Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) - Sau ngày 12 tháng Bảy, phán quyết của tòa án PCA về Biển Đông lại rơi tõm vào hư không khi các siêu cường mặc nhiên nhìn Trung Cộng tập trận khiêu khích. Không những vậy, hôm thứ Tư 27 tháng này, Ngoại Trưởng Kerry khi họp báo kế bên Ngoại Trưởng của Philippine là ông Perfecto Yasay, đã ủng hộ một cuộc đối thoại giữa Phi và Trung Cộng về chủ quyền biển Đông.
Chẳng lẽ phán quyết của tòa án PCA không còn hiệu lực nữa? Bổn phận của Trung Cộng là phải rút lui khỏi vùng này một cách vô điều kiện dựa trên phán quyết của tòa án, không thể nói ngược và trong trường hợp Trung Cộng nói ngược, thì Đồng Minh cần phải ra tay can thiệp buộc Trung Cộng phải làm theo phán quyết nếu không muốn nhìn thấy cấm vận và chiến tranh.
Thế nhưng Hoa Kỳ đã không làm điều đó. Dường như nước Mỹ đang cúi gập người xuống cố che giấu sức mạnh quân sự thật sự vượt trội của mình và để cho Trung Cộng mặc nhiên công khai phủ nhận phán quyết của tòa PCA về biển Đông.
Trung Cộng tuyên bố rằng chỉ đồng ý ngồi lại đối thoại với Phi khi Phi cùng quan điểm với Trung Cộng, tức là công khai bác bỏ phán quyết của tòa án PCA vào ngày 12 tháng Bảy. Như vậy thì Kerry đang kèn thổi xuôi, trống đánh ngược hay sao mà tán đồng việc Phi ngồi lại đối thoại với Trung Cộng về chủ quyền biển đảo?
Đương nhiên, ai ai cũng thừa hiểu Kerry không phải là một kẻ lú lẫn mà sự tuyên bố của ông cho thấy rõ Hoa Kỳ chưa tung đối sách thật sự cho biển Đông khi còn đang trong mùa bầu cử.
Nghi vấn về nỗ lực của Goldman Sachs:
Không ai lại điên rồ đi đầu tư ồ ạt vào một quốc gia sắp sửa có ý định đi đến cấm vận hay chuẩn bị gây chiến với đất nước của mình cả. Trong lúc tình hình biển Đông đang căng thẳng sôi sục như thế, ai ai cũng lấy làm lạ là các công ty quốc doanh của Trung Cộng, theo sự hướng dẫn của Goldman Sachs, một tập đoàn tài phiệt của người Do Thái tại Mỹ, ồ ạt đổ tiền thâu tóm các công ty Mỹ trong năm nay, coi như không hề lo lắng gì đến căng thẳng đang leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng một tí nào cả, kể cả quan ngại về khả năng cấm vận của Mỹ.
Bản tin của Blomberg đánh đi vào ngày 10 tháng Hai năm 2015, dưới tựa đề: "Goldman Pushes China Investment Deal as Silicon Valley Wary," tức là: "Goldman cố thúc đẩy xúc tiến hiệp ước đầu tư Mỹ - Trung trong khi giới kỹ nghệ ở Silicon Valley lo lắng ngăn cản" đã khẳng định Goldman Sach cố thúc ép chính phủ Hoa Kỳ mở cửa để các công ty quốc doanh của một nhà nước Cộng sản như Trung Cộng ồ ạt thâu tóm các công ty Hoa Kỳ bất chấp những hiểm họa về an ninh quốc gia. Ở Hoa Kỳ, mọi hình thức hoạt động tài chánh kinh doanh cho Cộng Sản đều coi là cấm kỵ và Trung Cộng vẫn là một quốc gia Cộng Sản từ hình thức đến bản chất.
Thậm chí, cũng theo bản tin, Goldman Sachs gia tăng sức ép lên chính phủ Mỹ mở cửa cho Trung Cộng đầu tư bất chấp luôn cả nỗ lực của chính phủ Obama đang cố xúc tiến hiệp ước TPP nhằm cô lập bao vây kinh tế Trung Cộng. Rõ ràng, Tổng Thống Obama đã thật sự thúc thủ không đối đầu nổi nữa trước sức mạnh thế lực của giới tài phiệt người Mỹ gốc Do Thái. Nay thì ngay cả trong đại hội đảng Dân Chủ của ông, hiệp ước TPP cũng bị kêu gào hủy bỏ. Tài phiệt Do Thái đã lật ngược nước cờ cô lập kinh tế của Obama giùm cho Trung Cộng một cách ngoạn mục.
Phát biểu của Mark Schwartz, Chủ-tịch chi nhánh Á châu của Goldman Sachs, "Chúng tôi hy vọng sẽ còn tiếp tục hướng dẫn nhiều công ty quốc doanh Trung Cộng hơn trong việc thâu tóm các công ty Mỹ ở tương lai.” cho thấy sức thâu tóm của Trung Cộng lên các công ty Mỹ hiện nay chỉ mới là mở màn. Sẽ còn bao nhiêu tập đoàn tài phiệt khác của Mỹ do người Do Thái làm chủ sẽ theo gót Goldman Sachs để giúp Trung Cộng ồ ạt thâu tóm các công ty Hoa Kỳ đây? Một câu hỏi khiến chúng ta không khỏi phải rùng mình.
Nghi vấn về đầu tư của Trung Cộng năm 2016:
Chỉ ba tháng đầu năm nay, Trung Cộng đã đầu tư 5 tỷ Mỹ kim vào Hoa Kỳ bất chấp căng thẳng tại biển Đông leo thang ngày một tăng trong thời gian này. Vào giữa năm nay, tổng số vốn đầu tư cua Trung Cộng vào Hoa Kỳ tăng lên 15 tỷ, tức là gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, và dự tính đến cuối năm, tổng số vốn đầu tư của Trung vào Hoa Kỳ sẽ là 30 tỷ Mỹ kim.
Đầu tư của Trung Cộng vào thị trường của Hoa Kỳ tăng lên được giới tài phiệt hân hoan quảng cáo là tốt cho thị trường lao động của Hoa Kỳ, thế nhưng trên thực tế, giới kỹ nghệ gia hàng đầu tại Mỹ đang ngày một lo lắng cho nền an ninh kinh tế của đất nước, khi mà từ kỹ thuật đến thông tin kinh tế lần hồi bị Trung Cộng khống chế nhờ thâu tóm các công ty quan trọng của Mỹ trong lúc Trung Cộng không hề tôn trọng những công ước về bản quyền kỹ thuật và có thề sử dụng các kỹ thuật này quay ngược trở lại cạnh tranh với công ty Hoa Kỳ một cách trơ trẽn như đã xảy ra trong ngành chế tạo mạch vi tính micro-chip hay trong ngành chế tạo máy bay hàng không lẫn dân dụng và quân sự.
Nếu đứng ở góc độ của mối bận tâm về biển Đông, thì dường như căng thẳng biển Đông giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng càng leo thang thì đầu tư của Trung Cộng lại càng ồ ạt mạnh mẽ hơn nữa đổ vào nền kinh tế Mỹ.
Khi mà vào trung tuần tháng Sáu, tức cuối quí hai, Hoa Kỳ đem hai chiếc hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis và USS Ronald Reagan đi vào vùng biển đảo Hoàng Nhan cảnh cáo Trung Cộng "đùa ở Hoàng Nhan đảo là đùa với lửa" thì cũng là lúc mà tổng số đầu tư của Trung Cộng vào thị trường Mỹ vọt mạnh lên đến 10 tỷ Mỹ kim (từ tháng Tư đến tháng Sáu.)
Có phải là ngẫu nhiên hay không? Nếu mà là ngẫu nhiên thì tức là các công ty quốc doanh của Trung Cộng ồ ạt đổ tiền thâu tóm các công ty Mỹ trong ba tháng qua từ tháng Tư đến tháng Sáu mà không hề hay biết gì đến tin tức hai nước đang căng thẳng leo thang quân sự tại biển Đông, và có thể sẽ có đụng độ nếu rủi ro một bên mất kềm chế;
Điều này không thể nào! Các công ty quốc doanh Trung Cộng thật sự biết hai nước đang leo thang đối đầu ngày một căng thẳng ở biển Đông mà vẫn đầu tư ồ ạt vào thị trường Mỹ, thậm chí còn nhiều gấp bội so với năm trước. Càng leo thang căng thẳng thẳng thì số tiền đầu tư càng lớn thì rõ ràng, Trung Cộng đang nhờ tài phiệt Do Thái giúp mua chuộc chung cuộc tại biển Đông. Căng thẳng càng cao thì cái giá chi ra phải càng lớn.
Ngày trước, hiệp định cam kết Hòa Bình Paris 1973 bị vi phạm trắng trợn bởi Cộng Sản Bắc Việt và cái giá phải trả là Trung Cộng chỉ cần một cú bắt tay với Henry Kissinger, đồng ý mở cửa thị trường cho tư bản vào đầu tư. Nay, để có được biển Đông thì đương nhiên, cái giá của một cú bắt tay như năm xưa để trả e rằng không đủ mà cái giá phải cao và tốn kém hơn nhiều.
Nền kinh tế Trung Cộng đã ngày một đuối và trầm kha trong khủng hoảng về tài chánh không lối thoát, vậy mà nay, lại phải đổ dồn không ngừng tiền của đầu tư vào Mỹ, tạo công ăn việc làm cho người Mỹ, nhằm mua chiến thắng chung cuộc tại biển Đông thì quả là Bắc Kinh tự chuốt lấy tình trạng kiệt sức đuối hơi.
Câu hỏi đặt ra là biển Đông có ích gì cho Trung Cộng khi mà sau này nội bộ chính trị và xã hội Trung Cộng bị rối loạn do khủng hoảng, suy thoái để rồi rã nát chia cắt như Gordon Chang đã dự báo?
Một chiến thắng ảo vọng ở Việt Nam đẩy khối Cộng Sản đi đến chia rẽ và làm Liên Xô sụp đổ tả tơi sau đó thì chung cuộc đầy ảo vọng và quá tốn kém tại biển Đông, có lẽ, là điểm sáng cuối cùng của một chế độ đã đuối hơi ở Trung Hoa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét