10/12/16

Đừng mong chờ gì cải cách ngân hàng của CSVN

Suiwah Leung / Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) lược dịch - Đối với kiến trúc, "công dụng quyết định hình dáng" là một nguyên tắc không thể làm sai lệch. Kiến trúc sư cần phải biết căn nhà hay khu kiến trúc sắp xây dùng cho việc gì, cho nhu cầu gì trước khi quyết định hình dáng kiến trúc của nơi sắp xây.  Thế nhưng đối với vấn đề cải cách kinh tế tại Việt Nam hiện nay thì ngược lại, công dụng bị xem nhẹ so với hình dáng, tức là  hiệu quả bị coi nhẹ so với cơ chế. Cơ chế được áp  đặt rồi lại hy vọng rất kỳ khôi là cơ chế áp  đặt sẽ đem đến hiệu quả?! Lãnh vực ngân hàng quốc doanh hiện nay tại Việt Nam đang lâm vào tình cảnh này!

Từ tháng Ba năm 2012, khi CSVN loan báo  phương thức cải cách ngân hàng, ngân hàng quốc doanh đã được sát nhập để tổng số ngân hàng giảm từ ba mươi bảy xuống còn mười lăm ngân hàng. Ủy ban giám sát khối doanh nghiệp nhà nước, gọi tắt là VAMC(**), được thành lập vào tháng Bảy năm 2013 dưới sự điều khiển của ngân hàng TƯ, đã hồ hởi loan báo tỷ lệ nợ xấu không thể hoàn trả đã giảm từ 17,2% vào tháng Chín năm 2012 xuống còn 3,7% vào tháng sáu năm ngoái. 

Thế nhưng sát nhập các ngân hàng lỗ lã nặng nề chỉ tránh khỏi  tạm thời sự phá sản của những ngân này. Cũng giống như mọi nơi trên thế giới, sự ổn định về tài chánh của các ngân hàng phụ thuộc hoàn toàn vào sự làm ăn kinh doanh hiệu quả của các thân chủ đi vay nợ ngân hàng. Ở Việt Nam, thân chủ đi vay nợ ngân hàng chủ yếu của các ngân hàng quốc doanh lại là mười ba tập đoàn kinh tế quốc doanh tràn ngập tham nhũng và thất thoát.

Nỗ lực cổ phần hóa các tập đoàn này đã không thành công! Vào tháng Chín năm 2014, số lượng lớn cổ phần do chính phủ bán ra từ tập đoàn  Vinatex, một tập đoàn kinh tế quốc doanh chuyên về may dệt, đã không có ai mua, bất chấp những hứa hẹn về lợi nhuận cho ngành công nghiệp may mặc mà hiệp nghị TPP có thể đem lại ở tương lai. Nỗ lực bán 3,5% cổ phần của tập đoàn quốc doanh Hàng Không Việt Nam vào tháng 11 cùng năm cũng không có ma nào thèm để ý đến cả buộc các ngân hàng quốc doanh lại phải mua vào để chữa thẹn. Và đối với tình trạng nợ xấu trong ngành địa ốc khiến cả thị trường bị đổ vỡ đóng băng, chương trình khuyến mãi cứu vãn của đảng ban hành thì quá tồi tệ yếu kém và đã quá trễ!

Chỉ khi nào mà các tập đoàn kinh tế quốc doanh của đảng thật sự được cải cách sâu rộng, thì hệ thống ngân hàng của chế độ mới có  thể  đứng vững trong vai trò  hoán chuyển tài chánh tiết kiệm từ người dân đến những nhà đầu tư đúng nghĩa, có khả năng mang đến lợi nhuận cho ngân hàng.

VAMC được thành lập vào năm 2013 cũng chỉ cố tình muốn ấn hành trái phiếu để kiếm thêm tài khoản lấp liếm vào các khoản lỗ lã của các ngân hàng làm ăn tồi tệ của đảng mà thôi. Các ngân hàng làm ăn chả ra gì này sẽ dùng trái phiếu ấn hành từ VAMC để thế chấp nhằm mượn thêm nợ từ công quỹ hay từ ngân hàng TƯ. Các ngân hàng này vẫn phải còn vướng nợ xấu và phải giải tỏa những nợ xấu này trong vòng 5 năm. Nói một cách khác, đây chỉ là một hình thức tráo trở để các ngân hàng quốc doanh làm ăn tồi tệ lỗ lã lấy được thêm vốn và quỵt hay tạm ngừng không  trả nợ xấu trong một thời gian ngắn trên sổ sách. Nhưng trái phiếu của VAMC không thể là nào coi là lợi nhuận trên sổ sách của các  ngân hàng làm ăn tồi tệ lỗ lã này kiếm về được!

Vào tháng Ba đến tháng Tám năm ngoái, trái phiếu đặc biệt của VAMC lại được ban hành ồ ạt. Lần này, các ngân hàng quốc doanh của đảng được quyền dùng trái phiếu nầy của VAMC để cấn những nợ xấu của mình trong lên đến mười năm, thay vì là 5 năm như lần trước vào năm 2013. Nghĩa là các ngân hàng quốc doanh này không cần phải trả nợ nần từ những khoản đầu tư tồi tệ lỗ lã khổng lồ trong mười năm. Ngoài việc cho phép các ngân ngân hàng quốc doanh quỵt nỡ ngang ngược kiều này, VAMC còn cho ra một loại trái phiếu ngắn hạn ưu đãi xóa hết mọi nợ xấu của các ngân hàng quốc doanh dựa trên giá trị bề mặt hiện hữu từ các tài sản cầm cố của các khoản nợ xấu mà bỏ qua giá trị thất thoát lớn lao thật sự của các ngân hàng từ những khoản nợ xấu này đem lại bấy lâu nay. Với các điều khoản ưu đãi phi lý này, các ngân hàng quốc doanh khơi khơi xóa sổ thoát ách nợ  khổng lồ của mình để VAMC của ngân hàng TƯ đem công quỹ ra  gánh nợ chịu đòn giùm.

Thế nhưng những điều khoản ưu đãi này vẫn chưa rõ là có thể đem ra áp dụng được hay không vì tài sản   thế chấp cầm cố cho các khoản nợ xấu  từ ngân hàng quốc doanh yếu kém lỗ lã này đem lại nay có thể chẳng còn một giá trị nào nữa cả! Vì vậy, các giá trị tài sản thế chấp cầm cố chỉ là thật sự được phẩy phết riêng giữa các ngân hàng quốc doanh và VAMC mà thôi. Do đó, tùy thuộc vào sự phẩy phết ba rọi này mà nhiều ngân hàng sẽ phải bị sát nhập hay được VAMC giúp thoát nợ khiến gánh nặng nợ công của chính phủ vốn đã quá trần nay lại càng thêm chồng chất.

Áp dụng "trái phiếu ưu đãi" ba trợn kiểu này thì đúng là chưa có quốc gia nào trên thế giới làm cả khi phải  đối phó với các ngân hàng lỗ lã!  Mặc dù vậy, chính sách này giúp  che đậy  sự hấp hối cho các ngân hàng quốc doanh của đảng khá thành công! Coi như đảng  liều mạng đánh bài cào đặt hết vào hy vọng dù rất mong manh là khi kinh tế khởi sắc, các ngân hàng có thể tự thoát khỏi tình trạng thua lỗ!

Cơ quan đánh giá tín dụng Moody đã  thừa nhận hệ thống ngân ngân hàng quốc doanh của đảng "hình như đang có vẻ bình ổn" vào tháng 11 năm 2015 dựa vào khả năng tăng trưởng có thể đạt được nhưng vẫn loan báo mối nguy khủng hoảng của hệ thống ngân hàng quốc doanh tại Việt Nam trước tình trạng lỗ lã tràn ngập nợ xấu.

Trả hết nợ xấu và biến hệ thống ngân hàng thành một bộ máy vận hành tài chánh hiệu quả nhằm chuyển đổi tiền tiết kiệm của khách hàng thành các khoản đầu tư thành công vẫn còn quá xa vời ở Việt Nam! Nguyên nhân chủ yếu là vì hệ thống ngân hàng tại Việt Nam vẫn còn gắn chặt vào các tập đoàn kinh tế quốc doanh tham nhũng và thua lỗ. Công quỹ đã buộc phải lao ra cứu vãn các ngân hàng này đẩy mạnh tình trạng thâm hụt ngân sách và khiến nợ công tăng của đất nước tăng vọt.

Xin lưu ý thêm một điều quan trọng nữa cần phải thúc đẩy cấp bách để cứu vãn hệ thống tài chánh ngân hàng của đảng. Đó là phải nới rộng quyền sở hữu của tư bản nước ngoài đối với dịch vụ ngân hàng từ 49% lên 60% tổng giá trị cổ phần, nhất là khi hiện đã có các hệ thống ngân hàng của nước ngoài  hoạt động với 100% số vốn  tại Việt Nam. 

Chính phủ và nhất là người dân Việt Nam không nên  tự lừa mình, cho rằng là hiện nợ xấu của các ngân hàng quốc doanh đã được giảm xuống vì do  dùng công quỹ mua lại  thì có nghĩa là tình trạng khủng hoảng vỡ nợ của các ngân hàng quốc doanh đã được cứu vãn.


* Ghi chú:

(*) Suiwah Leung hiện là giáo sư kinh tế đang thực tập tại phân khoa  Crawford School of Public Policy, thuộc  đại học Quốc Gia Úc 
(**) VAMC The Vietnam Asset Management Corporation 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét