Nguyên Thạch (Danlambao) - Năm ngoái, tao có đi chơi ở một "vùng sâu vùng xa", ghé ngang cuộc lễ khánh thành trường cấp ba ở huyện. Có đại diện của ủy ban tỉnh, sở giáo dục, ông phó chủ tịch huyện đặc trách văn hóa lên phát biểu thế này: "Xin cảm ơn các đồng chí ở tỉnh, sở giáo dục đã quan tâm, cho huyện xây được ngôi trường Phổ Thông Cấp Ba, huyện sẽ phấn đấu tốt để tương lai tiến lên, có được trường Phổ Thông Cấp Bốn "!. Ông còn nói: "Các học sinh ở huyện cũng sẽ ráng học, để có tương lai, ít ra cũng là giáo viên"!. Giờ nghĩ ra, thảo nào tụi bây không muốn làm giáo viên là phải rùi.
*
Nghề của ông Hai Say là vá sửa xe đạp, đơn giản chỉ có thế. Nhà ông ở cuối con đường, cách một trường trung học phổ thông cấp III không xa mấy. Công việc nhàn hạ, ông không tranh đua với đời để làm chi cả, bởi ông luôn ngẫm câu "Thương trường là chiến trường" quả thật đúng. Mỗi khi nghĩ đến chữ chiến trường, tự nhiên ông ngán ngẩm lên tới tóc.
Với mức thu nhập rất khiêm nhường, 60 ngàn đồng mỗi ngày, cũng đủ cho ông đắp đổi cuộc sống. Trong cảnh đời nhiễu nhương kim tiền này, dường như ông là người có được hạnh phúc nhiều nhất. Lúc nào cũng thấy ông cười, có lẽ do tiếp xúc với đám học sinh riết rồi ông cũng trẻ ra hồi nào không hay.
Mới hôm kia, bên cạnh nhà, có gia đình hàng xóm, ông chồng làm cảnh sát giao thông, mức thu nhập rất khắm khá. Những dịp như Tết hoặc ngày lễ lộc, thì mức thu càng vượt trội.
Đội cảnh sát giao thông tỉnh gồm 24 chiến sĩ, trước kia, cái thời mà còn làm ăn phát đạt mà giá vàng còn thấp thì mỗi chiến sĩ hàng tháng chia nhau cũng hơn chục cây vàng. Bây giờ, thời buổi kinh tế tuột dốc do nhà nước ta quản lý quá siêu việt, cộng thêm giá vàng tăng như chong chóng nên khó mà qui ra được nhưng bọn này vẫn còn rất giàu sụ.
Những năm trước, lợi tức đứng đường một năm là 72 cây miễn thuế, làm bao nhiêu năm thì cứ thế mà hốt. Ý là chỉ tính ở mức độ thấp nhất thôi nha, chiến sĩ nào cảm thấy làm ngày chưa đủ, tranh thủ làm đêm là có mức lợi tức vượt trội đó nhé. Nghề này, coi bộ đã hơn Việt kiều nhiều!.
Chỉ tính cho mỗi chiến sĩ của đội CSGT của mỗi tỉnh thôi đó. Cả nước 64 tỉnh thành thì cứ thế mà suy ra.
Đồng tiền không do mồ hôi trộn nước mắt, cứ ào ào chảy vô lu thì việc nó tràn ra cũng rất dễ dàng. Hai đứa con của ông cảnh sát này, tuy chỉ là học sinh lớp 11-12, nghe nói chúng học thì cực kỳ ngu nhưng ăn tiêu thì rất sang, mỗi đứa một chiếc SH tay ga bảnh ra phết. Tiền đưa cho em mua sắm thì chỉ rút một xấp phỏng chừng, miễn đếm. Nghe phong phanh, hai thằng đại ngu này sẽ chắc chắn được tốt nghiệp tú tài và đã đăng ký vào đại học an ninh, để tiếp tục nối nghiệp cha ông làm cảnh sát.
Còn mụ vợ của ông quan đứng đường này, thôi khỏi nói, bà nhất định không xài đồ của "Nước Lạ", ý là nhất cử nhất động, phải là đồ ngoại, dĩ nhiên là trừ "nước lạ" Người ta nói "giàu sang sinh lễ nghĩa" quả không ngoa. Từ khi ông hung thần trên quốc lộ có tiền không biết để đâu cho hết, ông cứ đi nhậu nhẹt, em út gái gú mỗi đêm, bỏ mụ vợ già thui thủi ở nhà phòng không chiếc bóng, mụ hận chồng, hận luôn đời! Bà sinh tật đánh số đề, bà chơi xả láng sáng về sớm. Mỗi tháng thua hàng trăm triệu là chuyện nhỏ như con thỏ ngậm cỏ. Nếu đem so số tiền thua đề của bà với số tiền cặm cụi nhọc nhằn của ông Hai Say thì tiền công của một người sửa xe đạp chẳng xi-nhê gì cả. Đó là so về vật chất, nhưng về mặt tinh thần thì gia đình quan công an này là một địa ngục, trong khi ấy ông Hai Say có cả một thiên đường.
Chả là, hôm kia ông quan tự tử, sau khi kiểm kê lại toàn bộ số vàng dành dụm được thì mới phát hiện là số vàng không cánh mà bay mất hết, chưa kể mụ vợ của ông còn mang cả nợ trong, nợ ngoài, nợ nóng, nợ nguội. Giấc mộng xây khách sạn để chứng minh đẳng cấp có quyền, có tiền bỗng chốc tiêu tan. Quan này tự kết liễu cuộc đời, ai biết!. Vỡ mộng, vỡ nợ hay sợ vào tù, nhiều thứ lý do quá.
Trưa nay, một đám nữ sinh, đứa nào cũng đẹp với tà áo dài trinh trắng thơ mộng, chúng không hẹn mà tụ nhau đến mười mấy đứa. Nào vá lốp, nào bơm hơi, nào chỉnh sên... Ông phải từ từ giải quyết cho từng cô bé. Tay làm, miệng trò chuyện với đám cò con, thỉnh thoảng ông ngưng hẳn, để kể một vài câu chuyện. Nghe hết truyện này, cả bọn lại khơi mào cho ông kể truyện khác, cứ thế mà tụi trẻ cứ mê, quên cả giờ về nhà nấu cơm phụ mẹ.
- Bây học xong mười hai rồi chọn ngành nào?.
- Dạ bác sĩ.
- Dạ ngân hàng.
- Dạ kỹ sư vi tính.
- Dạ dược sĩ...
- Bây không tính vô đại học sư phạm làm giáo viên sao?.
- Dạ giáo chức, dứt cháo, thà làm công an, ai cũng sợ, hốt bạc nhiều hơn. Làm cô giáo chán lắm.
- Nghề cô thầy giáo là cao cả chứ, giáo dục cả một thế hệ tương lai cho đất nước, quan trọng lắm chứ.
- Dạ nhưng bây giờ, thời buổi chụp giựt, có ngay trước mắt vẫn quan trọng hơn chớ bác.
- He he... Nghe tụi bây nói, sao mà tao ngán ngẩm quá.
- Sao lại ngán ngẩm hở bác?.
- Ừ thì bọn trẻ giờ hư hết, đảng đã biến thế hệ tụi bây thành đám thiển cận cả rồi, trời à. Tau kể cho đám con gái tụi bay nghe chuyện này.
Năm ngoái, tau có đi chơi ở một "vùng sâu vùng xa", ghé ngang cuộc lễ khánh thành trường cấp ba ở huyện. Có đại diện của ủy ban tỉnh, sở giáo dục, ông phó chủ tịch huyện đặc trách văn hóa lên phát biểu thế này: "Xin cảm ơn các đồng chí ở tỉnh, sở giáo dục đã quan tâm, cho huyện xây được ngôi trường Phổ Thông Cấp Ba, huyện sẽ phấn đấu tốt để tương lai tiến lên, có được trường Phổ Thông Cấp Bốn "!. Ông còn nói: "Các học sinh ở huyện cũng sẽ ráng học, để có tương lai, ít ra cũng là giáo viên"!. Giờ nghĩ ra, thảo nào tụi bây không muốn làm giáo viên là phải rùi.
Sáng sớm ngày hôm sau, ông Hai Say cũng bày đồ nghề ra trước nhà cho công việc thường nhật. Nhưng hôm ấy, ông không làm gì cả mà cứ lúc đứng, lúc ngồi chửi đổng.
- Đ.M nó, có con gà trống để làm đồng hồ báo canh mà nó cũng ăn cắp. Má nó, cái quân súc vật!
- Tổ cha nó, cái phường khốn nạn, thằng nào vô đây? Thằng hàng xóm chớ không thằng nào hết.
Số là, ông có nuôi một con gà nòi, không để đá cá độ, mà chỉ thúc cho nó đẹp mã, bề thế đồng thời cũng có tiếng gáy cho ấm nhà ấm cửa. Mất con gà, ông cũng thương cũng tiếc nhưng ông lại sẵn dịp mà xả hơi theo một hướng khác.
Tụi học sinh, theo thường lệ của chuyện xe cộ vặt vạnh hằng ngày, đến cho ông sửa, nhưng bởi tiếng la ồn ào của ông Hai Say, cho nên chúng nó mỗi lúc càng tụ tập đông hơn. Phần vì tò mò, phần thì quan tâm cho ông Hai thân mến. Chuyện gì đã xảy đến cho ông.
- Bác Hai bị mất gà hả?. Ai ăn cắp vậy?.
- Tao chưa bắt tận tay, vây tận mắt nhưng tao biết chắc, chỉ có thằng hàng xóm, cái quân kề bên nách, xác biên giới thì nó mới có thể biết nhà tao có gà mà vào bợ thôi. Không lẽ, thằng Mỹ, thằng Việt kiều ở tận bên kia trái đất mà về đây ăn cắp của tao sao.
- Cả đám nhốn nháo: Dạ đúng đó, chắc không phải Việt kiều rùi, kiều về, họ giúp cho người nghèo không hay hết, ở đó mà đi ăn cắp gà làm gì.
- Nó cứ rêu rao mười sáu chữ vàng, xong vỗ tay lộp độp như đau bụng ị, rồi hoan nghinh bốn tốt nữa chứ. Tốt cái kiểu chó đẻ, mất dạy, đồ quân khốn nạn tham tàn. Nó bắt gà của tao để ăn, ăn gà chán, mai mốt nó bắt con nít để ăn, ăn con thai nhi chưa đã, nó bày trò bắt con gái mới lớn như tụi bây để thịt, bởi tin là sẽ có may mắn.
- Ừm, ghê quá bác Hai ơi, bọn nào mà dã man như loài thú vật vậy bác?.
- Còn bọn nào vào đây, nó ở ngay biên giới, chúng lẻn qua mấy hồi. Tụi bây học sử, 1000 năm nô lệ, bây quên rồi sao. Cái quân súc vật, tao không điểm mặt là quân nào, nước nào, mà tao chỉ bắt chước nhà nước gọi là bọn "Nước Lạ".
- Dạ, quên sao được bác. À thì ra là bọn... đó hả bác. (Cả đám reo vang) giờ học được tiếng mới, "tàu lạ", "nước lạ", "máy bay lạ", "người lạ", "phố lạ", "chất độc lạ", "thế lực lạ"...He he he.
Thấy đám đông và tiếng đối đáp dậy cả một khu, bốn công an liền đến, trong đó có một công an khu vực.
- Đây, đây... Gì mà ồn ào thế này?.
- Tụi bây nên nhớ, chỉ có thằng bên cạnh, gần mình, quen nước quen cái, nó mới có dịp để thực hiện ý đồ thâm độc có từ lâu. Thằng Mỹ, thằng Tây, chúng có lấy cái gì của mình đâu. Thằng nào?. Thằng đầu thắt tóc bính nào nào, miệng hở răng lạnh, núi liền núi, sông liền sông, cứ vào đây mà ăn cắp của tao.
- Bác mất gà thì cứ la là mất gà, chứ bác nói linh tinh, gì mà môi hở răng lạnh, gì mà 16 chữ vàng... Chửi lung tung vậy, e rằng phạm húy, mất tình đoàn kết với người đồng chí vĩ đại đó bác.
- Tao mất của thì tao có quyền la làng. Tại sao cấm tao?.
- Biết thế, nhưng ngay cả đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân F, nhà nước ta và cả công an chúng tôi còn không dám la, thì tại sao bác hăng thế?.
- Việc không dám la làng là cung cách và thái độ của các ông. Nó chiếm đất, chiếm biển, cướp đảo, cướp rừng, đánh đập, bắn giết ngư phủ mình, mà đảng mấy ông không dám động tĩnh gì cả. Không làm được cái việc bảo vệ dân thì thử hỏi còn làm được cái quần "què" mẻ máu gì. Đúng là một đám hèn, một bọn khôn nhà, dại chợ, chỉ chuyên đàn áp dân lành chỉ trên răng dưới dái... Thế đừng dạy tao phải hèn theo, hiểu chưa?.
- Chuyện đó, để nhà nước lo.
- Lo cái con khỉ, lo hồi nào, ngày càng lún sâu, càng quì mọp cúi đầu thì có. Còn nữa, bọn tham quan các cửa khẩu còn hợp tác với buôn lậu tham ô, đưa hàng hóa, thực phẩm đầy chất độc vào giết dần mòn dân tộc này, mấy ông cũng biết nhưng tại sao không dám nói, dám làm gì hết?.
- Nè, ông cứ nói nữa, chúng tôi sẽ còng ông về đồn.
- Ha ha ha... Tay đây, cứ còng đi.
Hai công an tiến đến, Ông Hai Say thản nhiên với ánh mắt trìu mến trao cho đám học sinh khách hàng thân thương của ông, trong ánh mắt ấy, nó tỏa ra những tia nét sáng ngời.
Chiếc còng kêu cái cắc, hai công an lôi xốc ông đi. Tiếng phản đối vang dội từ đám nam nữ học sinh. Tại sao lại bắt một công dân dám nói lên sự thật của hiện tình đất nước trong vòng vây nô lệ! Tại sao phải cấm người dân nói lên suy nghĩ và sự thật?. Bác Hai là người tốt, bậc yêu quí của chúng tôi.
Ông Hai Say ngoái đầu nhìn lại, mấy đứa con gái lớp 11-12 trong tà áo dài với đôi má hồng xinh xắn, cúi đầu nhỏ lệ. Công an đã bắt ông, người mà với tụi học sinh có đầy thương cảm. Rồi đây, ai vá xe, còn ai để kể truyện cho chúng nó nghe.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét