu để thành một tỉnh của Tàu, đất nước Việt Nam sẽ trải qua một lần nữa cuộc chiến khốc liệt chống lại bọn xâm lược đại Hán Tàu và bọn Việt gian bán nước. Dân Việt sẽ noi gương tiền nhân quyết một lòng đánh đuổi bọn xâm lược Tàu giành lại nước Việt Nam.

Giữa hai con đường: thay đổi thể chế trong nhân bản hay biến Tổ quốc Việt Nam thành một tỉnh của Tàu để dân chúng chịu cảnh mất nước nhà tan và chết chóc lầm than. Khi đó toàn đảng CS VN sẽ là tội đồ của dân Việt. Toàn dân Việt Nam kiên quyết không trở thành một sắc tộc thiểu số của Tàu và Nước Việt Nam trở thành một tỉnh của Tàu.

Đảng cộng sản phải nhanh chóng noi gương Cuba như Tổng Thống Trump vừa lên tiếng:

1. Chấm dứt hành động quấy nhiễu những người Việt Nam bất đông chính kiến,

2. Thả tù nhân chính trị,

3. Ngừng việc bắt giam người dân Việt Nam vô tội,

4. Mở rộng cánh cửa đối với tự do chính trị và kinh tế,

5. Chấm dứt chế độ độc đảng, trả lại quyền quản lý đất nước cho toàn dân qua cách thức công khai bầu cử với sự tham gia của nhiều đảng phái…

Ngày 21/06/2017

Thấy gì từ việc nhà nước CSVN buộc các chủ thuê bao điện thoại di động phải chụp ảnh chân dung?

Hương Khê (Danlambao) - Thời gian gần đây, sau khi nhà nước CSVN chủ trương buộc các chủ thê bao điện thoại di động phải chụp hình chân dung cung cấp cho các nhà mạng.

Theo Nghị định số 49/2017 sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Nghị định số 25/2011, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật viễn thông, với thuê bao di động thì một trong những điểm bổ sung được chú ý nhất của Nghị định 49 là ngoài thông tin về giấy tờ tùy thân, thuê bao cần phải bổ sung cả ảnh chụp chân dung chính chủ. Nhà mạng sẽ phải thực hiện lấy những thông tin này đối với các thuê bao đăng ký mới sau ngày 24/4/2017. Với các thuê bao đã kích hoạt trước ngày 24/4/2017 thì nhà mạng có 12 tháng để bổ sung thông tin theo quy định mới (1).

Hành động này đã gây lên làn sóng phản đối mạnh mẽ trong dư luận và báo chí, kể cả các Đại biểu Quốc hội.

Bên hàng lang Quốc hội, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Đoàn Bến Tre) đã có cuộc trao đổi với phóng viên VOV.VN xung quanh quy định được cho là làm khó người dân hiện nay.

Theo đó, đơn vị cung cấp, những nhà mạng phải dựa vào công nghệ thông tin để liên hệ với các chủ thuê bao để làm việc chứ không nên bắt mỗi người chụp thêm ảnh.

Ông Nhưỡng cho rằng, sẽ có cả nghìn tỷ lãng phí nếu triển khai làm việc này. “Tôi làm một phép tính như thế này, bây giờ mỗi một người đi chụp ảnh để làm sim điện thoại hết 20.000 đồng, với bao nhiêu thuê bao di động thì sẽ tốn bao nhiêu cho việc chụp ảnh này. Một sự lãng phí tiền của của xã hội, mà vấn đề đó để làm gì, giải quyết vấn đề gì và ai biết anh quản lý hình ảnh cá nhân đó ra sao?”, ông Nhưỡng làm một phép tính và đặt câu hỏi ngược lại.

“Tôi không biết ý định của Bộ Thông tin và Truyền thông ra sao nhưng mỗi chiếc SIM điện thoại khi đăng ký đều khai báo tên tuổi, số chứng minh nhân dân. Trong khi đó Luật Viễn thông không quy định nhưng nghị định lại bắt người dân chụp ảnh, không thể có quy định trên luật được”, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nhìn nhận (2).

Một số báo lề đảng không còn rón rén dè dặt khi đưa tin như vụ Formosa, vụ Đồng Tâm trước đây, mà họ đã mạnh mẽ lên tiếng về vấn đề này.

Tờ Pháp luật Thứ Tư, ngày 21/6/2017 viết: “Buộc chụp ảnh chủ thuê bao là vô lý! Luật sư Nguyễn Đức Chánh, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức Chánh, cho rằng: Quy định tại Nghị định 49/2017 sẽ gây khó khăn và có thể đẩy doanh nghiệp viễn thông vào tình trạng vi phạm hợp đồng với khách hàng mà mình đã giao kết trước đó. “Mục đích của việc yêu cầu chụp ảnh so với quy định ban đầu chỉ cần CMND là để đảm bảo tính chính xác trong nhận diện người đăng ký, tránh tình trạng người này lấy hình ảnh của người khác mua SIM. Tuy nhiên, việc này là không phù hợp. Bởi lẽ yêu cầu này chỉ quản lý người dùng, hạn chế người dùng mua quá nhiều SIM chứ không quản lý được tình trạng nhà mạng dùng thông tin của người dùng để đăng ký SIM khác và bán ra thị trường (như SIM rác). Trong khi đó, nguyên nhân khiến SIM rác tràn lan là do từ nhà mạng quản lý chưa chặt chẽ chứ không phải do một người đăng ký quá nhiều SIM” - luật sư Chánh phân tích (3).

Tờ Tuổi trẻ ngày 20/6/2017 đặt câu hỏi: “Buộc chụp ảnh khi đăng ký thuê bao di động, liệu có đúng luật? Hình ảnh là thông tin mang tính riêng tư, bí mật cá nhân được hiến pháp và pháp luật bảo vệ trong khi việc đăng ký thuê bao chỉ là hợp đồng dịch vụ. Việc ký kết hợp đồng là tự nguyện, bình đẳng (4).

VOV.VN Thứ 2, 19/06/2017 giật tít: Chủ thuê bao di động phải chụp ảnh chân dung Vi hiến và lãng phí (5).

BBC (Luân Đôn) trích dẫn lời của luật gia Nguyễn Đình Hà và đặt câu hỏi: Đã có chứng minh thư lại còn cần ảnh chân dung?

“Về biện pháp "chụp ảnh chân dung" khi mua SIM điện thoại, luật gia Nguyễn Đình Hà nói với BBC từ Hà Nội: "Tôi thấy đây là một việc làm thừa thãi, không cần thiết, thể hiện tư duy không thực tế của cơ quan quản lý nhà nước. Vì khi người chủ thuê bao đăng ký với nhà mạng thì họ đã phải cung cấp chứng minh nhân dân để xác định rồi, mà trong chứng minh nhân dân đã có ảnh, có vân tay, có đặc điểm nhận dạng của từng người. Thế thì cần ảnh chân dung làm gì cho thừa thãi”(6).

Câu hỏi đặt ra là, có phải các nhà mạng tự ý vẽ ra quy định này hay do kẻ giấu mặt nào đó chỉ đạo?

Xin thưa: Các nhà mạng chẳng dại gì tự chuốc lấy nỗi khổ ê chề này để nghe dân chửi. Mà tác giả của những ‘phát minh vĩ đại” này không ai khác là Bộ Thông tin & Truyền thông, mà thiên hạ hay gọi là Bộ 4T. Đứng đầu bộ này là ông Trương Minh Tuấn.

Phải nói rằng, từ ngày ông Trương Minh Tuấn làm bộ trưởng 4T đến nay, ông đã “đẻ” ra nhiều quái thai!

Nổi bật nhất trong những quái thai ấy, là việc ông Tuấn giải thích rằng chính Hồ Chí Minh là người phác họa cái gọi là “Kinh tế thị trường định hướng XHCN.” Ông Tuấn đã có bài viết đăng trên báo Nhân Dân, một tờ báo có số in rất nhiều nhưng số người đọc rất ít (ý của nhà báo Ngô Nhân Dụng) với tựa đề: “Sức thuyết phục của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Theo đó: “Nhưng các thành tựu phát triển đất nước trong các năm qua đã chứng minh thể chế kinh tế của chúng ta là đúng đắn, là phù hợp với mục đích của cách mạng Việt Nam, phù hợp với con đường đã được Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta lựa chọn”.

Có người đã gọi Trương Minh Tuấn là tên nịnh tặc, quả không sai khi đưa ra nhận định trên.

Trước làn sóng phản ứng dữ dội của báo chí và dư luận trong và ngoài nước như đã nói trên, như để tìm đồng minh cho quyết định ngu muội này, một số báo lề đảng ra sức tô son trát phấn cho cái nghị định phi pháp nói trên. Trong chương trình thời sự Đài truyền hình Việt nam (VTV1) lúc 6g sáng nay (21/6/2017), VTV1 đưa tin, không chỉ ở Việt Nam áp dụng biện pháp yêu cầu chủ thuê bao điện thoại di động phải cung cấp ảnh chân dung chính chủ, mà một số quốc gia khác cũng áp dụng biện pháp này. Và VTV1 dẫn chứng một số nước sau đây: Ethiopia (châu Phi); Burkina Faso (Tây Phi); Nigeria (Tây Phi) và Papua New Guinea (là một quốc gia ở Tây Nam Thái Bình dương) v.v...

Vậy là nhà nước CSVN đã có “bạn đồng hành” trong việc buộc chủ thuê bao điện thoại di động phải cung cấp hình chân dung.

Nhưng trời ạ. Nhìn tên các nước được Việt Nam vơ vào cho có bạn ấy, thì chỉ là những nước chậm phát triển ở châu Phi và Tây Thái Bình dương xa xôi, do chiến tranh sắc tộc và tôn giáo liên tục mấy chục năm nay, làm cho những nước này gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế và xã hội. Vì chiến tranh triền miện, nên họ buộc phải áp dụng biện pháp này.

Tại sao nhà nước VN không học theo các nước dân chủ văn minh như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp v.v... Và kề cận nhất là Trung Quốc, ông anh “Bốn tốt” và hai “đàn em” là Lào và Campuchia trong việc này?

Tại sao một nhà nước tự cho mình là “ thiên đường XHCN”, là “thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc”, là “đỉnh cao trí tuệ”, mà lại áp dụng cái luật lệ mà những nước dân chủ văn minh không làm?

Để trả lời cho những cây hỏi trên, xin dẫn theo ý kiến của nhà báo kỳ cựu Nguyễn Thông. Có lẽ vì không thể chịu đựng được những hành động “có một không hai” của các quan chức nhà nước Việt Nam, nhà báo Nguyễn Thông đã chia sẻ trên trang cá nhân của mình như sau:

“Nghị định khôn mà ngu”

Nhà báo Nguyễn Thông viết: “Cái nghị định áp đặt bắt chụp ảnh mới được gọi điện thoại, càng bộc lộ rõ cái gọi là "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". Ai chưa hiểu nó thế nào thì chính nó đấy, bà con ạ.

Thôi thì chính phủ ngu ban hành nghị định ngu là chuyện của chính phủ, nhưng người tiêu dùng chúng ta phải khôn.

Bà cụ già cạnh nhà tôi đã 89 tuổi, hằng ngày con cháu đi làm, mua cho cụ cái điện thoại di động để cụ xài, tiện với tuổi già. Họ ra nghị định bắt chủ thuê bao phải trực tiếp đến chụp ảnh. Vậy họ quyết bắt bà cụ khuôn mặt nhăn nheo già nua kia trình diện thì mới chịu hay sao. Thậm vô lý. Đây chỉ là một ví dụ trong vô vàn sự vô lý.

Cần biết rằng, trong bất cứ sự kinh doanh nào, không có khách hàng là tự sát. Doanh nghiệp đã chán sống, đã muốn tự sát thì cứ để nó chết, chúng ta đừng kéo dài sự thoi thóp hấp hối của nó bằng việc chiều ý nó. Kiên quyết không chụp ảnh.

Bây giờ, thời đại thông tin, kỹ thuật số, thế giới phẳng, 4.0 hay 5.0 cái con mẹ gì đó, không có bọn di động ấy, chúng ta vẫn còn ối cách để liên lạc với nhau. Hãy tận dụng mọi phương tiện để trừng phạt lại chúng nó.

Ngày xưa, mỗi lần lợi dụng sức quần chúng để chống bọn thực dân Pháp hoặc chính quyền Sài Gòn, người CS đều kêu gọi bãi công, bãi thị, bãi khóa, bãi... bãi... Giờ thì chúng ta bắt chước chính họ, bãi mạng, để cách cái mạng nó đi.

Tôi báo trước cho bạn bè, tôi không thực hiện chụp ảnh. Nó có cắt của tôi ngay từ bây giờ tôi cũng chấp nhận. Sau này nếu ai đó gọi tôi mà không được, xin hiểu rằng số điện thoại của tôi đã hy sinh oanh liệt vì chủ nó. Và nói thêm, tôi càng đỡ mất tiền.

Đã đến lúc chúng ta phải dứt khoát bày tỏ thái độ phản đối với những sự áp đặt vô lý.

21.06.2017



____________________________________


Chú thích






(6): http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40269867

(7): https://www.facebook.com/thong.nguyen.7374

Những cánh hoa xuân tuyệt vời

Nguyên Thạch (Danlambao) - Tặng Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cho sự kiên trì chịu đựng trong cuộc đấu tranh.

Tôi muốn viết về những cây hoa lạ
Trổ nhánh đơm bông trên vùng đất khô cằn
Trên một Quê Hương khó khăn nối tiếp vạn khó khăn
Nhưng những cánh hoa vẫn căng đầy hương sắc.

Hoa vẫn nở dẫu dưới gót giầy bọn giặc
Vẫn vươn lên dẫu dường tắt ngõ cùng
Dẫu nắng thiêu, dẫu nghiệt ngã, tàn hung...
Hoa vẫn đượm và hòa cùng đất nước.

Hoa vẫn tươi thắm cho đời, dẫu cuộc đời xuôi ngược 
Vẫn ươm niềm mơ... mai đất nước ngàn xanh
Hoa vẫn kết trên vai các chiến sĩ theo nhịp bước quân hành
Lời cương quyết trên con đường đấu tranh cho dân tộc

Hoa xoa dịu những đau thương tang tóc...
Tỏa thanh tao, nét ngà ngọc anh thư
Hoa tạo niềm tin cho cuộc sống, đem hy vọng cho đời
Xây nền nhân bản khắp nơi tình đậm.

Trong nghiệt ngã, hoa vẫn tỏa màu sắc thắm
Trong trầm luân vẫn tô đậm tình người 
Trong nhọc nhằn gian khó, hoa vẫn nụ tươi
Cao cả quá, những con người huyền dịu.

Giáo Xứ Thái Hà ác ghê

Ông Bút (Danlambao) - Đề tài trên tôi "mượn" của Hồ Chí Minh, trong bài viết: Địa chủ ác ghê, đăng trên báo Nhân Dân, ngày 21tháng 7 năm 1953. Sau chữ ác ghê, HCM không bỏ dấu than (!) tôi cũng sao y, chỉ đổi địa chủ thành Giáo Xứ Thái Hà, thôi.

HCM bị đảng CSVN bêu lên làm danh nhân văn hóa, vì có thành tích mượn đểu, hay cầm nhầm sản phẩm của người khác, do đó tôi mượn của Hồ tý đỉnh, không có gì thiệt thòi, coi như chó tha đi, mèo tha lại, ấy mà...

Giáo Xứ Thái Hà ác ghê:

Báo An Ninh Thủ Đô của đảng đăng, nguyên văn:

"Bị góp ý hát nhỏ tiếng, đám thanh niên từ nhà thờ Thái Hà lao ra đánh hàng xóm

20:20 15/06/2017 1 Nguyễn Long - Quang Trường 

Chia sẻ 

ANTD.VN - Do cả gia đình bị ảnh hưởng bởi tiếng kèn trống quá lớn từ đội văn nghệ đang tập trong sân Đền thánh Giê-ra-đô (thuộc Nhà thờ Thái Hà), ông Vũ Như Ngạn bèn sang góp ý. Tuy nhiên thay vì tiếp thu ý kiến, nhóm thanh niên đang ca hát quay ra tấn công người hàng xóm bầm tím mặt mày. 

Khoảng 19h ngày 14-6-2017, CAP Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội tiếp nhận trình báo của ông Vũ Như Ngạn (60 tuổi), trú tại số 10 ngách 180A/3 phố Nguyễn Lương Bằng về việc ông bị một nhóm thanh niên tấn công. Sự việc xảy ra khi gia đình ông Ngạn không thể chịu nổi những tiếng kèn, trống dội thình thình ra từ trong khu Đền thánh Giê-ra-đô, nên đã sang tận nơi góp ý. 

Ông Ngạn trình báo cơ quan chức năng việc bị đánh 

Khi sang đến nơi, ông Ngạn không thấy vị chức sắc nào để phản ánh nên đã đề nghị trực tiếp nhóm thanh niên chơi nhạc nhỏ lại. Tuy nhiên, những thanh niên này tuyên bố, đây là sân của nhà thờ, vì thế họ muốn chơi nhạc thế nào là quyền của họ và không ai có quyền cấm đoán. 

Bức xúc trước sự quá đáng này, ông Ngạn tiếp tục yêu cầu mọi người nên có sự tôn trọng hàng xóm thì bị nhóm thanh niên bẻ quặt tay ra sau lưng và lôi xềnh xệch ra ngoài. Qua khỏi cổng, ông Ngạn bị đám thanh niên xô ngã dúi vào đống gạch đá tập kết ở lòng đường rồi bỏ vào trong tiếp tục cuộc vui." (hết trích)

Đọc tin này trên báo CS, mức nghi ngờ cao độ, hơn nữa Thanh Niên Công Giáo, không phải côn đồ, nên khó nổi nóng, khi được bậc cha, chú như ông Ngạn đề nghị, "chơi nhạc nhỏ lại", lời đề nghị quá đúng đắn, làm sao xảy ra hậu quả đặc biệt như vậy? Thông thường nhạc trong phạm vi nhà xứ, có nội dung Thánh ca, đa số nhạc trầm, không phải nhạc ở phòng trà, hoặc sân khấu văn nghệ cộng đồng và nhạc Thánh ca, không thể gọi là "chơi nhạc" hoặc "tiếp tục cuộc vui" như báo của đảng CS loan tin.

Giả sử ông Ngạn, có tức tối vì tiếng ồn, ông nạt nộ, lớn tiếng: "Chúng mày chơi nhạc nhỏ lại", Thanh Niên Cộng Giáo, cũng khó lòng nổi giận, để: "bẻ quặt tay ra sau lưng, lôi xềnh xệch ra ngoài, sau đó xô ngã sấp mặt xuống đống gạch"

Thời xưa, xã hội phong kiến, có Chí Phèo ăn vạ Bá Kiếng, Chí Phèo rạch mặt, đập đá lên đầu, Chí Phèo la khan cổ, la trong đơn điệu, đến nỗi xóm làng, nghe tiếng la của Chí Phèo đã phát chán, không thèm để ý. Ngày nay thời đại Hồ Chí Phèo, có khác. Ông Vũ Như Ngạn, trước khi qua "góp ý" Công An phường ngồi chờ sẵn, biên bản viết sẵn, giấy nhập viên khám thương viết sẵn, giấy chứng thương viết sẵn, tất cả đều chu đáo, chỉ chờ ông Ngạn qua nhà thờ, trở về mọi thứ đều tươm tất đâu vào đấy, "nhà báo đồng hành cùng nhân dân" cũng chờ sẵn, để tung tin lên trang nhất, đời ông Ngạn hiển hách, 60 năm cuộc đời, được lên báo đảng, ngon ghê.

Ông Ngạn không những được đảng, "chính quyền" quan tâm hỗ trợ, còn nhiều "nhân chứng khách quan biểu lộ đồng tình", như:

Ông Nguyễn Văn Tâm, ngõ 178, phố Nguyễn Lương Bằng, phường Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội.

Ông Phùng Văn Minh, Tổ dân phố số 1, phố Nguyễn Lương Bằng, phường Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội

Ông Đặng Xuân Thu, Tổ trưởng Tổ dân phố 2, phường Quang Trung, quận Đống Đa

3 ông nói trên cũng được lên hình trên báo đảng, 3 ông này phiền hà cha xứ bắt loa giảng đạo, sang tận nhà dân, dân nghe chịu không thấu!?

Hầu hết các giáo xứ, trong Nam, ngoài Bắc, chung quanh nhà thờ, đều là nhà của giáo dân, hiếm khi người khác đạo ở trong phạm vi gần nhà thờ, có thể giáo xứ Thái Hà trải qua 3 lần bị đảng CS cướp cơ sở nhà xứ.

Lần thứ nhất vào năm 1959, lần thứ 2 năm 1972, lần thứ 3 năm 1973 và đảng CS đã trộn, cấy người từ những lần cướp thành công này.

Chưa thấy những người có trách nhiệm, của giáo xứ Thái Hà lên tiếng về sự việc.

Có phải vì tiếng trống, tiếng nhạc, hay vì 30/4?

Giáo Xứ Thái Hà, có từ năm 1929, đến nay gần một thế kỷ. Tại sao đến bây giờ mới có 4 "nhân dân" phản ảnh, khó chịu vì điệu nhạc Thánh Ca, vì lời giảng của cha xứ?

Có thể từ một bài giảng của cha Gioan Nam Phong, giảng vào dịp 30/4/2017, theo cha Gioan, ngày 30/4 không phải là ngày giải phóng, vì từ một nước nghèo hơn, lạc hậu hơn, đi giải phóng một nước tiên tiến, giàu có hơn mình, là điều nghịch lý. Ngày thống nhất đất nước, cũng không đúng, đã 42 năm lòng người cứ mãi ly tán, vì ngày này, vì cuộc chiến phi nghĩa đã khiến gần nửa triệu thanh niên miền Bắc chết vô ích, chưa kể hàng triệu người khác tàn phế, thương tích do chiến tranh xâm lược gây nên. Mới đây Kim Jun Ủn bắc Triều Tiên, đòi giải phóng Đại Hàn, đó là ông ta làm trò cười cho thế giới.

Cha Gioan Nam Phong, còn trích đọc một bài viết: Đất nước hình chữ thập, của một giáo dân tân tòng, bài có nội dung lên án đảng CSVN đã bị lệ thuộc Tàu, đất nước phải chịu nhiều hệ lụy do giặc Tàu gây nên, khởi đầu từ đỉnh cao Bắc Việt:

Trích: "Cái “đầu” miền Bắc chẳng phải cũng đang đội một chiếc mão gai thật to, thật sắc nhọn là bọn giặc Tàu? Chúng làm cho đầu não ra như tê liệt. Chúng ngầm khuynh đảo, kiểm soát mọi lĩnh vực của đất nước này, bởi có không ít kẻ quyền cao chức trọng đã quỳ gối quy phục chúng!" ngưng trích.

Chắc hẳn đảng CSVN, nghe lời cha Nam Phong kỷ hơn ai hết, họ thấm thía từng lời giảng và cũng chính họ thấy lời giảng và bài viết "đất nước hình chữ thập" quá xác đáng. 

Quý vị vào youtube mở: bài giảng "Công lý và hòa bình, ngày tang thương" để nghe âm thanh trầm ấm, nhẹ nhàng, khó vượt qua phạm vi Thánh Đường, thoát ra ngoài để tạo tiếng ồn, đến khó chịu cho người có nhà ở gần bên. Chỉ vì bài giảng, bài viết quá hay, thiên hạ chuyền nhau nghe và đọc khắp thế giới, sau đó mới quay về 4 căn nhà của các ông:

Vũ Như Ngạn, Nguyễn Văn Tâm, Phùng Văn Minh, Đặng Xuân Thu.

Tất cả như quả bom nổ giữa bộ chính trị, nên họ có những phản ứng nhất định, phản ứng đi "đúng quy trình", như Hồ Chí Minh, từng làm hồi cải cách ruộng đất, viết bài bịa đặt, rồi lên án tội ác của địa chủ, sau đó đem họ ra hành hình.

Ngày nay truyền thông tiến bộ, người dân không còn ai lạ với trò đê tiện của CS, nên chiêu trò của Hồ Chí Minh, không còn hiệu nghiệm nữa, chỉ còn mỗi cách đưa ra tòa, bí mật "cưỡng chế thi hành án", cùng lắm người dân phẩn uất, họ trùm quần lên đầu, hay ném dép vào mặt chánh án, thì chế độ ác nhân vẫn còn tồn tại vài ba năm nữa.


Việt Nam từ chối không cho thăm nhà tranh đấu nhân quyền đang bị giam tù

Martin Patzelt * Trần Việt (DĐVN21) - Berlin - Những ngày trung tuần tháng 6 vừa qua, hai dân biểu liên bang Đức là ông Martin Patzelt và ông Philipp Lengsfeld đã sang Việt Nam với tư cách thành viên của Ủy ban Nhân quyền và Cứu trợ Nhân đạo của Quốc hội Liên bang Đức. Chuyến đi này của hai vị dân biểu do Quốc hội Liên bang Đức hỗ trợ trong khuôn khổ chương trình "Dân biểu bảo vệ Dân biểu", một chương trình đã được mở rộng để bảo vệ cho cả cho những Người Bảo vệ Nhân quyền trên thế giới chứ không riêng gì cho các vị dân cử. Trọng tâm của chuyến đi là tiếp tục tìm hiểu và thâu thập thông tin về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam cũng như thăm Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh trong tù, như ông Patzelt đã tuyên bố hồi tháng 4 năm ngoái.

Nhà cầm quyền cộng sản đã từ chối không cho hai vị dân biểu thăm blogger Nguyễn Hữu Vinh trong tù, chẳng những thế còn dùng nhiều mánh khóe gây trở ngại khiến chuyến đi của hai vị dân biểu gặp khá nhiều khó khăn. Nhưng dân biểu Patzelt vốn xuất thân từ Cộng hòa Dân chủ Đức thời cộng sản cai trị nên ông thừa hiểu các thủ đoạn tiểu xảo của CSVN.

Trở lại Đức, dân biểu Martin Patzelt đã lên tiếng: "tôi phải nói lên nỗi bất bình của tôi trước những yếu kém vẫn còn lớn về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Thật đáng tiếc là tôi đã không được phép thăm gặp blogger Nguyễn Hữu Vinh đang bị giam tù".

Sau đây là ghi nhận của ông Martin Patzelt sau chuyến thăm Việt Nam vừa qua do Trần Việt chuyển dịch.

*

Với sự hỗ trợ của Quốc hội Liên bang Đức và trong tư cách là đại diện của Ủy ban Nhân quyền và Cứu trợ Nhân đạo, tôi cùng dân biểu đồng nghiệp Philipp Lengsfeld đến thăm Việt Nam tháng 6 năm 2017. Trọng tâm là để ủng hộ các nhà tranh đầu nhân quyền, những người mà chúng tôi hỗ trợ và bày tỏ tình đoàn kết trong khuôn khổ chương trình "Dân biểu bảo vệ dân biểu" của Quốc hội Liên bang Đức.


Đồng nghiệp Lengsfeld hỗ trợ luật sư Lê Quốc Quân, người đã được thả khỏi nhà giam nhưng trước sau vẫn bị áp lực của nhà chức trách. Tôi yểm trợ blogger Nguyễn Hữu Vinh, người vẫn còn bị giam tù.

Trong chuyến thăm này chúng tôi đã đến thăm trại giam nơi Nguyễn Hữu Vinh đang ngồi tù, điều rất quan trọng đối với tôi. Trong cuộc trao đổi với ban quản lý nhà tù, chúng tôi đã nhấn mạnh sự cần thiết đối xử bình đẳng giữa tù nhân "thường phạm" và tù nhân chính trị. Cơ quan chức năng Việt Nam đã không cho phép gặp tù nhân chúng tôi muốn gặp.

Việc tiếp xúc với thân nhân của những người bị cầm tù chỉ thực hiện được một phần. Ở Việt Nam, gia đình của tù nhân chính trị bị áp lực nặng nề từ cơ quan chức năng cũng như của bọn gọi là "công dân lo lắng" hay "công dân tức giận".

Trong dịp tiếp xúc với đại diện các cộng đồng tôn giáo và đại diện xã hội dân sự cũng như trong chuyến viếng thăm một nữ tu viện, chúng tôi nhận được thông tin về tình hình nhân quyền ở Việt Nam nói chung. Ở đây vấn đề được nêu ra là về các trường hợp tra tấn và tử vong không rõ nguyên nhân khi bị giam giữ, và tình hình của những cộng đồng tôn giáo không đăng ký chính thức. Các cuộc trao đổi cho thấy rõ ràng một lần nữa rằng xã hội mất đi những đóng góp quý giá khi bị chính phủ ngăn chặn vì lo sợ những đóng góp đó.

Philipp Lengsfeld và tôi cảm ơn Chính phủ Việt Nam và các cơ quan hữu trách đã cho cơ hội thăm nhà tù và các tỉnh bị thiệt hại bởi các thảm họa môi trường. Đồng thời tôi phải nói lên nỗi bất bình của tôi trước những yếu kém vẫn còn lớn về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Thật đáng tiếc là tôi đã không được phép thăm gặp blogger Nguyễn Hữu Vinh đang bị giam tù.



* Hình ảnh của Martin Patzelt

Phép lạ duy nhất cứu chúng ta chính là chúng ta

Trần Quốc Việt (Danlambao) - Mọi phép lạ là đều vô ích đối với tâm hồn nô lệ.

Theo Kinh Thánh, tâm hồn nô lệ của người dân Do Thái đeo theo từng bước chân đến tự do qua sa mạc của họ. Di sản tinh thần nô lệ như tảng đá lớn vẫn đè nặng và kìm hãm tinh thần của họ suốt dọc theo con đường gian khổ dưới bóng chở che của Chúa. Họ tự do về thể xác nhưng nô lệ về tinh thần. Mọi phép lạ của Chúa mà họ chứng khiến vẫn không thể nào vén nổi đám mây nô lệ in bóng xuống tâm hồn họ từ bao đời.

Họ sợ hãi khi thấy vó ngựa của vua Pharaoh đuổi sát đến nơi. Họ quay sang Moses, người mà Chúa đã chọn để dẫn dắt dân tộc mình về miền đất Hứa, trách ông nặng lời:

"Bên Ai Cập không có đủ mồ chôn hay sao, mà ông lại đưa chúng tôi vào chết trong sa mạc? Ông làm gì chúng tôi vậy, khi ông đưa chúng tôi ra khỏi Ai Cập? Đó chẳng phải là điều chúng tôi từng nói với ông ở bên Ai Cập sao? Chúng tôi đã bảo: Cứ để mặc chúng tôi làm nô lệ Ai Cập!"

Rồi khi gặp cảnh thiếu thốn dọc đường, họ mơ về ánh lửa bập bùng bên bữa ăn dưới màn đêm nô lệ:

"Phải chi chúng tôi chết bởi tay Đức Chúa trên đất Ai Cập, khi còn ngồi bên nồi thịt và ăn bánh thỏa thuê. Nhưng không, các ông lại đưa chúng tôi ra khỏi đó mà vào sa mạc này, để bắt chúng tôi phải chết đói cả lũ ở đây!"

"Ông đưa chúng tôi ra khỏi Ai Cập để làm gì? Có phải là để cho chúng tôi, con cái chúng tôi, và súc vật của chúng tôi bị chết khát hay không?"

"Ai sẽ cho chúng ta có thịt ăn đây? Nhớ thuở nào chúng ta ăn cá bên Ai Cập mà không phải trả tiền, rồi nào dưa gang, dưa bở, nào hẹ, nào hành, nào tỏi. Còn bây giờ đời ta tàn rồi, mọi thứ đó hết sạch, chỉ còn thấy man-na thôi."

Mỗi lần họ than thở, ta thán về bao khó khăn và trở ngại Chúa đều thực hiện những phép lạ để nâng đỡ tiếp bước chân tự do của họ. Dù họ có sức mạnh của Chúa nhưng họ không có ý chí của chính mình. Họ không mơ đến tương lai mới của miền đất Hứa của tự do mà hồn cứ mơ tưởng đến những ngày tồn tại dưới ách nô lệ-"Bên Ai Cập chúng ta sướng biết mấy! Chúng tôi ra khỏi Ai Cập để làm gì? "

Rồi khi buộc phải chiến đấu để mở đường đi, tinh thần chủ bại của bao nhiêu năm nô lệ làm chùn chân, nản lòng họ. Rồi cuối cùng họ quay lưng lại với chính Chúa:

"Phải chi chúng tôi chết ở bên đất Ai Cập, hoặc phải chi chúng tôi chết trong sa mạc này cho xong! Sao Đức Chúa lại đem chúng tôi vào đất này để chúng tôi ngã gục dưới lưỡi gươm, để vợ con chúng tôi bị giặc bắt? Chúng tôi trở về Ai Cập có tốt hơn không?... Chúng ta hãy đặt lên một người cầm đầu và trở về Ai Cập."

Trước bao than thở, oán thán, bi quan của đoàn người mang xiềng xích nô lệ trong tâm hồn lê bước theo sau lưng minh, Moses khổ tâm đến mức phải cất tiếng than với Chúa:

"Sao Ngài làm khổ tôi tớ Ngài? Tại sao con lại không đẹp lòng Ngài, khiến Ngài đặt gánh nặng tất cả dân này lên con? Có phải con đã cưu mang tất cả dân này không? Có phải con đã sinh ra nó không mà Ngài lại bảo con: "Hãy bồng nó vào lòng, như vú nuôi bồng trẻ thơ, mà đem vào vùng đất Ta đã thề hứa với cha ông chúng?... Một mình con không thể gánh cả dân tộc này được nữa, vì nó nặng quá sức con. Nếu Ngài xử với con như vậy, thì thà giết con đi còn hơn-ấy là nếu con đẹp lòng Ngài! Đừng để con thấy mình phải khổ nữa!"

Cuối cùng Chúa không cho những tâm hồn nô lệ này vào Đất Hứa. Họ không xứng đáng vào Đất Hứa. Họ phải lang thang và vùi thây trong sa mạc suốt 40 năm trời cho tới khi không còn nọc độc nô lệ trong tâm hồn.

Người Do Thái chịu cảnh nô lệ ở Ai Cập trong 430 năm và rồi lang thang trong sa mạc 40 năm để trút bỏ tâm hồn nô lệ của 430 năm ấy.

Câu chuyện của họ là tấm gương cho ta thấy hình ảnh của chính chúng ta - những người Việt mang tâm hồn nô lệ sau hàng chục năm sống dưới chế độ cộng sản. Phép lạ duy nhất cứu chúng ta chính là chúng ta - những người nô lệ phải gột sạch hoàn toàn tâm tưởng nô lệ ra khỏi tâm hồn mình trước khi cùng nhau cất bước trên con đường thiên lý muôn vàn gian khổ để giành lại tự do.

Đoàn người Việt tương lai ấy mà chắc có lẽ đa phần là những thế hệ sau này không còn mang tâm hồn nô lệ như bao thế hệ cha anh sẽ tiến về Đất Hứa của Tự do. Họ đi không phải dưới bóng lãnh tụ mà đi theo nhịp đập của Tự do rộn ràng trong lòng mỗi người. Sau lưng họ dưới bóng hoàng hôn là bao nắm xương của hàng triệu tâm hồn nô lệ đã tan vào cát bụi của sa mạc thời gian.

Chú thích: Những đoạn trích dẫn từ Kinh Thánh Cựu Ước qua bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

21.06.2017

Thái độ của chúng ta

Trần Thảo (Danlambao) - Trong hai ngày 18-19 tháng 6 năm 2017, thượng tướng Phạm Trường Long, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung cộng đã cầm đầu một phái đoàn đến thăm Việt Nam. Tướng Long được Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đón tiếp và hội đàm. 

Dĩ nhiên nội dung kín của cuộc hội đàm hai bên Việt-Trung sẽ không bao giờ được công khai. Trên báo chí cũng như phương tiện truyền hình, truyền thanh chỉ được đăng và phát tán những nội dung tuyên truyền.

Đại khái cũng xoay quanh mấy lời sáo mòn như: Chuyến thăm nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, để hai quân đội phát triển ổn định, bền vững v.v...

Chỉ riêng lời phát biểu của tướng Phạm Trường Long thì có một chút hé mở mà người quan sát có để ý mới thấy được. Tướng PTL nói: "Chuyến thăm nhằm thực hiện nhận thức chung quan trọng giữa lãnh đạo cấp cao hai đảng hai nước. Tăng cường hoạt động giao lưu giữa Bộ Quốc Phòng hai nước, qua đó tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy quan hệ hai nước."

Giới chức cấp cao hai bên Việt-Trung đi lại hà rầm như con thoi. Mới ngày 11 tháng 5 năm 2017 vừa qua, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng đã đi thăm Trung cộng. Sau khi được đón chào bằng 21 phát đại bác, ông Trần Đại Quang đã phấn khởi cam kết sẵn sàng củng cố mối quan hệ hữu nghị anh em và đồng chí Việt-Trung để bảo đảm mối quan hệ song phương lâu bền, ổn định và lành mạnh. 

Có lẽ nòi cộng sản thì rành sáu câu về gian dối, xạo ke, bên ngoài thì ôm hôn thắm thiết nhưng bên trong thì chỉ lo tính toán lợi hại thiệt hơn, chả đứa nào tin tưởng đứa nào. Vì thế mà mới được Trần Đại Quang cam kết sẵn sàng củng cố quan hệ hữu nghị hai nước Việt-Trung một tháng trước đây, mà hôm nay Phạm Trường Long đã xách đít qua "Thực hiện nhận thức chung quan trọng." 

Chúng ta hãy thử xâu chuỗi những sự kiện xảy ra gần đây trên thế giới có liên quan đến Trung cộng và Việt Nam để xem thử mục đích thực sự của Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung cộng Phạm Trường Long trong chuyến thăm Việt Nam là gì?

Tại cuộc họp Đối Thoại Shangri-La, Singapore vào ngày 3 tháng 6 năm 2017, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis đã lên tiếng cáo buộc Trung cộng coi thường lợi ích của các quốc gia khác và không tuân thủ luật pháp quốc tế. Ông James Mattis nói rằng không thể nào chấp nhận được việc Bắc Kinh quân sự hóa các đảo nhân tạo vì điều đó làm suy yếu sự ổn định của khu vực. 

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis nói: "Việc tìm kiếm sự hợp tác của Trung Quốc về vấn đề Bắc Triều Tiên không có nghĩa là Washington sẽ không thách thức các hoạt động của Bắc Kinh ở Biển Đông. Hoa Kỳ sẽ hiện diện và hoạt động bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép, và thể hiện quyết tâm này thông qua hoạt động hiện diện ở Biển Đông và xa hơn nữa."

Một tuần trước đó, vào ngày 26 tháng 5 năm 2017, tại Taormina, Ý Đại Lợi, trong cuộc họp của nhóm G7, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã thúc đẩy nhóm G7 lên tiếng cảnh báo về tình trạng quân sự hóa Biển Đông, nơi Bắc Kinh đang xây các đảo nhỏ dành cho phi cơ chiến đấu và hệ thống radar. 

Và cuối cùng là chuyến đi Hoa Kỳ của Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc!

Trước khi NXP tới Hoa Kỳ, CSVN đã lobby trên phương diện ngoại giao rất nhiều, và mật độ vận động có vẻ rất bất thường, như phía VN đã 7 lần đưa ra lời mời TT Donald Trump sang thăm Việt Nam sau khi vừa mới đắc cử. Sau đó là những vận động của Thứ Trưởng Ngoại Giao Hà Kim Ngọc, rồi tới Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh, tất cả đều lót đường cho chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Bề ngoài thì giới chức hai bên tuyên bố rằng ông Phúc qua Mỹ để chốt lại việc Tổng thống Donald Trump có đi dự hội nghị APEC tại Đà Nẵng, Việt Nam vào tháng 11 này hay không, nhưng lời giải thích đó không thuyết phục được ai. 

Người quan sát chuyến đi Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm thấy cuộc nói chuyện trong 30 phút giữa Tổng thống Hoa Kỳ và Thủ Tướng CSVN hoàn toàn là vu vơ bá láp, những ngôn ngữ ngoại giao chỉ đáng để cho mấy tên lều báo CSVN làm căn cứ bốc thơm. Một chuyến đi được chuẩn bị, kèn trống rềnh rang như thế mà kết quả lại xìu xìu ểnh ểnh như thế sao? Không thể nào! Dĩ nhiên là có những ký kết quan trọng giữa hai bên nhưng chưa tiện tiết lộ vì chưa chuẩn bị dư luận kỹ càng. 

Ký kết quan trọng đó là cái gì?

Trong bài viết với tiêu đề Hà Nội Thuận Cho Thuê Cam Ranh của tác giả Bùi Anh Trinh, tác giả đã liên kết được tất cả những sự kiện và những nguồn tin của VOA và Reuters một cách rất hệ thống để đi đến kết luận rằng vừa khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, hai bên Việt Nam và Hoa Kỳ đã có những thỏa thuận ngầm, và Nguyễn Xuân Phúc đi Mỹ chỉ để cùng ông Trump ký kết thỏa thuận cuối cùng của hai bên.

Trong lúc Donald J Trump và Nguyễn Xuân Phúc ký kết bí mật ở Washington DC thì Thượng nghị sĩ John McCain, chủ tịch quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ, có mặt ở Việt Nam để thảo luận với Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Trong thông báo kết thúc chuyến đi của đoàn Thượng nghị sĩ John McCain có viết hai bên đã thỏa thuận hợp tác hổ trợ an ninh cho khu vực.

Việt Nam có thể hỗ trợ gì cho phía Hoa Kỳ trong cái gọi là hợp tác hỗ trợ an ninh khu vực nếu không là cung cấp một vị trí chiến lược quan trọng nào đó cho việc điều động quân sự của Hoa Kỳ? Cũng giống như người không có tiền mặt (capital) để hợp tác làm ăn thì có thể cung cấp mặt bằng. Trong chuyến đi này, TNS John McCain đã ra Cam Ranh và lên thăm chiến hạm John S. McCain đang neo tại cảng Cam Ranh. 

Nhịp nhàng như thế mà bảo rằng không có gì đặc biệt giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong chuyến thăm Mỹ của Nguyễn Xuân Phúc thì chả ai có thể tin được!

Như nói ở phần mở đầu, đầu tháng 5 Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua Bắc Kinh và cam kết củng cố quan hệ đối tác chiến lược hai bên Việt-Trung, nhưng hôm nay 18-19 tháng 6 năm 2017 Thượng tướng Phạm Trường Long, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung cộng đã vội vã chạy sang VN để thực hiện nhận thức chung quan trọng giữa lãnh đạo cấp cao hai đảng hai nước!

Phải chăng lời tuyên bố cứng rắn của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis tại cuộc họp Shangri-La, Singapore, và thái độ của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe thúc đẩy các lãnh tụ trong nhóm G7 tại cuộc họp ở Taormina, Italy cảnh báo về âm mưu quân sự hóa biển đông của Trung cộng, và đặc biệt là phong thanh về việc Việt Nam muốn cho Hoa Kỳ thuê mướn vị trí chiến lược quan trọng bậc nhất tại Đông Nam Á là hải cảng Cam Ranh đã khiến cho Trung cộng thấy bức bối, lo lắng và phái Phạm Trường Long qua VN để quan sát và tìm cách đối phó?

Cho tới nay, việc Hoa Kỳ có sẽ thủ đắc được vị trí chiến lược quan trọng bậc nhất Đông Nam Á là hải cảng Cam Ranh hay không vẫn chưa được công khai, mặc dù khi xâu chuỗi những sự kiện xảy ra trước và sau chuyến đi Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ta thấy quả thật Việt Nam có biểu hiện đi về phương hướng này. 

CSVN vẫn hay tuyên bố lập trường "Không liên kết với bất cứ nước nào để chống lại một nước thứ ba (hàm ý Trung Cộng)". Nhưng khi bị Trung Cộng ép sát, không còn đường xoay sở, thì Hà Nội dĩ nhiên phải tìm đường ra, và thay đổi lập trường trong đấu tranh chính trị là việc rất bình thường.

Điều tôi muốn đặt ra ở đây là thái độ của chúng ta, những người không chấp nhận chế độ cai trị tàn bạo, vô nhân của CSVN. Chúng ta sẽ suy nghĩ thế nào, có thái độ ra sao nếu CSVN thay đổi lập trường, đứng thành hàng với Hoa Kỳ, đồng ý cho Hoa Kỳ thuê mướn hải cảng Cam Ranh?

Cá nhân tôi nghĩ rằng, nếu CSVN đồng ý cho Hoa Kỳ thuê mướn Cam Ranh thì đó là một quyết định khôn ngoan kịp thời, tránh cho đất nước và dân tộc Việt Nam khỏi tai họa mất nước vào tay Trung cộng. Nhưng chế độ CSVN làm việc đó không phải là vì đất nước và dân tộc, mà chỉ là một biến chiêu để duy trì sinh mệnh của đảng, bởi vì nếu mất nước vào tay Trung cộng thì đảng CSVN cũng sẽ tiêu tùng. Vì thế, cuộc đấu tranh chung của dân tộc Việt chống lại một chế độ tàn bạo, bất chấp công lý, bất chấp những quyền căn bản của con người sẽ vẫn tiếp tục cho đến khi dân tộc Việt Nam có cơ hội ngẩng cao đầu nhìn quê hương Việt Nam rạng rỡ ánh bình minh của một thời đại mới, thời đại của tự do, công lý, hòa bình, hạnh phúc thực sự.

Còn bạn nghĩ thế nào? Mong rằng đươc đón nhận những quan điểm khác nhau một cách nghiêm túc và tích cực.

21.06.2017

-->