30/11/16

Một bản án áp đặt và bất công đối với dân oan Cấn Thị Thêu

Luật sư Hà Huy Sơn trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành

Trần Quang Thành - Như tin đã đưa,  sáng 30/11/2016, tại trụ sở 43 Hai Bà Trưng, Tòa án Hà Nội đã mở phiên phúc thẩm xét xử dân oan Cấn Thị Thêu với cái tội danh gọi là “gây rối an ninh trật tự” theo điều 245 BLHS.


Sau vàì giờ xét xử, đến 12 giờ trưa cùng ngày, Hội đồng xét xử phiên toà phúc thẩm đã tuyên y án sơ thẩm - tức 20 tháng tù giam đối với dân oan Cấn Thị Thêu.

Từ Hà Nội Luật sư Hà Huy Sơn đã đã kể lại diễn biến phiên tòa qua cuộc phỏng vân của nhà báo Trần Quang Thành. Mời qui vị cùng nghe nội dung cuộc phỏng vấn.

Trần Quang Thành

Tường thuật phiên phúc thẩm xét xử dân oan Cấn Thị Thêu

Bên ngoài phiên toà xử "công khai" dân oan Cấn Thị Thêu. Ảnh Bạn đọc Danlambao
CTV Danlambao - Sáng 30/11/2016, Tòa án thành phố Hà Nội đã mở phiên phúc thẩm xét xử Dân oan Cấn Thị Thêu tại trụ sở 43 Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ngày 10/06/2016 bà Thêu bị bắt tại nhà riêng, thuộc xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình, với cáo buộc “gây rối an ninh trật tự” theo điều 245 BLHS. 

Phiên sơ thẩm diễn ra hôm 20/9 đã kết án bà Thêu 20 tháng tù giam.

Giống như tại phiên sơ thẩm, công an Hà Nội đã tung một lực lượng hùng hậu để phong tỏa khu vực diễn ra phiên xét xử. Các ngả đường dẫn đến số 43 Hai Bà Trưng đểu bị cấm. Nhiều barie, hàng rào chắn được dựng lên và công an đứng dày đặc mọi con đường dẫn đến tòa án. Ngay từ hôm trước, nhiều người hoạt động nhân quyền, dân oan đã bị công an canh gác, chốt chặn ngay tại nhà riêng hầu ngăn cản những người này đến quan sát phiên tòa.

Công an ngăn chặn nhà ông Vũ Mạnh Hùng. Ảnh Facebook Vũ Mạnh Hùng

Hai anh Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư là con ruột của bà Thêu khi chuẩn bị đến tham dự phiên tòa của mẹ cũng bị những công an, mật vụ ngăn cản, không được ra khỏi nhà. Gần 8 giờ sáng, hai anh này mới thoát được vòng vây của công an để đến trụ sở tòa án. Những hình ảnh do anh Trịnh Bá Phương trực tiếp truyền đi cho thấy một lực lượng đông đảo gồm hàng trăm công an sắc phục lẫn thường phục vây kín khu vực trụ sở 43 Hai Hà Trưng. Khá đông bà con dân oan, những người đấu tranh nhân quyền và bạn bè của bà Thêu cầm biểu ngữ, hô vang các khẩu hiệu ủng hộ và đòi trả tự do cho bà.

Ảnh: Lê Mỹ Hạnh


Ảnh Facebook Giang Duc Nguyen

Khoảng 8 giờ 15 phút, công an mang xe bus đến để bắt người. Người đầu tiên bị bắt là blogger Lê Anh Hùng. Ông Hùng bị một nhóm mật vụ xúm vào rồi “bốc” lên xe chở đi đâu không rõ. Nhiều người chỉ kịp hô vài tiếng phản đối việc bắt bớ rồi cũng bị tống lên xe bus. Trong số những người bị bắt có Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương, Nghệ sĩ Kim Chi, blogger Đặng Bích Phượng, Lê Hùng, Nguyễn Thuý Hạnh… và nhiều bà con dân oan khác. Được biết Nghệ sĩ Kim Chi cùng 9 người dân oan khác đã bị đưa đến trụ sở công an quận Long Biên. Những người còn lại chưa có tin tức gì.

Luật sư Hà Huy Sơn, một trong những người bào chữa cho bà Cấn Thị Thêu đã chia sẻ trên facebook cá nhân của ông hôm 22/11 rằng ông bị chính thẩm phán tòa phúc thẩm Tạ Phú Cường đe dọa, xin trích nguyên văn: “cãi cho nó bị oan rồi vào trại cùng nó". Các luật sư đã không được tiếp cận với hồ sơ liên quan đến vụ án theo luật định. Chỉ khi ông Hà Huy Sơn tuyên bố sẽ “hoãn tòa”, thẩm phán Cường mới để ông Sơn chụp hình hồ sơ vụ án.

Theo luật định, sau phiên tòa sơ thẩm (hôm 20/9) thì các luật sư phải được tòa án giao bản án và bản thông báo kháng cáo, nhưng thẩm phán tòa sơ thẩm là Nguyễn Quốc Tuấn đã “trắng trợn” vi phạm luật pháp bằng việc không giao những văn bản cần thiết này. 

Bà Cấn Thị Thêu và chồng là ông Trịnh Bá Khiêm từng bị bắt hồi năm 2014 với tội danh bị cáo buộc “chống người thi hành công vụ” theo điều 257 BLHS.

Bà Thêu là người nổi tiếng về sự can trường và quả cảm, bền bỉ trong đấu tranh. Bà được xem là thủ lĩnh của những người dân oan Dương Nội. Không chỉ đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng đã bị tước đoạt, bà còn tham gia các phong trào tranh đấu đòi tự do, nhân quyền, dân chủ. Những năm trở lại đây, bà Thêu được coi là một trong những nữ chiến sĩ dân chủ gan dạ và kiên cường nhất trong giới tranh đấu. 

Tháng 11, bà Thêu cùng với Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Luật sư Võ An Đôn và cựu TNLT Trần Ngọc Anh vinh dự được Mạng lưới Nhân Quyền Việt Nam trao tặng giải thưởng Nhân quyền năm 2016.

30/11/2016

Thủ tướng ma-dzê in Việt cộng lại đóng vai người liêm khiết

Tháng Chín (Danlambao) - Còn hai tháng nữa mới đến Tết nguyên đán, thế mà thủ tướng ma-dzê in Việt cộng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu lãnh đạo các tỉnh không về Hà Nội chúc Tết. Yêu cầu này được đưa ra trong phiên họp chính phủ hôm 29/11. 

Ông Phúc nêu rõ “Tôi yêu cầu không chúc Tết Thủ tướng, lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành. Yêu cầu các tỉnh không về Hà Nội chúc Tết. Ở các địa phương cũng vậy. Cần thực hiện nghiêm việc này. Chính phủ cần làm gương, từng thành viên Chính phủ thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng”.(*)

Ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP phụ họa rằng mục đích của thủ tướng là để “chủ động tập trung chăm lo Tết cho người dân”.

Má ơi! Chả lẽ chỉ thị ngầm của thủ tướng chỉ đạo cấp dưới là mọi thể loại phong bì, quà cáp năm nay thay vì mang đến biếu xén thủ tướng thì gom lại đó lo cho dân một cái Tết đàng hoàng? Được thế thì còn gì bằng. Vì các khoản tiền, tài sản mang đến biếu thủ tướng, biếu các loại thử trưởng bộ trưởng, các thể loại sếp lớn sếp bé đều là tiền bòn rút, vơ vét của dân mà ra cả. Tiền dân thì trả cho dân, có gì mà thiệt.

Ối mà không, muốn nghĩ thế cũng không được. Đây là xứ ta, xứ bị cai trị bởi cộng sản chứ có phải xứ người tử tế đâu mà nghĩ ngây thơ (dữ) vậy cha nội. 

Tại đồng chí Tưởng thú nhắc khéo đấy thôi “sắp đến tết rồi, tụi bay liệu hồn mà ứng xử. Năm nay là cái tết đầu tiên tau ngồi ghế thủ tướng đấy nhé, lơ mơ là không được. Mà tụi bay làm thế nào thì làm, đừng để lộ liễu quá dân chúng nó chửi tau đau đầu. Đừng để tình trạng như mấy đời thủ tướng trước, cứ mỗi dịp Tết các địa phương ùn ùn kéo về Hà Nội xếp hàng chờ biếu xén là không được. Làm sao cho nó kin kín một tí”.

Đấy, đại loại là thế. Tức là đồng chí Tưởng thú cứ chỉ thị sớm để các đồng chí cấp dưới có thời gian chuẩn bị quà cho nó phù hợp. Thứ hai là nhắc khéo làm sao để đừng lộ liễu quá, dân nó chửi. Bây giờ phải đóng vai "iêm khiết" thật khéo, thật điệu nghệ hơn các đời Tưởng thú trước mới lừa được dân. Mà tốt nhất, không cần hình thức hoa hoét rườm rà, cứ chuyển khoản hoặc tặng những hiện vật giá trị như bất động sản hay thứ gì đại loại như thế cho nó nhanh, khỏi phải trực tiếp vác đến mệt người, mà lại chẳng được bao nhiêu.

Thôi đi ông Thủ tướng và ông Bộ trưởng ma-dzê in Việt cộng, các ông khỏi diễn trò. Các ông muốn biếu xén, chúc tụng, vơ vét gì cứ vô tư mà làm như hàng chục năm nay vẫn thế, miễn là đừng lôi người dân chúng tôi ra làm bình phong nữa. Cứ để chúng tôi tự lo cho nhau, chứ mỗi lần các ông "chủ động tập trung chăm lo Tết cho người dân" là hình ảnh cái tết Mậu thân 1968 nó lại ám ảnh trong đầu. 

Để người dân tự lo thì còn được miếng bánh chưng thắp hương cúng ông bà tổ tiên. Còn nếu "được" các ông lo cho, không khéo đến mạng sống còn không giữ được, nói chi miếng bánh chưng ngày tết. Chính vì "được" đảng của các ông lo cho, nên ngày mồng một Tết Nguyên đán ở Huế mới trở thành một trong những ngày đau thương nhất trong lịch sử Dân tộc Việt Nam.




Tã khóc tã

Trần Quốc Việt (Danlambao) - Nhà văn Mỹ Mark Twain từng nói rằng “các nhà chính trị và tã phải được thay thường xuyên, và vì cùng lý do.”

Chế độ độc tài toàn trị ở Việt Nam là cái tã đã và đang rất nặng mùi ập lên số phận của người dân. Dưới bao lớp vàng son hàng mã rẻ tiền và mị dân như độc lập, tự do, hạnh phúc, dân giàu, nước mạnh, văn minh là tầng tầng lớp lớp phân bốc mùi lưu cửu suốt hơn nửa thế kỷ qua.

Những ai không chịu được đành phải ra đi, đến những nơi người ta thay tã chính trị thường xuyên qua các cuộc bầu cử tự do. Những người ở lại đầu tiên phải chấp nhận, rồi phải thích nghi để tồn tại và cuối cùng phải sống chung với tã từ năm này qua năm nọ, từ đời cha đến đời con đời cháu.

Cho nên ta hiểu vì sao các Tổng thống Mỹ và các nhà lãnh đạo của các nước dân chủ khác khi đến các nước độc tài, đặc biệt các nước cộng sản, đều không thể nào chịu được cái mùi tã chính trị mà họ chưa từng bao giờ phải ngửi ở quê nhà. Họ bắt buộc phải lên tiếng như Tổng thống Obama nhắc nhân dân Cuba nhớ thay tã cho chế độ trong dịp ông thăm viếng đảo quốc này khi ông kêu gọi nhân dân Cuba hãy “chọn chính quyền của họ trong các cuộc bầu cử tự do.”

Ngày nào đấy nhân dân Việt Nam sẽ thay đổi chế độ độc tài để chọn thể chế mới mà cho phép họ thường xuyên thay tã bằng lá phiếu tự do của mỗi người. Ngày đấy sẽ đến vì không ai chịu đựng mãi mùi rất hôi thối mà liệm kín xã hội và con người, liệm kín quá khứ, hiện tại và cả tương lai, và chưa kể đến bao lũ giòi bọ, sâu chuột sinh sôi nảy nở và béo phệ từ trong những đống phân dưới lớp tã ấy bò lúc nhúc lên đầu lên cổ người dân để đóng trò, răn đe và dạy dỗ.

Hôm nay dưới bóng chế độ toàn trị người dân Cuba phải khóc cho Fidel Castro - một cái tã lớn vừa rơi xuống để nhường cho cái tã hiệu Castro khác phủ tiếp lên số phận họ. Còn người dân Việt Nam không may hơn. Họ vừa phải chịu đựng cái tã cộng sản từ trước đến nay và phải còn khóc mướn trong ngày quốc tang sắp tới cho cái tã mới rơi xuống mà nhân dân Cuba phải bịt mũi trong suốt bao nhiêu năm qua.

30.11.2016

Mỹ thì tả - hữu tình tang, Việt Nam "lùng bùng" quốc tang

Trần Nhật Phong (Danlambao) - Sau cuộc bầu cử tại Hoa kỳ, khi biết tôi ngay từ đầu ủng hộ cho ông Donald Trump, ngay khi ông chính thức được đảng Cộng Hòa đề cử, nhiều bạn trẻ trong Việt Nam, khi đọc các bài viết của tôi tỏ ra thắc mắc cái gì là “Tả” cái gì là “Hữu”, và khuynh hướng các phía như thế nào, tôi bỗng thấy tội nghiệp cho các em, các cháu, cả một nến giáo dục thối nát, bế tắc, đến nỗi những thường thức cơ bản bình thường của thế giới mà các em, các cháu cũng không biết.

Thật ra gọi là “Cánh Tả” hay “Cánh Hữu” (Left Wing - Right Wing) là chỉ nói đến 2 khuynh hướng thường xuyên đối nghịch nhau trong môt cơ chế điều hành xã hội bình thường. 

“Cánh Tả” vốn là những người thích đi theo khuynh hướng phóng khoáng, tự do hơn, họ chủ trương nhắm vào giá trị về quyền con người nhiều hơn, chống chiến tranh tối đa, và luôn thúc đẩy xã hội nâng cao giá trị của quyền con người, kể cả những việc được xem là “nhạy cảm” nhất, ví dụ như ủng hộ phụ nữ phá thai, hay đòi hợp pháp hóa mãi dâm.

Theo lý giải của họ, thì việc cho phép phụ nữ phá thai là phù hợp với xã hội đương đại, khi có những phụ nữ sau khi sanh con, không đủ khả năng nuôi con, và rồi phải sống nhờ vào xã hội, tạo gánh nặng cho xã hội, bên cạnh đó khi đứa trẻ không đủ mái ấm gia đình chăm sóc, hướng dẫn và giáo dục, thì cũng sẽ tạo ra những tệ nạn xã hội trong tương lai, khi đứa trẻ lớn lên thiếu sự kiểm soát của một gia đình đầy đủ (gồm cha và mẹ). 

Việc đòi hỏi cho mãi dâm hợp pháp cũng vậy, “Cánh Tả” cho rằng, hợp pháp mãi dâm không những có thể kiểm soát được tệ nạn xã hội, mà còn kiểm soát được những dịch bệnh từ mãi dâm, hay thậm chí còn kiểm soát được tiền thuế lợi tức.

Đa phần những giới nghệ sĩ, truyền thông vẫn thường ủng hộ cho khuynh hướng phóng khoáng (Liberal), vì khuynh hướng này thích hợp với công việc của họ, nhất là quyền tự do diễn đạt, sáng tác, quyền tự do tư tưởng v.v…. Vì khuynh hướng này không tạo ra lực cản cho công việc của họ. 

Tuy nhiên nếu một xã hội đi theo khuynh hướng này thì có thể dẫn đến sự rối loạn, vì khi những khuynh hướng này đi đến mức cực đoan, tất cả giá trị gia đình, nền tảng luân lý có thể sẽ bị đảo lộn.

Ngược lại với khuynh hướng “Cánh Tả” là “Cánh Hữu”, vốn được xem là khuynh hướng bảo thủ (Conservative), chủ trương bảo vệ các nền tảng xã hội, bảo vệ các giá trị luân lý gia đình cũng như các giá trị tôn giáo, khuynh hướng này luôn có những nghiêm khắc trong xã hội, từ giáo dục, luật pháp cho đến hệ thống điều hành quốc gia. 

Theo lý giải của khuynh hướng này, thì dựa trên căn bản những trải nghiệm của tổ tiên, từ cách sống, tư duy để duy trì nền tảng gia đình, “Cánh Hữu” cũng cho rằng, sự phóng khoáng sẽ dẫn đến loạn lạc, có thể đẩy xã hội đến một mức không còn kiểm soát được, do đó “Cánh Hữu” luôn chủ trương sử dụng vũ lực để bảo vệ các giá trị mà họ tin rằng, là nguồn gốc cho một xã hội trong sạch.

Họ chống phá thai vì cho rằng, đây là hành động giết người, dù rằng đứa trẻ chưa được nhìn thấy mặt trời, nhưng giết đi một linh hồn đã có trong bụng mẹ là tội ác. “Cánh Hữu” cũng cho rằng mãi dâm là một tệ nạn xã hội cần phải loại bỏ, vì mãi dâm đã dẫn đến những bi kịch cho giá trị của gia đình, giá trị của nền tảng xã hội.

“Cánh Hữu” cũng cho rằng sở hữu vũ khí là quyền bảo vệ cho giá trị gia đình, và là phương tiện hữu hiệu khi xã hội cần chấn chỉnh lại luân lý đạo đức. 

Tuy nhiên nếu một xã hội nếu chạy theo khuynh hướng này hoàn toàn, thì sự nghiêm khắt có thể trở thành khắc nghiệt, sự cực đoan trong bảo thủ có thể dẫn đến những lạm dụng quyền lực và dễ dàng trở thành một xã hội độc tài.

Ủng hộ cho khuynh hướng này thông thường là những lãnh đạo tôn giáo, những gia tộc thuộc hàng quí tộc lâu đời trong xã hội hoặc những nhà giáo dục. 

Trong một xã hội bình thường ở các quốc gia văn minh, cả hai khuynh hướng này luôn thay phiên nhau điều hành guồng máy quốc gia theo từng chu kỳ, để quân bình xã hội, khi “Cánh Tả” nắm quyền một thời gian, sẽ tháo gỡ những ràng buộc về luật lệ cho con người, để thúc đẩy xã hội phát triển mau hơn, còn khi “Cánh Hữu” lên nắm quyền, thì lại chấn chỉnh xã hội, ngăn chặn những băng hoại về đạo đức, luân lý tỏ ra nghiêm khắc hơn trong các luật lệ. 

Chinh nhờ các yếu tố này, mà các xã hội văn minh luôn luôn trong sạch hơn các xã hội độc tài, độc đảng hay gia đình trị, và những con người sinh sống trong xã hội được quân bình bởi hai khuynh hướng trên, luôn luôn có đời sống cao hơn, sung túc hơn so với các xã hội “bị cai trị” bởi một cá nhân, một tổ chức hay một gia đình trong nhiều thập kỷ liên tục. 

Sống trong những xã hội mà có hai khuynh hướng nói trên thay nhau nắm quyền điều hành chính phủ, những đứa trẻ sinh ra và lớn lên, luôn được tiếp cận một cách trực tiếp và cả gián tiếp với cả hai khuynh hướng nói trên, nên tư duy, kiến thức sẽ dồi dào hơn so với những đứa trẻ sống trong xã hội “bị cai trị”. 

Các bạn trẻ ở Việt Nam khi hỏi tôi đến vấn đề này, cho thấy các bạn từ nhỏ đã bị “chính phủ” của các bạn dẫn theo một con đường “không giống ai” trên thế giới này, các bạn bị đưa vào cái mớ lý luận “xã hội chủ nghĩa với tư bản”, khiến cho các bạn phải bị “lùng bùng”. 

‘Lùng bùng” là vì các bạn cứ “bơi” trong cái mớ lý luận đó, bỏ mặc cho “chính phủ” của các bạn tha hồ thao túng, và kết quả, các bạn cứ tin vào cái gọi là “xã hội chủ nghĩa” cuộc sống của các bạn lúc nào cũng sống trong đói nghèo, không có tiền nên phải mua thức ăn rẻ ngoài chợ, toàn đồ độc hại nhập khẩu từ “mẫu quốc”, trong khi quan chức trong “chính phủ” của các bạn thì toàn đi xe Lexus, Mercedes, ăn thì toàn hải sản cao cấp nhập khẩu ở Singapore, thậm chí cả Hoa Kỳ hay Canada, uống thì toàn là rượu mắc tiền nổi tiếng như Hennessy, Remy Martin, mỗi năm “xách” cả gia đình sang Mỹ, Âu châu mua toàn đồ hiệu như Channel, LV. 

Các bạn có biết tại sao các bạn chưa hề nghe những chữ như “Cánh Tả” “Cánh Hữu” trong sách giáo khoa nhà trường không? Nếu có biết thì cũng chỉ là nhờ Internet của xứ “Tư Bản Bản giãy chết”, đó là vì nền giáo dục của “chính phủ” các bạn nó tệ nhất thế giới và không có giải pháp nào thay đổi cả, mà chỉ có “chắp vá” từng lỗ hổng thôi, thay đổi toàn bộ nền giáo dục, thì có khác nào “cắt cổ” cái “chính phủ” của các bạn.

Này nhé, chỉ đơn cử một ví dụ nhỏ thôi, trong nền giáo dục ở xứ văn minh, trong đó người dạy học cho phép học trò, sinh viên tranh biện với họ bất cứ đề tài nào từ chuyên môn như Lý, Hóa, cho đến các vấn đề xã hội, chính trị hay kinh tế. Văn hóa tranh biện này không chỉ khẳng định bản lãnh của người dạy học, mà còn tạo cho những sinh viên, học sinh có cơ hội nghe được những lý luận ngược chiều, những thông tin đa chiều và họ sẽ tự suy nghĩ chọn cho họ một giải pháp mà họ cho là đúng với đề tài đưa ra, nó bắt người sinh viên phải động não, phân tích. 

Còn trong nền giáo dục của “chính phủ” các bạn, sách giáo khoa chỉ nêu quan điểm một chiều, và không có văn hóa tranh luận, sinh viên vô lớp thì như "buồn ngủ", tranh luận về xã hội, chính trị hay kinh tế là đề tài “nhạy cảm” làm sao thầy giáo của các ạn cho phép? Nói “nhạy cảm” là vì khi tranh biện sẽ nói đến cái gốc của vấn đề, mà cái gốc chính là guồng máy điều hành xã hội, hay còn gọi là “chính phủ” đấy. Tạo sao giáo dục ở Việt Nam thuộc hàng tệ nhất thế giới? Tại sao 90 triệu con dân Việt Nam không thể chọn một guồng máy điều hành tương tự như xã hội văn minh tân tiến đã và đang làm? Tại sao các quốc gia đi theo chủ nghĩa Cộng Sản đều nghèo đói và phải đi “ăn mày” khắp thế giới? Những câu hỏi này thầy giáo nào của “bộ giáo dục đảng cộng sản” dám cho các bạn tranh luận.

Hay khi tranh luận về lịch sử, chỉ nói đến vụ “cướp chánh quyền” năm 1945 thôi, “chính phủ cộng sản” của các bạn cướp chính quyền từ tay của chính phủ Trần Trọng Kim, chứ nào có cướp từ tay người Pháp đâu, mà nói là dành độc lập, chụp mũ cho chính phủ Trần Trọng Kim là tay sai người Nhật, vậy cộng sản Việt Nam không phải tay sai của Nga Sô - Trung Cộng thì là gì? Định nghĩa của chữ “tay sai” như thế nào? Thời tranh đấu với người Pháp dành độc lập có thế lực nào không dựa dẫm vào nước ngoài? Sinh viên ở Việt Nam mà tranh luận kiểu này thì thầy giáo nào của cộng sản dám cho tranh biện công khai? Tại sao dưới thời “Pháp thuộc” còn có tư nhân ra báo chí, còn “xã hội chủ nghĩa” của cộng sản thì người dân mất cái “quyền” này? Tại sao dưới thời “Pháp thuộc” và cả trên thế giới hiện nay, người dân tự do đi lại không cần báo cáo, không cần xin phép còn ở Việt Nam thì phải đòi chế độ "kiểm sóat hộ khẩu”?

Và khi tranh biện về xã hội đang sinh sống, sinh viên hỏi tại sao có sự phân biêt đối xử với người ngoài “đảng” và trong “đảng”? Tại sao người ngoài “đảng” không được phép được làm lãnh đạo ban ngành trong chính phủ? Tại sao không dám cho trưng cầu dân ý để xem dân có chọn “đảng” hay không? Và tại sao ở các quốc gia văn minh người dân được bỏ phiếu cho các luật lệ còn ở Việt Nam hiện nay thì người dân không được? Hay tại sao người dân Việt Nam phải để “quốc tang” cho cái ông “thổ tả” nào ở xứ Cuba, trong khi ngư dân chết trên biển thì... lấy tiền “xây công viên Fidel Castro”? 

Những câu hỏi cần được tranh biện cho tới nơi tới chốn để có nguồn thông tin đa chiều cho sinh viên, lấy đó làm hành trang vào đời đóng góp cho xã hội thì không bao giờ được phép xảy ra dưới cái “chính phủ cộng sản” của các bạn? 

Xã hội con người chỉ cần hai khuynh hướng “Tả- Hữu” thay đổi trong guồng máy điều hành, để duy trì sự quân bình và công bằng tương đối, đó chính là những xã hội ổn định, phát triển lâu dài và người dân sẽ được sinh sống trong sung túc, an toàn. 

Còn xã hội mà suốt ngày cứ phải bị nhồi nhét ba cái lý thuyết suông “chủ nghĩa xã hội – chủ nghĩa tư bản”, đói rã họng mà cứ trông chờ “xứ tư bản sắp sửa giãy chết”, thì đó chỉ là xã hội của những “con cừu” đang được chăn dắt, nuôi lớn để làm thịt. Trong những xã hội như vậy những kẻ “thảo khấu” như Lương Sơn luôn được xem là anh hùng, vì dám trừng trị những tham quan, những tên vô lại trong guồng máy công quyền mà không thèm xem cái luật lệ của chúng ra cái gì cả.

Nhà tranh đấu dân quyền nổi tiếng của Hoa kỳ ông Martin Luther King có một câu nói trước khi bị bắn chết là “ I Have A dream…”, còn các bạn sống trong xã hội “đảng trị”, cũng nên hiểu câu “I Have A Gun….” Để tự bảo vệ cho các bạn. Chọn lựa thế nào, đó là tương lai của các bạn.

Trần Nhật Phong
goc-tin-tuc.blogspot.com

Lao động miệng

Lao động trí óc hay lao động chân tay
Đã lao động đương nhiên là kiệt sức
Nhưng còn thiếu một loại hình rất mới
Chẳng hao hơi tổn sức tí nào
Thưa các bác đó là lao động miệng

Lao động miệng đố ai bằng bọn Vẹm
Nếu không tin hỏi Tổng Thống Thiệu biết liền
Chúng nó nói một đường làm một nẻo
Là bậc thầy lấy mồm miệng đỡ chân tay

Lao động miệng không cần nhiều nước bọt
Cứ nuốt lời cho thông cổ trơn tru
Đừng bày vẽ chuyện dạy đời khuyên bảo

"Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy"

Lao động miệng đảng độc quyền hành xử
Lừa nhân dân như chó sói lừa cừu
Vận động lưỡi nhổ ra rồi liếm lại
Lời ngọt ngào kiến trong lỗ cũng bò ra

Lao động miệng hơn 70 năm bố láo
Như bùi nhùi đánh bóng đảng lưu manh
Nào Độc Lập nào Tự Do Hạnh Phúc
Rồi cuối cùng cũng bó chiếu đem chôn

Lao động miệng đảng tha hồ lật lọng
Quyền lực mềm ở chót lưỡi đầu môi
Đầy Tớ phán Chủ phải câm mồm lại
Việt Nam ta dân chủ thế là cùng!

Chủ nghĩa xã hội theo như lời Trọng Lú
Hết thế kỷ này biết hoàn thiện hay chưa
Lao động miệng mị dân bằng bánh vẽ
Thiên đường mù tồn tại đến bao lâu?

Đêm Havana & Ngày Hà Nội

Có nơi nào trên trái đất này
Mật độ đắng cay như ở đây?
Chín người – mười cuộc đời rạn vỡ.
Bị ruồng bỏ và bị lưu đầy…

Có nơi nào trên trái đất này
Mật độ yêu thương như ở đây?
Mỗi tấc đất có một người qùi gối
Dâng trái tim và nước mắt
Cho nỗi đau của cả loài người…
Phùng Quán

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Tôi chưa bao giờ đến Hà Nội, và cũng chưa bao giờ cảm thấy có chút xíu nào hào hứng khi nghĩ đến chuyện phiêu lưu tới một nơi xa xôi, lôi thôi và tai tiếng (tùm lum) như thế. Đã thế, đường thì xa, vé tầu thì mắc, thủ tục thì lôi thôi rườm rà, và lỡ mà kẹt luôn thì… chết mẹ!

Tôi sinh trưởng ở miền Nam, nghĩ sao là nói vậy. Và cứ như vậy mà nói, chắc chắn, sẽ làm mích lòng cả đống người. Tôi biết vậy nhưng không thể nào nói khác vì những điều mà tôi được nghe kể về Hà Nội (thường) không có gì là đàng hoàng hay tử tế – đại loại như:

“Lời ăn tiếng nói lễ độ cũng khó gặp, chứ đừng nói gì đến văn vẻ… Một cô gái có thể nói oang oang giữa chợ:

- Nó rủ tao đi nhưng tao đ… đi.

- Sáng nay mẹ mày qua xin lửa bố tao, bố tao đ… cho…”

“Một cái gì đó đã phá vỡ lòng tin của con người rằng xã hội luôn luôn cố gắng đem lại sự tốt đẹp cho mình, và chính mình phải có bổn phận phải gìn giữ các công trình xã hội để mình và mọi người cùng hưởng. Người ta thẳng tay cắt dây điện để bán lấy chút tiền, có thể đốt hết một kho hàng hoá để phi tang cho một vật ăn cắp không đáng là bao… con người đối xử với xã hội thô bạo như vậy chỉ vì xã hội đã đối xử với họ tệ quá. (Phạm Xuân Đài. Hà Nội trong mắt tôi. Thế Kỷ: Hoa Kỳ 1994, 32-33).

Trời đất, đó là chuyện nhỏ và chuyện cũ (rích) rồi – từ hồi thế kỷ trước lận – bới móc ra làm chi nữa, cha nội ? 

Thì rành rành là chuyện bây giờ, thế kỷ XXI đây nè, Hà Nội vẫn cứ y chang như hồi đó – chớ có khác (mẹ) gì đâu:

“Những đứa bé trai và gái bưng thức ăn cho khách vẫn là những đứa bé đã được mô tả trong tiểu thuyết Nam Cao hay Trương Tửu cách đây năm sáu thập niên, còm cõi, nhọc nhằn, cơ cực, chỉ biết cúi đầu vâng dạ và sống quen với lo âu, sợ hãi….”

“Những anh chị phu hồ vẫn làm việc bằng những cung cách từ nửa thế kỷ trước. Họ chuyền tay nhau mọi thứ vật liệu. Cát, đá và sạn đựng trong những cái rổ, đà gỗ vác trên vai. Một ngày dầm mưa hay đổ mồ hôi như thế của một người phu hồ trị giá một đô la và một bữa ăn trưa thanh đạm. Hơn một phần tư thế kỷ thực hiện ‘chủ nghĩa xã hội ưu việt’ trong nước, hơn một phần tư thế kỷ kêu gào tự do và nhân quyền của khối người việt lưu vong hải ngoại, chẳng có chút ánh sáng nào rọi vào những góc đời phiền muộn tối tăm này” (Bùi Bích Hà, “Nhìn lại quê hương,” Thế Kỷ 21, Sep. 2003:63-65).

Phạm Xuân Đài và Bùi Bích Hà, nói nào ngay, không phải là người Hà Nội. Họ là dân bá vơ, tha phương cầu thực, cù bơ cù bất, ở tận California hay đâu đâu đó. Cả hai chỉ tạt ngang, ghé chơi Hà Nội năm ba ngày hay vài ba tuần lễ gì thôi. Biết (khỉ mốc) gì đâu mà nói hành nói tỏi (nghe thấy ghét) dữ vậy chớ?

Nguyễn Huy Thiệp thì khác à nha. Ông ta là niềm hãnh diện của Hà Nội (nói riêng) và của cả nước Việt (nói chung). Ổng có dư thẩm quyền và thừa tư cách để nói về thủ đô “mến yêu của ta.” Trong tác phẩm Tuổi hai mươi yêu dấu, nhà văn đã mượn lời một nhân vật để tuyên bố như sau:

“Thời của tôi đang sống là thời chó má. Tin tôi đi, một trăm phần trăm là như thế đấy.”

Ý, trời đất, quỉ thần, thiên địa ơi! Giữa Thời đại Hồ Chí Minh (quang vinh), và trong lòng thủ đô Hà Nội – nơi mà cách đây chưa lâu người ta vẫn còn phải nhai rón rén khi ăn – mà thằng chả nói năng ồn ào, lạng quạng và bạt mạng (quá cỡ) như vậy thì kể như là… hết thuốc!

Và Hà Nội không phải là nơi duy nhất hết thuốc (chữa) như thế trên thế giới này. Tôi nghe kể là ở thủ đô của Cuba – một nước anh em xã hội chủ nghĩa – tình trạng cũng bết bát, và bệ rạc không kém:

“Ở La Havanne vài ngày dần dần bạn hiểu cái khang trang, sầm uất ở những nơi có du khách chỉ là bộ mặt bên ngoài che không nổi một xã hội lở lói, mệt mỏi… Cuba có hai thế giới, thế giới tưng bừng náo nhiệt của du khách, của những người có tiền xanh, bên cạnh thế giới mệt nhoài của dân địa phương. Sau 50 năm cách mạng, cái mơ của đa số dân Cuba là vượt biển qua Miami hay có bà con thỉnh thoảng gởi về một cái ngân phiếu” (Trần Công Sung,” Cuba Sí, Cuba No,” Thế Kỷ 21, Dec. 2003:78).

Đó cũng là cái ước mơ thê thảm, vượt quá tầm tay, của rất nhiều người dân Việt – bây giờ! Trong quá khứ, Cuba và Việt Nam cũng có rất nhiều điểm (bất hạnh) tương tự như nhau. Hai quốc gia này đều có thời gian dài là thuộc địa, và cả hai đều đã tin tưởng rằng sẽ giành lại được độc lập và tự do bằng con đường… cách mạng! Chung cuộc, cả hai đều sống dở (và chết dở) trong lòng cách mạng!

Ví von mà nói thì Havana và Hà Nội như hai cô bé lọ lem, song sinh, trong một gia đình khánh tận. Cả hai cùng có chung ước mơ là lấy được một tấm chồng đàng hoàng, lương thiện nhưng (chả may) đều phải lòng đúng đồ phải gió, và đã trao duyên lầm… tướng cướp! Và quí vị tướng cướp này đang làm cái công việc mà họ mệnh danh giữ hoà bình cho thế giới – nếu trích theo nguyên văn lời của ông Nguyễn Minh Triết, nguyên chủ tịch nước Việt Nam:

“Có người ví von, Việt Nam – Cuba như là trời đất sinh ra. Một anh ở phía Đông, một anh ở phía Tây. Chúng ta thay nhau canh giữ hòa bình cho thế giới! Cuba thức thì Việt Nam ngủ, Việt Nam gác thì Cuba nghỉ…”

Havana, tuy thế, vẫn còn “có phước” hơn Hà Nội. Bi kịch của La Havanne chỉ xẩy ra vào lúc có mặt trời – theo lời của Trần Công Sung:

“Đêm xuống, dân Cuba quên cái cực nhọc ban ngày, đổ ra đường nhộn nhịp… Quên dollars, quên cách mạng, quên những bài diễn văn dài tám giờ, quên embargo, người ta đàn hát nhẩy múa náo nhiệt. Không phải chỉ ở những khu du khách, ngay cả ở những khu bình dân, đen tối, trong những tiệm cà phê rẻ tiền…, đâu đâu cũng có tiếng nhạc, giọng hát…”

Nói cách khác là ban đêm thì dù Việt Nam có gác hay không, Cuba vẫn nghỉ.

Cho nó khoẻ!

Vẫn theo như nhận xét của Trần Công Sung thì ở Havana “có một cái gọi là cái hồn (“âme”). Cái hồn này đang nâng đỡ cho mọi người sống qua những ngày tháng cơ cực, đắng cay của thời mạt kiếp. Tôi còn tin rằng nó cũng sẽ giúp cho dân tộc Cuba hồi sinh chóng vánh, sau khi họ chôn xong cái Chủ nghĩa Xã hội (đang muốn “chuyển qua từ trần”) ở đất nước này.

Hà Nội (dường như) không có một cái hồn như thế để chuẩn bị hồi sinh, dù CNXH cũng chỉ còn sống thoi thóp ở nơi này. Tôi chưa bao giờ nghe ai nói đến có một đêm nào đó (dù chỉ một đêm thôi) người dân Hà Nội đã đổ ra đường, đàn hát, nhẩy múa nhộn nhịp, một cách hồn nhiên và vô tư như vậy cả.

Tình trạng của Hà Nội có vẻ tuyệt vọng hơn, theo như nhận xét của nhà văn Bùi Bích Hà – qua bài báo thượng dẫn: “Người ta chỉ cần một hai thập niên để vực dậy một nền kinh tế sa sút nhưng để xây dựng lại niềm tin cho cả dân tộc, cụ thể như dân tộc tôi, nay chỉ còn cầu phép lạ gieo xuống thưở đất hoang hoá này những hạt giống mới để bắt đầu lại.”

Cách đây không lâu – trên diễn đàn talawas – khi được hỏi “phải hình dung thế nào về văn hiến Thăng Long,” giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã (rơm rớm nước mắt, tôi đoán thế) kể lại rằng: “Gần đây có một vị viện sĩ định nghĩa văn hiến là văn học để hiến dâng cho Đảng.”

Thiệt, nghe mà… hết hồn luôn! Havana là một thành phố non trẻ, mới có mặt từ đầu thế kỷ thứ XVI mà khí phách và hồn phách vẫn còn lai láng qua từng bước chân nhún nhẩy của người dân – dù nơi đây công an (chắc) không ít hơn Hà Nội. Không lẽ mảnh đất ngàn năm văn vật, lừng lẫy cỡ như Thăng Long, mới đụng chuyện với cường quyền và bạo lực (có vài chục năm) mà đã “mất hồn mất vía” và “chết tiệt” hết thế sao?

Tôi không tin như vậy đâu. Và tôi cũng không chịu như vậy nữa. Đảng CSVN quả thực đã hớp được hồn của một mớ “viện sĩ” ở Bắc Hà nhưng những chú lính gác cửa của Bắc Kinh (hay còn có tên gọi mới, dễ thương hơn, là “những kẻ canh giữ cho hoà bình thế giới”) chưa bao giờ thực sự nhìn ra được cái hồn của đất Thăng Long, chớ đừng nói chi đến chuyện họ “đụng” được tới nó.

T.B.T Nguyễn Phú Trọng tại Cuba. Ảnh: progresoweekly

Do tình cờ, tôi có lần (may mắn) cảm thấy được cái hồn của Hà Nội trong một căn hộ nhỏ – ở ngõ Ánh Hồng, cạnh một nhà xí công cộng, luôn luôn ngập ngụa cứt đái – của một người đàn bà tên Sợi.

Chị Sợi có một mẹt hàng ở đầu ngõ, bầy bán các thứ linh tinh: ấm nước chè, gói thuốc lào, bao thuốc lá, lọ ô mai, gói bánh bích qui. Chị không có vốn nên hàng hoá lèo tèo, thảm hại.

Chị Sợi bán hàng không đủ thu nhập để nuôi mình, và nuôi người mẹ bệnh đang nằm chờ chết nên – đôi lúc – buộc phải bán cả thân. Mẹt hàng, cũng như thân xác “xuống cấp” của người đàn bà đã quá thời xuân sắc này, chỉ hấp dẫn được một loại khách hàng duy nhất: đám ăn mày.

“Trong số những người chồng hờ ấy, chị đặc biệt yêu quý một anh ăn mày trẻ, còn ít tuổi hơn chị. Anh ta đến với chị không như người đến với gái làng chơi.

Anh đã kể cho chị nghe chuyện chân anh. Còn chị kể cho anh chuyện mẹ chị. Khi bị ngã gẫy xương hông, nằm liệt, ba năm đầu cụ hát. Ba năm sau cụ chửi. Và một năm nay cụ yên lặng. Mỗi khi có khách lên gác lửng cùng chị, cụ nhắm mắt giả cách ngủ.

Anh thương chị. Chị thương anh. Chính anh đã mượn cưa, bào ở đâu về cưa, bào, đo, cắt mộng mấy tấm gỗ cốp pha, ráp thành cái áo quan cho cụ. Và cũng chính anh, dù què một chân cũng đã bắc ghế trèo lên, xây thêm hai hàng gạch quanh tường bao cho nó cao thêm, chắn bớt cái hơi nhà xí tạt vào.

Người thứ hai chị Sợi yêu quý là một phụ nữ. Một bà già. Bà cụ Mít. Đó là một bà già thấp bé, lại còng, mặt chằng chịt vết nhăn, chẳng biết bao nhiêu tuổi nữa. Chính bà Mít cũng không biết mình bao nhiêu tuổi…

Bà ở vùng Hà Nam, Phong Cốc. Anh con trai duy nhất của bà a dua với bọn xấu trong làng đi ăn trộm lợn. Án xử hai năm. Trong tù bị bọn đầu gấu đánh chết. Người con dâu bỏ đi lấy chồng, để lại cho bà hai đứa cháu gái, đứa chín tuổi, đứa bảy tuổi.

- Bây giờ một đứa lên tám, một đứa lên mười rồi cô ạ. Vài năm nữa, chúng nó lớn khôn là tôi không lo gì nữa. Tôi có chết cũng không ân hận.

Một lần bà Mít đến, nắm lấy bàn tay chị:

- Em ơi. Chị nhờ em một cái này được không.

Bà ngập ngừng. Chị Sợi không hiểu chuyện gì. Nhưng rõ ràng là một việc hệ trọng, rất hệ trọng đối với bà.

- Giúp chị với em nhé. Chị tin ở em.

Thì ra bà muốn gửi chị tiền. Tiền là vàng, là cuộc sống của hai đứa cháu côi cút của bà ở quê. Chúng còn bé lắm. Chúng mồ côi, chúng mong bà. Chúng cần tiền của bà. Bà phải nuôi chúng. Chúng chưa thể tự kiếm sống được, chưa thể tự lo liệu được. Để nhiều tiền trong người, bà sợ. Suốt ngày đi bộ rạc cẳng mà đêm cứ ngủ chập chờn. Nên nghe chừng thấy nằng nặng hầu bao, bà phải mang tiền về quê.


Mùa rét bao giờ cũng là thời gian gay go của chị. Hàng họ ế ẩm. Khách đến nhà cũng ít. Bù lại với đám ăn mày, mùa rét là mùa cưới xin, mùa bốc mả. Trong khi hiếu, hỷ, người ta rộng rãi với ăn mày. Bà cụ Mít vẫn thỉnh thoảng tới chỗ chị để cho chị hòn xôi, miếng thịt. Bà kêu rét và gửi chị thêm một ít tiền. Chị bảo bà đã gửi bốn lần tiền rồi sao không mang về cho các cháu kẻo chúng nó mong, đã lâu rồi bà chưa về nhưng bà Mít nói:

- Tôi cố thêm ít ngày nữa. Rồi về ở với chúng nó một thời gian. Ngoài giêng tôi mới ra. Bà cháu xa nhau lâu quá rồi. Lại còn phải cố mua cho mỗi đứa một bộ quần áo mới mặc Tết.

Nhưng cả tháng sau bà Mít vẫn không quay lại. Chị Sợi biết rằng có chuyện chẳng lành nhưng vẫn hy vọng được thấy dáng người nhỏ còng còng của bà trong tấm ni-lông vá víu chống gậy, khoác bị bước tới. Chị chưa chờ ai đến như vậy. Lo lắng. Hy vọng. Tuyệt vọng. Chắc chắn bà Mít đã chết ở đâu rồi!

Chị Sợi kiểm lại số tiền bà Mít gửi một lần nữa. Rồi gấp những tờ giấy xi-măng, những túi ni-lông. Cho tất cả vào một cái túi xách. Bây giờ chị không chờ bà Mít nữa. Chị chờ anh què đến. Chị bảo anh:

- Bà Mít chết thật rồi. Anh phải giúp em. Ở đây trông nom, cơm nước, rửa ráy cho mẹ em vài ngày. Em phải đi đây.

- Em biết quê bà ở đâu mà tìm?

- Cứ về Hà Nam, Phong Cốc hỏi. Thế nào cũng ra. Hỏi dân. Hỏi tòa án.

Phải đem chỗ tiền này về cho hai đứa trẻ mồ côi. Phải thực hiện nguyện ước của bà cụ, kể cả việc mua hai bộ quần áo mới cho chúng nó…”

Chị Sợi, anh què – cũng như bà Mít – cho đến lúc chết vẫn chưa có đêm nào ôm đàn ngồi hát, hay đổ ra đường nhẩy nhót nhộn nhịp, như những người dân ở Havana. Ngày cũng như đêm họ sống ẩn nhẫn, thầm lặng trong những con hẻm hôi thối luôn ngập ngụa phân người giữa lòng Hà Nội.

Chính ở những nơi tăm tối này, họ đã giấu kín được nguyên vẹn cái hồn của cả một dân tộc qua từng nhịp thở và nhịp đập của tim. Và tôi cũng cảm được cái hồn lai láng (như thế) khi viết những dòng chữ này, dù nơi tôi đang sống cách xa Việt Nam hơn nửa vòng quả đất.

Sau khi đọc xong “Truyện không tên,” tôi đã viết thư cảm ơn tác giả vì đã mở cho tôi thấy cái hồn của dân tộc Việt. Nhà văn Bùi Ngọc Tấn nói rằng ông không viết truyện mà chỉ kể lại chuyện đời của chị Sợi, theo như lời chính chị tâm sự – thế thôi.

Bùi Ngọc Tấn đã ra người thiên cổ nhưng chị Sợi, anh Què vẫn còn đang sống tại Hà Nội. Nơi đây, không phải lúc nào ra ngõ cũng gặp anh hùng hay gặp một ông (hoặc một bà) tiến sĩ. Đôi khi, chúng ta vẫn gặp được những mảnh hồn của mảnh đất này nhưng không có cơ duyên để nhận biết thôi.

Thoát Trung là việc cần phải làm ngay

Lư Văn Bảy (Danlambao) - Chúng ta và bất cứ ai trong cộng đồng dân tộc cũng đều biết, nước Tàu là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam. Trong suốt chiều dài lịch sử, tiền nhân ta đã không ngừng và liên tục đấu tranh để giữ vững non sông và chủ quyền đất nước trước giặc Tàu, có những lúc nước VN ta đã ngập chìm trong bàn tay xâm lược của chúng, nhưng rồi tiền nhân ta cũng anh dũng giành được độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ không để mất một tấc đất nào cho ngoại bang, hình thành một dãi giang sơn hình chữ S trải dài từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau cùng vùng biển bao la trong đó, có 2 quần đảo Hoàng sa và Trường sa mà qua nhiều hội nghị thế giới cũng đã công nhận là của VN, điển hình là tuyên bố Cai - Rô năm 1943, tuyên ngôn Posdam năm 1945 và hòa ước San Francisco năm 1951. Ngay cả bản đồ của Tàu cộng cho mãi đến năm 1908 vẫn không có HS - TS. Như vậy việc mà hiện nay Tàu cộng ngang nhiên dùng sức mạnh đánh chiếm Hoàng Sa - Trường Sa rồi tuyên bố đây là vùng lãnh hải của chúng có từ ngàn xưa là điều vô lý và không thể chấp nhận được. Ngày 12/7/2016 tòa trọng tài QT ICC đã xử Phllippine thắng và khẳng định Tàu cộng không có cơ sở pháp lý ở biển Đông, vô hiệu hóa đường lưỡi bò mà Tàu cộng ngang nhiên tuyên bố là chủ quyền, vi phạm trầm trọng công ước QT về luật biển Unclos năm 1982 của LHQ mà Tàu cộng là một thành viên.

Chúng ta cũng nhận biết là trong mọi triều đại của lịch sử chưa có triều đại nào mà tiền nhân ta phải chấp nhận mất đất đai, biển đảo cho quân xâm lược Tàu để đổi lấy lại sự bình yên cho chế độ, cho uy quyền cá nhân như triều đại hiện nay của ĐCSVN. Thật quá đau buồn khi Ải Nam Quan nơi Nguyễn Trãi chia tay với người cha thân yêu là Nguyễn Phi Khanh để lên đường bảo vệ Tổ Quốc giờ đây đã thực sự thuộc về đất của Tàu cộng, càng đau buồn hơn khi 2 cánh tay nối dài của mẹ Việt Nam ra biển khơi bây giờ cũng thuộc về của Tàu cộng. Chúng ta phải nói gì đây trước anh linh của tiền nhân và những vị anh hùng dân tộc đã hy sinh xương máu để bảo vệ giang sơn nòi giống VN cho chúng ta hưởng, thế hệ con cháu sau này sẽ suy nghĩ như thế nào khi chúng nó biết được ngày hôm nay chúng ta đã quá vô cảm để cho kẻ thù Tàu cộng cấu kết với nội thù giầy xéo Quê Hương.

Là công dân VN chúng ta có còn tự hào về cuộc khởi nghĩa của 2 bà Trưng thắng giặc Tàu Đông Hán, Ngô Quyền đại phá quân Nguyên giành lại nền độc lập nước nhà, vua Trần Nhân Tôn 3 lần thắng quân Nam Hán, vua Quang Trung Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh mùa xuân năm Ất Sửu, Lê Lợi cùng đại thần Nguyễn Trãi đại phá quân Minh v.v.... còn biết bao những chiến công oanh liệt khác mà tiền nhân ta đã để lại.

Tàu cộng muôn đời vẫn là kẻ thù của dân tộc VN, những gì mà bọn Tàu đã và đang thực hiện trên đất nước VN ngày nay cùng với những lời tuyên bố ngang tàng và trắng trợn của các tên đầu não của chúng, đó là những bằng chứng xác thực để toàn dân VN phải quyết tâm đứng lên chống lại chúng nếu không muốn mất nước cũng như không muốn làm nô lệ cho chúng. Không ai phủ nhận Tổ Quốc, đất nước là thiêng liêng, là trên hết. Vậy thì không ai được quyền đem quyền lợi thiêng liêng này để đánh đổi sự bình yên và uy quyền cho cá nhân, cho một tập thể nào đó, lại càng không được trung thành với một chủ thuyết ngoại lai để gây cảnh đau thương, tang tóc cho cả một tiền đồ dân tộc. Nếu Tàu cộng là bạn tốt thì không bao giờ chiếm đất đai, biển đảo của ta, không bao giờ dùng hàng hóa độc hại để giết dần sức khỏe của nhân dân ta, không bao giờ có hành động cướp giựt tài sản và đánh đập ngư dân ta ngay trên chính lãnh hải của ta. 

Nhìn lại Hoa Kỳ một đất nước mà các nhà lãnh đạo VN qua các thời kỳ đều tuyên truyền trong nhân dân là kẻ thù của VN. Nhưng kỳ thực, họ vẫn giúp đỡ ta trong mọi tình huống kể cả những lần mà người bạn 16 chữ vàng 4 tốt của ta có hành động ngang ngược với ta, điển hình là vụ giàn khoan 981 năm 2014, Quốc Hội Hoa Kỳ đã ra hẳn một nghị quyết bắt buộc Tàu cộng phải rút giàn khoan. Hoa Kỳ cũng không có nhu cầu chiếm đất đai, tài sản của ta và bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Ngay cả Nhật bản là kẻ thù của Hoa Kỳ thời đệ nhị thế chiến, nhưng khi Nhật đã đầu hàng rồi thì Hoa Kỳ vẫn nhiệt tình trao trả chủ quyền và giúp đỡ cho Nhật trở thành cường quốc như hiện nay. Hàng năm Hoa Kỳ vẫn không phản đối nhân dân Nhật bản tổ chức biểu tình tưởng niệm ngày Hoa Kỳ bỏ bom nguyên tử xuống nước Nhật để bắt buộc Nhật phải đầu hàng vô điều kiện. Nhìn chung, hiện nay Hoa Kỳ là một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới và chỉ có Hoa Kỳ mới đủ khả năng đánh bại Tàu cộng, mới đủ khả năng khống chế và làm chùn bước mộng xâm lăng của Tàu cộng. 

Tại sao nói Mỹ xấu, nói Mỹ là kẻ thù, nói Mỹ là đế quốc xâm lược, nhưng con cháu của các nhà lãnh đạo đảng thì cứ đua nhau qua Mỹ và các nước tư bản khác du học, chưa thấy ông lãnh đạo nào đưa con cháu của mình qua Tàu du học cả?. Tại sao lãnh đạo Tàu cộng đến VN thì nhân dân biểu tình phản đối mặc dù bị công an đàn áp, nhưng tổng thống Mỹ qua VN thì nhân dân vui mừng đón tiếp bằng cả tấm lòng cho dù bị ngăn chặn?. Đó là một thực tế khách quan để cho những ai có lương tri, có tinh thần quốc gia dân tộc suy nghĩ và so sánh giữa Tàu cộng và Mỹ bên nào đáng để cho VN kết thân.

Các nhà lãnh đạo VN lúc nào cũng tôn vinh Tàu cộng là người bạn 16 chữ vàng, là tình hữu nghị đời đời bền vững, nếu tiếp tục như thế thì VN sau này sẽ ra sao dưới bàn tay tham tàn và gian ác của Tàu cộng, hãy nhìn về Tây Tạng, Nội Mông và Tân Cương đi. Chủ trương song phương và không liên kết với nước thứ 3 là gián tiếp chấp nhận sự xâm lăng của Tàu cộng chiếm đất nước mình, đổi sự bình yên trên đỉnh cao quyền lực bằng con đường mất chủ quyền, chịu lệ thuộc hoàn toàn vào chỉ trương của kẻ thù là tội đồ của dân tộc.

Thế giới đang đổi thay và Hoa Kỳ đang xoay trục theo chiều hướng khác, con đường đu dây và móc hầu bao Hoa Kỳ mà các nhà lãnh đạo CSVN đang sử dụng sẽ không bao giờ còn hiệu quả dưới thời tổng thống Donald Trump, VN sẽ mất tất cả nếu Hoa Kỳ tuyên bố từ bỏ VN. Vậy thì các nhà lãnh đạo CSVN nên biết rằng: nếu không gấp rút thoát Trung để tìm chỗ dựa vào sức mạnh của Hoa Kỳ như các nước khác cùng khu vực thì chuyện mất nước vào tay Tàu cộng sẽ chỉ còn là thời gian thôi. Xin đừng để cho Tổ Quốc, cho đất nước và nhân dân thêm một lần rỉ máu nữa.


Công viên dê xồm

Tư nghèo (Danlambao) - Sau màn quốc táng quốc nhục, cờ rủ cờ rê để thương cha thương một thương ông thương mười đối với Fidel Castro, các quan chức con hoang lại đang râm rang chôm tiền thuế của dân để rút ruột một dự án gọi là công viên dê xồm.

Dự án xây-và-phá công viên này được đề xuất bởi Nguyễn Văn Hùng, bí thư đảng cộng tại Quảng Trị, nơi mà tên cha căng chú kiết FD đã đến ủng hộ cho những kẻ cũng mang dòng máu đỏ da vàng đang tàn sát người anh em cùng máu mủ của mình qua cái "sự nghiệp" đánh cho hộc máu đồng bào miền Nam.

Tháng 9, năm 1973 sau khi xé bỏ hiệp định Paris và tấn công giết chóc binh lính lẫn dân lành miền Nam Việt Nam, cộng sản Bắc Việt đã mời tên râu xồm này đến Quảng Trị, phì phà xì gà, đứng trên xe tăng giữa những hoang tàn, đổ nát, thê lương xác người, gây ra bởi tập đoàn cộng sản đánh thuê Hà Nội -  ta đánh là đánh cho Trung Quốc, cho Liên Sô.

Mặc dù gọi là "đề xuất" để được Ban Bí thư đảng thông qua nhưng Nguyễn Văn Hùng đã cho biết đám con hoang đã "giải phóng mặt bằng" và sẽ khởi công công trình công viên dê xồm này ngay trong năm nay.

Việt Nam dưới sự cai trị của tập đoàn con hoang có nhiều công viên dê xồm. Công viên dành cho Hồ Chí Minh còn trinh nhưng nhiều gái, dành cho Lê Nin chia tay cuộc đời, sự nghiệp Cắt Mạng vì bệnh Giang Mai. Và bây giờ đến phiên Fidel Castro. Cả ba tên, tên nào cũng râu ria, cũng dê cụ đúng với truyền thống cách mạng và bản chất lãnh tụ cộng sản: anh hùng giải phóng gái tơ.

30.11.2016

Liệu vụ án Trịnh Xuân Thanh có bị chìm xuồng?

Nguyễn Dư (Danlambao) - Cái chuyện của Trịnh Xuân Thanh là chuyện xe cán chó, bởi lẽ tham nhũng nó xảy ra hàng ngày, hàng giờ trên khắp đất nước Việt Nam này. Nhưng nó lôi cuốn, làm cho mọi hí hửng của thiên hạ tập trung, nổi lên tò mò, theo dõi khác hơn những chuyện khác ở cái chỗ là khui ra dậy mùi "chuột chết" trong nội bộ, bè cánh đấu đá nhau loạn xà bần của triều đình nhà sản. Và nhiều người bất mãn trong chúng ta cũng mong chúng nó đấu đá đi đến sụp đổ chế độ càng sớm thì càng hay.

Những sự việc mà Trịnh Xuân Thanh ném "hòn chì" vào mặt Nguyễn Phú Trọng là chuyện thường tình ở đời. Tượng vàng năm mươi kg và hai căn biệt thự (theo như người ta đồn là trọng Trọng lú nhận) được tung lên trước công luận để "trả miếng", tố cáo như thế có ai tin hay không thì đó lại là sự hiểu biết, quyền tự do suy luận của mỗi con người, bởi nó không có bằng chứng cụ thể thuyết phục. 

Cả ngay chuyện tham nhũng của Trịnh Xuân Thanh cũng thế, khi mà chưa có kết luận điều tra thì chưa vội tin. Nhưng câu hỏi cần đặt ra là tại sao Trịnh Xuân Thanh lại lén lút trốn đi khỏi Việt Nam? Nếu thật sự hắn trong sạch, làm ăn thua lỗ, lỗi khách quan do thiếu khả năng điều hành không thôi, thì không đến nỗi phải ngồi tù. Vì theo luật rừng của đảng cs VN thì tội trạng ngoài ý muốn như thế chỉ giơ cao đánh khẽ đối với những người có công và gia đình cách mạng. 

Người ta chỉ cần gom lại một vài hiện tượng: từ làm ăn thua lỗ nhiều ngàn tỉ cho đến căn biệt thự của Trịnh Xuân Thanh, thì cũng có thể ngầm hiểu được rằng "của nổi" đó chỉ có thể từ tham nhũng mà ra.

Có người bảo rằng Trịnh Xuân Thanh có cái cái gốc to chống lưng. Tôi thì không tin điều đó. Nếu có cái gốc, thì Trịnh Xuân Thanh đường đường chính chính ở lại đối đầu với Trọng lú; đàng này hắn bỏ trốn, đến được nơi tưởng là an toàn lại vung vít lên tận mây xanh: đòi đưa Nguyễn Phú Trọng ra tòa án quốc tế (!); đòi họp báo để tố cáo; đòi đối chất với cơ quan công quyền tại Việt Nam có luật sư và nhà báo của các nước tham dự (!); thách thức tướng công an ra nước ngoài gặp hắn để sẵn sàng đối chất... Những cái "đòi" của hắn là chuyện... không tưởng! Nhưng cuối cùng thì hắn chỉ dám sai tên "phát ngôn viên" thay mặt họp báo.

Câu hỏi cần đặt ra: tại sao con "ểnh ương" lại to mồm đến thế? Đáng lý ra một tội phạm như Trịnh Xuân Thanh thì cần phải lặn sâu, im tiếng, yên thân như không ít những người đồng chí của hắn thoát hiểm, lặn biệt tăm với khối tài sản khổng lồ sống đến cuối đời. 

Những gì xảy ra trong suốt thời gian qua làm cho người ta nhận ra rằng: Trịnh Xuân Thanh biết chắc tỏng tòng tong nhiều những tay gộc nằm trong trung ương tham nhũng, do đó hắn cay cú, nuôi hận thù, đối với những kẻ truy đuổi hắn. Chuyện đời, người ta không cần liêm sỉ và cũng không ngượng mồm vì những chuyện đúng hay sai, có hay không trong sự việc của mình; mà chỉ cần được "trả miếng" (cũng là một cách biện minh, đồng thời tự trấn an cho mình là nhẹ tội vì cũng có kẻ đồng hội đồng thuyền) thì cũng hả giận lắm rồi.

Trịnh Xuân Thanh nghĩ rằng nhà cầm quyền CSVN không dám và không thể làm gì, cho nên sau khi mới trốn chạy, hắn thách thức đủ trò, lớn lối vì nghĩ rằng: "trạng chết thì chúa cũng băng hà" nên mới có chuyện hắn hùng hổ đòi tố cáo, thách thức. 

Nhắc lại trường hợp của Dương Chí Dũng, nếu người ta không dẫn độ hắn, rồi không đem ra trước vành móng ngựa thì không có cái chuyện Phạm Quý Ngọ đột ngộ từ trần; không có chuyện lòi ra đương kim chủ tịch nước Trần Đại Quang nhận bạc triệu đô; và cũng có thể là Nguyễn Bá Thanh cũng chưa... tới số. Rồi còn nhiều chuyện khác nữa. Nhưng nội bộ đảng (trong đó có nhiều tên tham nhũng, cũng có thể là liên quan) thống nhất, kịp thời chặn đứng sự việc; nếu không, biết đâu chừng sẽ lôi ra nhiều dây nhợ lòng thòng những gắn kết với nhau. Trong thời gian Dương Chí Dũng bị điều tra, những quan tham trong phe phái ăn chia hay những kẻ dính líu xơ múi cũng bị... lên ruột.

Thế thì những người tham nhũng chưa bị lộ, ít nhiều có dính líu trong phe cánh của Trọng lú hiện thời, có được bao nhiêu tên nắm đa số đủ mạnh, dám đứng ra khéo léo thuyết phục đồng bọn, ngăn chặn việc dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam, để sẽ không xảy ra trường hợp như Dương Chí Dũng?

Trọng Lú có dám chơi tới bến để chứng tỏ phe mình là trong sạch không? Thêm một việc nữa là đã "leo lưng cọp" trong vụ tham nhũng rùm beng này, nếu bỏ cuộc, mọi việc bị chìm xuồng thì phe cánh và nhất là sự nghiệp chống tham nhũng của Trọng lú sẽ tiêu tan, mang nỗi nhục trước quốc dân cho đến cuối đời.

Quý vị trong "đảng ta" hãy chọn một trong hai con đường để đi nhé! Mà đường nào thì đảng cũng nát bét.

30.11.2016

Làm sao giết chết người trong mộng?

Lê Hải Phòng (Danlambao) - Xin mượn câu thơ của Hàn Mặc Tử làm đề tài trong bài viết này. Số là bao nhiêu lớp trai trẻ hiến cả cuộc đời để rồi bể giấc mộng vàng khi ngã ngửa ra đảng đi trật đường rầy đưa cả nước sụp xuống bên bờ vực thẳm, đợi chờ thảm họa diệt vong trong bàn tay đại Hán. Căn nguyên cội rễ của độc tài gây tội ác là kẻ đã tạo ra cả một hệ thống đảng trị.

Nói nào ngay, sống trong một chế độ độc tài người dân đứng lên chửi vào mặt bọn cướp ngày ở trong cung đã là chuyện khó. Huống chi giết người trong mộng. Người trong mộng ở đây không phải là Mộng Cầm hay ai đó trong tâm trí của Hàn Mặc Tử. Mà là người mà đảng dùng súng ống, dùi cui, bạo lực, khát máu bắt toàn dân phải tôn thờ người trong mộng. 70 năm qua đi quả thật là một cơn ác mộng quá dài để vạch rõ bộ mặt lãnh tụ cuồng điên khi còn sống chỉ biết ôm chủ thuyết Mác, Lê, hôn hít lông cánh Mao rồi ngủ trong giấc mộng thế giới CS đại đồng. 

Có điều bây giờ mỗi ngày văn minh tiến bộ khai sáng mỗi khác. Đảng khó mà dùng tay che mặt trời. Nhiều bài báo lề dân viết lời bình phụ họa ăn mừng theo người tỵ nạn Cuba khắp 5 châu. Nhưng cũng sẽ có một ngày trên các trang blog, trang FB bị tê liệt hoàn toàn vì có quá nhiều người chia sẻ ăn mừng đảng CSVN sụp đổ. Ngày đó có còn quá xa lắm không? Dân Ba Lan, Đức cũng như Đông Âu đã đi trước và trả lời rồi. Người dân Cuba tỵ nạn mấy ngày qua cũng đã bước xuống đường cùng nhau ăn mừng đã trả lời cho mọi người biết tâm trạng của họ sung sướng đến dường nào. Họ reo mừng cái chết là một chuyện. Nhưng họ hy vọng nhờ cái chết đó mà đất nước họ giã biệt anh em Castro chuyển mình theo con đường tự do dân chủ. Người Việt cũng vui lây là tương lai không còn thấy cái cảnh quan tham Ba Đình mang gạo mặc kệ dân đói đem đi tặng "bạn bè đỉnh cao trí tuệ anh em." 

Chế độ độc tài CS nào cũng mang bản chất lưu manh, lừa dối, ác ôn. Cho nên luôn luôn đưa ra một lãnh tụ tô son trét phấn, vẻ mặt rồng mắt phượng lên lãnh tụ để quảng bá và tuyên truyền lôi kéo dân chúng tôn sùng. Dưới gót giày bạo lực áp bức dân chúng không thể phê phán lãnh tụ dù họ đã chết. Có một điều ở đời không có gì che đậy mãi dưới ánh sáng mặt trời. Một khi người dân vùng dậy lật đổ chế độ thối nát độc tài phi nhân, chỉ lo cho một đảng, một nhóm cầm quyền. Điều tất nhiên như mọi người đã thấy là người ta kéo sập tượng Lenin. Nếu sự kiện Thiên An Môn thành công thì hình tượng Mao không là ngoại lệ. 

Rồi một ngày nào đó những người con gái bắt phải hàng lớp đóng kịch tươi cười đú đởn chào mừng lãnh tụ như Bình Nhưỡng, Bắc Hàn. Tương lai lịch sử sẽ trả lại cho họ nụ cười chân thật mà họ chưa hề được tự nhiên biểu hiện tình cảm. Khi còn cầm quyền chưa bị phanh phui, không ai biết đoàn nữ binh gìn giữ an ninh cho Khadafi, Lybia có bao nhiêu người phải phục vụ thể xác cho nhà độc tài này. Khi Mao tại thế có ai dám vạch ra lối sống xa hoa, tuyển dụng gái trẻ phục dịch tắm hơi đấm bóp, dâm ô vô độ làm vua hơn cả vua. Có ai dám cả quyết là ông râu xồm Cát-cá-rô không hại bao nhiêu đời người con gái mất trinh cho ông khi ông sống vương giả trong tay có 3 du thuyền, 32 dinh thự và 9700 cận vệ. 

Quay lại chuyện Việt Nam bàn chuyện ông Hồ trong mộng (đảng vẻ) và thực sự ngoài đời. Nói nào ngay, ông Hồ thích lội bỏm bẻm cho vui chân, khi xăn quần đi qua vũng nước nhưng nhà báo điếu đóm chụp hình lăng xê mà thật ra chỗ khô cạn chỉ rất gần ở đó. Ông có thói quen vá tay vá cổ nhi đồng gái VN, khi tới thăm Nam Dương đất đạo Hồi ông lại giữ cái tật đùa tí cho hồn lâng lâng, vô tình báo chí họ tố cáo lên mặt báo là ông già xàm xỡ. Ông Hồ không lập gia đình, ghét tình yêu giả dối. Khổ một nỗi là Trần Quốc Hoàn giết cô Xuân phi tang không khôn khéo để lòi chuyện ra ngoài làm ông Hồ mang tiếng kẻ gian ác đối với người tình. Ông Hồ suốt đời hy sinh cho cách mạng tạo nên giai cấp cai trị giàu có là đảng, giai cấp bị trị nghèo mạt rệp là thằng dân. Cho tới bây giờ ông nằm xuống lâu rồi vẫn chỉ có đảng ngồi mát ăn bát vàng. Không ai có thể trách ông, chỉ trách là trách cái ông gian manh giả dối lừa gạt Trần Dân Tiên. Đồng chí Tiên ca tụng tâng bốc ông Hồ quá mức như vị Phật sống cứu độ nhân gian. Ông Hồ bận rộn việc nước, ông từng đắp chiếu Made in China khi nằm trong hang Pác Bó, đã từng ngủ nhà sàn hút thuốc lá Tây đi dạo suối Lenin. Ông Hồ bộn bề công việc nhưng vẫn lo chi tiết cho phụ nữ khi hỏi họ có kinh kỳ đều không, có lúc ông hỏi người thanh nữ miền xa tới thăm là cháu có buồn tiểu không bác dẫn chỗ cho mà đi. Ông có cái tế nhị yêu đời lạ lùng tha thiết là lo cho phái yếu, còn khi có đoàn nào trong Nam ra thăm toàn có thân thể gầy da móp xương, ông lại từ chối tiếp cứ mạnh ai đi tìm chỗ ăn ngủ đái ỉa. Ông Hồ có cái biệt tài là khóc thật chứ không thương vay khóc mướn như hàng đệ tử văn nô của ông là Tố Hữu khóc Stalin "Thương cha thương một, thương ông thương mười ". Này nhé ông đứng trước máy vi âm thật, lấy khăn Made in China là thật, từng giọt nước mắt rơi trên gò má thật. Ai bảo ông là đóng kịch khóc ngoài mà trong dạ vui. Cảnh chết chóc của một trăm bảy mươi hai ngàn người vô tội trong vụ CCRĐ biết đâu là chứng tỏ lòng trung thành thật sự với chiếu lệnh quan thầy đưa ra. Đối với ông Hồ chỉ có cách chức Trường Chinh làm bậy. Ông thương dân thương nước biết thế nào là đạo đức ơn đền nghĩa trả, thế mà cái thằng thế lực du côn nào lấy tên C.B viết trên báo Nhân Dân tố cáo vu oan giá họa tội ác người nuôi ăn nuôi ở tặng vàng cho đảng là bà Nguyễn Thị Năm. Ông Hồ ít khi xuất hiện nơi chỗ đông người, có lẻ sợ gặp dân cùi lây bệnh hủi. Tuy nhiên cái thằng cha nào lại đóng vai như ông, bịt râu đeo kiếng đi chứng kiến bà Năm bị đấu tố. 

Thế mới biết làm lãnh tụ một chế độ độc tài có nhiều chuyện che đậy nửa kín nửa hở vui đáo để. Chết rồi lắm kẻ tranh đua học tập để rồi chửi rủa cái thằng Tiên, đào mã cái tên C.B bôi xấu đạo đức người. 

Quanh đi quẩn lại chỉ có lớp người cai trị tiếp nối ăn ngủ trên xác chết đồng bào mới xuất mọi thần công lực thần tượng hóa, đua nhau sắp hàng dâng hương người đạo đức trong mộng. Chúng cố bám víu vào cái xác mà bao nhiêu năm qua dân chúng xem như là vì độc tài bưng bít sự thật, đảng đã manh tâm cài cắm người trong mộng vào trong tâm hồn, tiềm thức họ. Dân tộc VN làm sao giết chết người trong mộng để thực sự mình không còn ngủ mơ trong cái chăn CS đầy rệp, dòi, sâu bọ. 

Dân chúng muốn giải phóng thân thể mình ra khỏi nô lệ gông cùm cho đảng. Không gì hơn là tự đứng dậy bằng đôi chân của mình. Phải đánh tan người trong mộng với những huyền thoại dựng lên bằng lũ người chỉ biết lấy máu xương dân phục vụ đảng. Xin mượn hai câu thơ của Hàn Mặc Tử: "Làm sao giết chết người trong mộng/Để trả thù duyên kiếp phụ phàng". Thôi thì chôm chỉa một chút để phụ họa bài này: "Làm sao giết giặc Hồ trong mộng/Để trả thù chung nợ nước nhà". 

Quay qua chuyện Cuba. Fidel Castro chết xem như dân chúng giết chết người trong mộng mà đảng CS đã cài cắm vào cả thể chất và tinh thần họ trong 50 năm dài. Đảng CSVN làm quốc tang cho một tên cuồng điên đưa đất nước Cuba đi vào ngỏ cụt của nghèo đói lạc hậu, mà đáng lý ra nếu dân chủ tự do Cuba là một quốc đảo phồn vinh về xuât cảng đường mía và kỹ nghệ du lịch. Đảng để tang chia buồn râu xồm trong nhà hay râu quai nón bạn là quyền của đảng. Độc tài khát máu thì chia sẻ vui buồn với nhau. Còn dân cũng đang rục rịch chờ ngày ăn mừng đảng CSVN đua nhau về âm ty địa ngục. Dân ăn bánh vẻ 71 năm dài đằng đằng rồi. 

Để bọn bồi bút nghĩ xã hơi vì lo đăng tin quốc tang tịch tình tang. Sau đây là bài điếu văn thảo giùm cho ông Tổng: 

Cả Lú đọc điếu văn ông Cát Rô
Sao ông bỏ đi thình lình
Để tôi đứng khóc Ba Đình hôm nay
Hà Nội trở lạnh đêm ngày
Đàn chó chạy ông có hay không nào
Cầm trong tay xà rông Lào
Tôi nghe như thể đồng bào oán ai
Dầu sao tôi cũng miệt mài
Ôm chân Tàu khựa miệng nhai tượng vàng
Phi-đen ơi tôi khóc chàng
Bắt toàn dân phải sắp hàng để tang
Ông mang huân chương sao vàng
Nhớ xưa thương quá hai hàng lệ rơi
Ông đem đường mía tới mời
Xã hội chủ nghĩa một trời anh em
Ông ăn chả tôi ăn nem
Dân ăn khoai độn tình thêm mặn nồng
Ông ơi chết nhớ nằm lòng
Năm ngàn tấn gạo Quang côn tặng người
Bắt tay chưa nói hết lời
Ông đi biền biệt bỏ rời đảng tôi
Mai kia du kích tới nơi
Tên là Nguyễn Thị chân dài Kim Ngân
Gái nước tôi đẹp muôn phần
Tặng ông một chút quà ngần đấy thôi.

Đọc điếu văn xong mong ông cả Lú nhớ chắp hai tay, nhìn về miền Trung rồi há miệng nhắc nhở thế này nhé: Nhìn tổng quát, đất nước bao giờ chết dần mòn thê thảm có được thế này không?

30.11.2016

29/11/16

Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo là công cụ thống trị của nhà nước cộng sản vô thần

Trần Quang Thành (Danlambao) - Cuối kỳ họp thứ hai diễn ra tại Hà Nội vào hạ tuần tháng 11/2016, Quốc hội khóa 14 đã thông qua Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo. Trải qua nhiều lần sửa đổi và lấy ý kiến nhiều chức sắc tôn giáo quốc doanh, nhưng gần như những điều luật cơ bản làm công cụ cho nhà nước cộng sản nhằm kiểm soát và đàn áp tôn giáo vẫn giữ nguyên mặc dù cố thay đổi đôi chút ngôn từ.

Hội đồng Liên tôn đã lên tiếng bác bỏ luật và vạch rõ Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo bộc lộ chủ nghĩa vô thần, toàn trị của nhà nước cộng sản.

Từ giáo phận Vinh, Linh mục Anton Đặng Hữu Nam đã bình luận về Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo qua cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.