Trần Nhật Phong (Danlambao) - Các bạn trẻ ở Việt Nam thân mến, tuần vừa qua tại Hoa Kỳ, những người kiên trì chống dự án xây dựng đường ống dẫn dầu ép từ đá núi (thường được gọi là pipeline) tại tiểu bang Darkota, một dự án có tham vọng đạt được 3.8 tĩ Mỹ kim mỗi năm sau khi hoàn thành, đã tỏ ra mừng rỡ khi đoạn xây dựng đã được ngưng lại do nhiều yếu tố khác nhau.
Từ nhiều tháng nay, hàng ngàn người đã biểu tình mỗi ngày để phản đối dự án này, vì việc xây dựng có thể ảnh hưởng đến sự thiêng liêng của các bộ lạc sinh sống quanh ngọn núi Rock Sious, cũng như ảnh hưởng đến dòng sông gần đó và hạng triệu người dùng nguồn nước từ dòng sông.
Mấy hôm nay thời tiết mùa đông đã ập tới và đe dọa đến sinh mạng của hàng trăm người biểu tình, khi những tuyến đường được sử dụng để cung cấp nước uống, thức ăn và các vật dụng hàng ngày cho những người cắm trại biểu tình có thể không hoạt động được vì tuyết ngập và đe dọa bởi bão tuyết.
Việc bế tắc giải quyết vấn đề giữa chính quyền và người biểu tình vẫn đang tiếp diễn, trong khi tổng thống Obama tuyên bố chống tối đa việc xây dựng đường ống dẫn dầu, còn tổng thống vừa đắc cử Donald Trump thì có dấu hiệu cho thấy ông có thể ủng hộ dự án này.
Việc xây dựng đường ống dẫn dầu được ép từ đá núi, được xem là một chiến lược lâu dài của Hoa kỳ, nhằm tránh bớt sự lệ thuộc nhập khẩu nhiên liệu từ nước ngoài cho ngành sản xuất và tiêu dùng của hơn 300 triệu dân.
Bên cạnh việc giảm nhập khẩu nhiên liệu, việc sản xuất dầu ép ra từ đá núi cũng sẽ trở thành một sản phẩm xuất khẩu mạnh của Hoa Kỳ, giữa lúc thế giới đang “khát” nhiên liệu, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển với nhu cầu sản xuất mạnh như Trung Quốc và Ấn Độ.
Nhìn từ bên ngoài rõ ràng việc phát minh ra phương thức ép dầu từ đá núi của Hoa Kỳ, đã là một sự đột phá lớn, có thể giúp cho Hoa Kỳ không phải nhức đầu mỗi khi thương thảo với OPEC, không lo lắng nhiều về mức tiêu thụ năng lượng hàng ngày của dân chúng, từ nguồn điện, gas cho đến xăng cho hàng trăm triệu chiếc mỗi ngày lưu chuyển trên đường phố.
Tuy nhiên nhìn một cách nghiêm túc và rộng rãi hơn, thì dự án này tuy khởi đầu chỉ ở Darkota, nhưng dần dần sẽ lan tỏa sang nhiều tiểu bang khác, và hiểm họa môi trường sẽ bị tàn phá vì lợi nhuận càng lúc càng cao hơn, đặc biệt là giữa thời điểm báo động về việc trái đất trở nên nóng dần hơn, cũng đang trở thành một đề tài nghiêm trọng cho môi trường sống của con người trên hành tinh này.
Cứ tưởng tượng các tiểu bang ở Hoa Kỳ, nơi có nguồn đá núi dồi dào đều chạy theo lợi nhuận như Arizona, La Vegas, Colorado v.v… Dù khai thác có được kiểm soát ngặt nghèo của chính phủ liên bang, nhưng sẽ làm sao tránh khỏi những việc khai thác, có thể dẫn đến những “nhân họa” như động đất, vì khi khai thác chắc chắn sẽ động đến nhiều khe hở và mạch ngầm dưới lòng đất, hoặc tạo ra những vết nứt từ lòng đất v.v…
Đây là dự án gây nhiều tranh cãi, đứng ở góc độ bảo vệ môi trường sống, chính phủ liên bang chắc chắn chống đối dự án này, tuy nhiên đứng góc độ của quốc hội, dự án này không những giúp cho Hoa Kỳ không lệ thuộc nguồn nhiên liệu nhập khẩu, còn tạo thêm hàng trăm ngàn việc làm cho công chúng, giá nhiên liệu giảm đương nhiên vật giá cũng sẽ giảm theo tỉ lệ thuận, đời sống người dân sẽ dể thở hơn.
Việc này đến nay vẫn chưa kết thúc, vẫn còn đang trong vòng tranh cãi quyết liệt giữa bên ủng hộ và bên chống đối, tôi kể ra câu chuyện này cho các bạn nghe là bởi vì xã hội mà chúng tôi đang sinh sống, mọi việc đều được minh bạch rõ ràng, và người dân có quyền biểu lộ sự phản đối hay ủng hộ của họ qua các cuộc biểu tình, đồng thời chúng tôi vẫn phải cân nhắc nhiều lần giữa lợi nhuận và môi trường sống, cho đến khi có giải pháp có thể đáp ứng được các phía, vừa gìn giữ môi trường sạch sẽ, vừa có thể khai thác để thúc đẩy quyền lợi ở một chừng mực nào đó.
Nhìn các cuộc biểu tình liên tục từ nhiều tháng nay, có người bỏ cả công ăn việc làm để tham gia biểu tình phản đối, cho thấy một phần nào suy nghĩ của công chúng Hoa Kỳ, không phải chỉ biết nghĩ đến lợi nhuận, không phải chỉ biết nghĩ đến “cơm áo gạo tiền”, sự tranh đấu của những người biểu tình là mong muốn có một môi trường sống thiên nhiên, trong sạch.
Bên cạnh đó là những suy nghĩ sâu xa hơn, khi xã hội đương đầu với ô nhiễm nặng nề, môi trường bị tàn phá, thì đồng nghĩa với bệnh tật nhiều, và như vậy chi phí y tế sẽ tăng cao hơn, và gánh nặng y tế sẽ trở thành vấn đề lớn trong tương lai, do đó tranh đấu cho môi trường sạch luôn là sự quan tâm của nhiều tầng lớp công chúng Hoa Kỳ.
Chỉ một vấn đề, mà chính phủ của chúng tôi phải đem ra bàn cãi, tranh luận cho đến khi nào có được giải pháp tương đối cho các phía, thì mới bỏ phiếu thành luật và ban hành, người dân sau khi nêu nhiều góc cạnh của vấn đề, thì chính họ sẽ là những người bỏ phiếu chấp thuận hay chống đối.
Cách đây khoảng hơn 10 năm, khi chính quyền của Tổng Thống Bush cho phép khai thác mỏ dầu khí ở tiểu bang Alaska, trước đó cũng những tranh luận chống đối gay gắt, và cuối cùng đã được thông qua với nhiều điều kiện trói buộc ở tiểu bang này, một phần lớn tiền lợi nhuận sẽ được chi phí để bảo vệ môi trường thiên nhiên của Alaska, một phần khác được chi trả cho các cư dân của tiểu bang Alaska, chỉ cần có bằng lái của tiểu bang này với địa chỉ sinh sống ở tiểu bang, thì các cư dân có thể lãnh tiền hàng năm từ $1,200 cho đến $2,600.
Điều này cho thấy, chính phủ trong xã hội mà chúng tôi đang sinh sống, họ bảo vệ quyền lợi của người dân, đem tất cả những gì tốt nhất đến cho người dân, và không bao giờ họ nói rằng họ là chính phủ “vì dân” cả. Họ chỉ nói rằng “các vị bầu chúng tôi thì chúng tôi làm việc để phục vụ quí vị”.
Ở một xã hội được xem là sung túc, con người được hấp thụ và học hỏi nền văn minh cao, nên suy nghĩ và làm việc đều có sự suy xét cẩn thận, không chỉ nghĩ cho hiện tại, mà còn cố gắng giảm thiểu những tác hại trong tương lai, nên xã hội càng lúc càng được hoàn chỉnh hơn.
Còn sống trong một xã hội mà chính phủ lúc nào cũng nghĩ đến cái lợi, không nghĩ đến tác hại lâu dài, hết tiền, nợ cao thì chỉ nghĩ đến việc vay nợ, đảo nợ, không nghĩ đến làm thế nào để kiếm tiền trả nợ, môi trường bị tàn phá thì đổ thừa “tại, bị, chiến tranh, con người v.v…”, thay vì công bố giải pháp giải quyết thì chỉ cần 3 chữ “rút kinh nghiệm” để phủi toàn bộ trách nhiệm, một xã hội được điều hành như vậy thì con người trong xã hội đó làm sao phát triển được? Một xã hội băng hoại kiểu này, thì chỉ tạo nên những trò “láu cá vặt” để sinh tồn.
Một xã hội mà chính phủ chỉ chầu chực “moi tiền” trong dân bằng mọi cách, xây nhà thì không xây bãi đậu xe, xây đường xá thì “ham rẻ” rồi đẩy giá “lên trời” để quan chức trục lợi, xảy ra chuyện thất thoát, nếu không xin “làm người tử tế”, thì cũng xin “miễn hình phạt để tiếp tục phục vụ”, thì xã hội đó nó còn tệ hại hơn gấp ngàn lần so với một xã hội đang có chiến tranh, vì ít ra nếu có chết vì bom đạn, nó vẫn nhanh và hạnh phúc hơn là chết lần chết mòn vì bị hút máu, vỉ bệnh tật và không dừng lại ở một thế hệ, mà còn từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Chúng ta chỉ là những con người, tôi cũng như các bạn, vẫn có đời sống “cơm áo gạo tiền”, nhưng tại sao tôi vẫn nhàn nhã viết bài gởi đến các bạn hàng tuần, trong khi các bạn “bơi” bao nhiêu thời gian cũng không đủ chi phí sinh sống? Là bởi vì tôi sống trong một xã hội mà giá trị con người được tôn trọng, trong đó bao gồm luôn lương tối thiểu và thời gian làm tối đa, để chúng tôi có thời gian cho không gian cá nhân của mình, đó là vì chính phủ của chúng tôi bắt buộc trong luật pháp để bảo vệ người dân chúng tôi, một người đi làm bình thường, 8 tiếng một ngày và 40 tiếng một tuần (tức là 5 ngày một tuần), giới chủ nhân muốn họ làm thêm thì phải trả thêm tiền (1.5 so với mức lương), ngày lễ, ngày tết (Legal Holiday), muốn họ làm thì phải trả gấp đôi, chủ nhân nào vi phạm, nhẹ thì bị phạt tiền và bồi thường cho công nhân, nặng thì… phủi đít vào tù.
Bên cạnh việc chính phủ bảo vệ cho công nhân, chúng tôi còn có những công đoàn tư nhân độc lập, họ nhận tiền niên liễm hàng năm từ giới công nhân, và trách nhiệm của họ là tranh đấu cho quyền lợi của công nhân, từ tiền lương tăng, đòi quyền lợi bảo hiểm cho cả gia đình, đòi thời gian nghĩ bệnh nhiều hơn, nghĩ phép được lãnh lương, họ còn phải tranh đấu hàng ngày với giới chủ nhân để tạo điều kiện môi trường làm việc tốt hơn, thậm chí họ còn vận động các dự luật có lợi cho công nhân với chính giới, họ sẵn sàng kêu gọi công nhân bãi công để áp lực giới chủ nhân, lẫn chính phủ, do đó họ được giới công nhân ủng hộ mạnh mẽ, bên cạnh đó công nhân thất nghiệp đến gõ cửa với họ, họ kiếm việc làm cho công nhân, ví dụ lương công nhân $17 một giờ, họ đòi giới chủ nhân trả lên đến $23 một giờ, và $6 sai biệt được đưa vào quỹ công đoàn.
Còn xã hội các bạn đang sinh sống? Công đoàn của nhà nước làm gì cho các bạn? Họ ăn lương của nhà nước do “đảng” lãnh đạo, họ thông đồng với nhà nước của các bạn và giới chủ nhân, ép lương xuống gần như thấp nhất trong khu vực, môi trường làm việc tệ hại, thời gian làm việc gần như chiếm toàn bộ thời gian mỗi ngày của các bạn, làm nhiều giờ nhưng lại không trả đúng theo công sức các bạn đã bỏ ra, các bạn thất nghiệp họ làm gì cho các bạn? Các bạn bị giới chủ nhân áp bức, họ có cùng xuống đường biểu tình đòi công bằng cho các bạn hay không? Hay họ âm thầm thương thuyết với giới chủ nhân, rồi tự ý quyết định cho các bạn? Một xã hội như vậy, nếu so sánh với thời người Pháp cai trị Việt Nam có khác gì hả các bạn? nó còn tệ hại hơn người Pháp đối xử với người Việt Nam trong lịch sử.
Dân Sài Gòn chúng tôi ngày xưa có những huyền thoại, có tốt, có xấu, một trong những huyền thoại mà hầu hết người Miền Nam đều biết rõ, đó là huyền thoại của Đại “Cathay” Trần Đại, một “lão đại” giang hồ nhưng có tinh thần nghĩa hiệp, lúc nào cũng đứng về phía dân nghèo trong xã hội.
Liệu các bạn có dám trở thành một Đại “Cathay”, nhằm thay đổi xã hội của các bạn đang sinh sống hay không? Hay chấp nhận để thế hệ con cháu của các bạn sống trong nghèo đói, bệnh tật và còng tấm lưng trả nợ cho những tên quan vô lại, đang ngồi ăn tôm hùm, bào ngư, uống rượu mắc tiền trên đầu của các bạn? Vợ con của những tên “đảng viên” xách bóp hiệu đi “khoe của” khắp nơi, còn vợ các bạn phải trốn chồng làm đĩ để trả nợ cho gia đình! Tùy các bạn nhé.
7.12.2016
0 nhận xét:
Đăng nhận xét