30/9/16

Chính trị gia trong chính thể dân chủ và chính trị gia trong chính thể cộng sản

Le Nguyen (Danlambao) - Hẳn mọi người chúng ta ai cũng biết mô hình tổ chức của cộng sản là độc tài đảng trị nhưng nhà nước công an trị này luôn rêu rao là nhà nước dân chủ. Thôi thì cứ gọi dân chủ để cho họ vui nhưng phải gọi là dân chủ cộng sản cho dễ phân biệt với dân chủ tư sản.

Thời xa xưa, thuở loài người biết quần cư, biết hợp thành xã hội thì nhu cầu tổ chức được xếp lên hàng đầu, tổ chức để chống ngăn thú dữ, bảo vệ đồng loại trước cuồng nộ của thiên nhiên, của tai trời ách nước và tổ chức để điều hướng cộng đồng, xã hội loài người phát triển. 

Cách tổ chức xã hội loài người theo qui củ, trật tự được gọi là tổ chức cai trị hay nói cách khác là chính trị. Tổ chức cai trị phải có những cá nhân cụ thể tham gia công việc cai trị và những người làm công việc này, được gọi là làm chính trị tức chính trị gia. Hình ảnh chính trị gia cũng ít nhiều thay đổi theo thời gian và tùy thuộc vào mô hình tổ chức cai trị xã hội loài người của lịch sử chính trị.

Lịch sử chính trị nhìn theo mô hình tổ chức cai trị được chia làm ba thời kỳ: thời bộ lạc, thời quân chủ, thời dân chủ và hình ảnh chính trị gia tùy theo thời đại mà trở nên khác biệt.

- Thời Bộ Lạc tổ chức cai trị còn đơn sơ, nhiệm vụ chính trị chưa có gì rõ rệt, chỉ có Tù Trưởng với vài ba thuộc hạ tham gia trực tiếp vào công tác cai trị.

- Thời Quân Chủ tổ chức cai trị có qui mô lớn hơn, khá phức tạp gồm người đứng đầu được gọi là Vua với bá quan văn võ được gọi là triều đình ở trung ương và lãnh địa hay làng xã ở địa phương.

- Thời Dân Chủ tổ chức cai trị có nhiều khác biệt so với thời Bộ Lạc, thời Quân Chủ với nhiều phát minh khoa học kỹ thuật tân tiến, kéo theo nhiều ngành nghề mới ra đời do nhu cầu phát triển xã hội mà các thời kỳ trước chưa có nên mô hình tổ chức cai trị khác xưa, nó phức tạp hơn nhiều.

Nói tóm lại, điều hành tổ chức cai trị xã hội loài người khởi đầu với một người (thời bộ lạc) đến một nhóm người, một giòng họ (thời quân chủ) đến thời nay mọi người dân đều được tham gia tổ chức cai trị tức toàn dân (thời dân chủ) và tất cả mọi thời đại, hình mẫu của người tham gia công tác cai trị, làm chính trị hay còn gọi là chính trị gia đều tập trung vào tài năng, đức độ. Thế nhưng tài năng, đức độ của mỗi dân tộc, mỗi thời đại cũng như phương cách kiểm nghiệm tài, đức của các cá nhân thi hành chính trị, làm chính trị có ít nhiều khác biệt nhất định.

Ở đây trong phạm vi hạn hẹp của bài viết này, chúng ta sẽ không bàn đến gian manh chính trị, đạo đức chính trị hay những mưu mô, xảo thuật tranh đoạt quyền lực chính trị của chính trị gia, của những người làm chính trị đã xảy ra trong lịch sử chính trị và chúng ta sẽ, chỉ sẽ tập trung vào, là làm thế nào để lựa chọn được chính trị gia tài đức phục vụ quốc gia, phục vụ công tác tổ chức cai trị?

Trước khi đi sâu vào nghiên cứu, làm thế nào để có những chính trị gia đúng nghĩa, hợp thời đại phục vụ tổ chức cai trị, chúng ta sẽ sơ lược qua hình ảnh chính trị gia thời bộ lạc, thời quân chủ.

Thời bộ lạc, quân chủ đất đai, cương vực hay lãnh địa thuộc quyền sở hữu của Tù Trưởng hoặc Vua, những cá nhân sống trong đó, chỉ là con dân, con cháu của Tù Trưởng, của Vua nên chỉ sống bên lề đời sống chính trị. Mọi công việc liên quan sinh tử của mọi người sống chung trong xã hội, quốc gia đều do nhóm nhỏ nắm quyền chính trị quyết định, lo lắng. Nếu Tù Trưởng, Vua có tài trị quốc, có đức an dân thì dân được hưởng nhờ, bằng ngược lại người dân phải cam chịu hoặc không chịu đựng được nữa thì vùng lên lật đổ giai cấp cầm quyền, cướp chính quyền và những cuộc thay đổi chế độ đều phải sử dụng sức mạnh bạo lực nên hao tổn rất nhiều xương máu. 

Bạo loạn lật đổ là phương cách duy nhất trong thời bộ lạc, thời quân chủ, không có chọn lựa nào khác nếu muốn thay đổi chế độ! Trong thời đại đó, tài đức đều là tiêu chuẩn không thể thiếu cho người làm chính trị, nhưng người dân không được quyền lựa chọn người tài đức. Nếu không may gặp phải kẻ cầm quyền bất tài vô đức, không vừa ý vẫn không được quyền phản kháng, chống đối chỉ biết cúi đầu cam chịu .

Sang thời đại dân chủ, người dân làm chủ đất nước, làm chủ đời sống của chính mình và người dân được tham gia chính trị, làm chính trị. Thế nhưng có nhiều nước khắp nơi trên thế giới, đã lật đổ nhà nước có Vua, đánh đuổi nhà nước thực dân, thiết lập nhà nước được gọi là của dân, do dân, vì dân tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân? Trong số đó có nhà nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tự cho là nhà nước của dân, do dân, vì dân nhưng người dân có được hưởng quyền làm chủ đất nước, làm chủ đời sống của chính mình, có được chọn lựa người tài đức đại diện cho mình lãnh đạo, điều hành đất nước không? Chắc chắn mọi người trong chúng ta đã có câu trả lời!

Để tìm hiểu tài đức của chính trị gia và mức độ dân chủ của nước CHXHCNVN, bằng những so sánh thực tiễn khách quan, khoa học giữa hai mô hình tổ chức cai trị của dân chủ tư sản (chính trị dân chủ đa đảng) và dân chủ cộng sản (chính trị độc tài đảng trị) để chúng ta cùng kiểm nghiệm xem sao?

- Dưới thể chế dân chủ cộng sản, những cá nhân tham gia chính trị, làm chính trị, chính trị gia, đều do đảng cộng sản cơ cấu, tiến cử để dân bầu chọn trong những cuộc bầu cử được gọi là dân chủ, tự do. Chưa kể các ứng cử viên phải qua nhiều vòng hiệp thương do mặt trận tổ quốc chỉ đạo, cơ cấu và mặt trận này là con đẻ hay nói cách khác là tổ chức ngoại vi, tổ chức con của đảng cộng sản Việt Nam. 

Chỉ nêu lên vài điểm thuộc mặt nổi, cái được gọi là bầu cử tự do của nhà nước CHXHCNVN, hẳn ít người chưa hoặc không nhận ra nền dân chủ cộng sản. Dân chủ dưới thể chế này, người dân khi thấy sai trái, bất công, lạm dụng quyền hành của người thi hành công vụ, của chính trị gia phải gửi kiến nghị, phải xin phép, phải chầu chực chờ để được cho phép “xử lý” sai phạm. Cách ứng xử đó Không khác, thậm chí còn tệ hơn thời nô lệ thực dân, thời quân chủ thuở vua làm chủ đất nước, vua là cha mẹ dân.

Về tài đức, các chính trị gia của dân chủ cộng sản thì người dân sống trong nước lẫn các cá nhân sống ngoài nước, tiếp cận thông tin từ lề dân đến lề đảng và những va chạm thực tế của cuộc sống đời thường ngoài xã hội, nhận biết khá rõ. Kể về tài của chính trị gia XHCN thì tài ích nước lợi dân chưa có gì nổi bật lắm nhưng tài dối trá, bạo ác nhuốm đầy máu đồng bào, đồng loại thì khá rõ! Kể về đức của họ than ôi, còn tồi tệ hơn gấp bội phần. Những ai sống trong nước hay những “việt kiều” về nước tiếp cận những tụ điểm ăn chơi, đàng điếm từ bình dân đến cao cấp, sẽ nhận thấy đạo đức các cán bộ, các chính trị gia của dân chủ cộng sản? Chúng đốt tiền như giấy, chúng sống sa đọa trụy lạc, hưởng thụ trên thân xác, trên nỗi thống khổ của đồng bào, đồng loại mình mà dửng dưng, bình thản, lạnh lùng như người không tim óc, như loài thú hoang dại thời thượng cổ. 

- Dưới thể chế dân chủ tư sản, các cá nhân làm chính trị, chính trị gia, tham gia tuyển cử, ứng cử vào bộ máy nhà nước, vào công tác tổ chức cai trị, có nhiều nguồn gốc xuất thân khác nhau. Từ đảng viên các đảng phái chính trị chuyên nghiệp đến các cá nhân chính trị gia hoạt động độc lập, với một số thủ tục lẫn qui định khá đơn giản nhằm bảo vệ tính công bằng, trong sạch cạnh tranh trong tuyển cử tự do. Với hình thức tuyển cử này người dân dễ tiếp cận, dễ tìm hiểu năng lực của các ứng cử viên, nhất là bầu chọn được người đại diện mình tin tưởng, đúng đắn hơn so với cách đảng cử dân bầu trong chế độ dân chủ công sản .

Về tài đức, các chính trị gia dân chủ tư sản tương đối tốt hơn nhiều so với chính trị gia dân chủ cộng sản, dù chưa được tốt hoàn toàn. Nhận xét này là hoàn toàn khách quan, không thiên kiến bên nào và không hề mang tính bầy đàn hay thiên vị. Để chứng thực quan điểm nêu trên, người viết sẽ đưa ra một số luận điểm của mình.

Thứ nhất, bản tính con người cơ bản giống nhau, mọi người đều có thiện - ác, dũng cảm - nhút nhát, cao cả - thấp hèn. Cũng tham, sân, si, cũng hỉ, nộ, ái, ố tràn ngập trong lòng mỗi con người trần tục. Thế thì tại sao chính trị gia dân chủ tư sản lại tài hơn, tốt hơn chính trị gia dân chủ cộng sản? Thật ra thì con người sống bất cứ đâu, dù văn minh hay chậm tiến đều có lòng tham, xấu trong mỗi con người. 

Chính trị gia dân chủ tư sản tài hơn, vì họ luôn luôn phải cạnh tranh để tồn tại, luôn luôn vượt lên chính mình và thực sự được dân bầu chọn chứ không do cơ cấu hoặc do thân thế phe đảng. Về đạo đức họ cũng bỏ xa chính trị gia dân chủ cộng sản, vì luôn luôn bị đối thủ chính trị giám sát cùng với cử tri dòm ngó nên bắt buộc phải tuân giữ chuẩn đạo đức mà dư luận xã hội yêu cầu. Do đó, họ luôn trao dồi tài năng, tuân giữ đức độ để xứng đáng được người dân tín nhiệm bầu chọn làm đại diện, điều hành xã hội và quản trị quốc gia.

Thứ hai, làm chính trị hay muốn trở thành chính trị gia dân chủ tư sản là phải tiết dục và sống “chay tịnh” tự nguyện như một thầy tu, vì mỗi động thái của chính trị gia đều bị giám sát, nên không thể ra, vào “bia ôm, karaoke ôm, cafe ôm... câu lạc bộ dành cho người lớn” nhậu nhẹt say sưa, quậy phá... sống gái trai, mèo mở ngoài hôn nhân được, dù luật pháp các nước dân chủ tiên tiến không cấm nhưng cử tri không chấp nhận người đại diện cho họ, sống buông thả như vậy. 

Thế nên các chính trị gia dân chủ tư sản phải tự biết tiết chế để tiến đến, để đạt được mục tiêu chính trị của mình. Nếu bước ra khỏi làn ranh dư luận xã hội hoặc qui định của luật pháp, họ sẽ trả giá đắc cho hành vi của mình và sự nghiệp chính trị sẽ biến thành mây khói bởi không ai được đứng trên, đứng ngoài luật pháp. Ngoài ra chính tri gia dân chủ tư sản, khi nắm giữ quyền hành nhà nước, phải từ bỏ hoàn toàn quyền lợi, chức vụ, quyền hành ở khu vực tư nhân để tránh xung đột quyền lợi, lạm dụng quyền lực nhà nước, phục vụ quyền lợi bất chánh cho cá nhân, giòng tộc, phe nhóm.

Nói chung, khi đi sâu vào tìm hiểu sinh hoạt lẫn đời sống của chính trị gia dân chủ tư sản của thời hiện đại, người viết thật thán phục, ngưỡng mộ, bởi họ, gần như tất cả các chính trị gia chấp nhận sống giống như thầy tu, gạt bỏ nhục dục thấp hèn, từ bỏ quyền lợi cá nhân, một lòng phục vụ quốc gia, phụng sự xã hội và với tài năng phục vụ chính quyền đó, nếu làm việc ở khu vực tư nhân họ sẽ “được” nhiều hơn, kể cả danh, tiền và tự do tham dự những thú vui nhục dục của cuộc sống đời thường như các thành phần xã hội khác có thể làm được, trừ chính trị gia tự nguyện tránh.

Trở lại hình mẫu của chính trị gia dân chủ tư sản và dân chủ cộng sản, cả hai đều là những con người cụ thể như nhau, có trong tay quyền lực nhà nước như nhau, cùng mục tiêu đề cao giá tri con người và xây dựng nhà nước dân chủ của dân, vì dân, do dân.

Thế nhưng tại sao nhà nước dân chủ công sản, càng kêu gào dân chủ mở rộng, dân chủ tập trung, thực thi dân chủ trong đảng trong nhà nước trong dân thì tiếng kêu cứu gần như tuyệt vọng, ngày càng nhỏ dần, nhỏ dần rồi câm tiếng trong bất lực, chán chường? Riêng nhà nước dân chủ tư sản thì ngày càng hoàn thiện giá trị con người và thực hiện được nhà nước của dân, do dân, vì dân?

Nguyên nhân nào, hai nhà nước nhà nước “thời dân chủ” đưa đến kết quả khác nhau? Tất cả đều do mô hình tổ chức cai trị, do hệ thống tổ chức nhà nước, do thể chế chính trị sinh ra.

Qua thời gian dài thử thách, thực thi trong cai trị, mô hình nào đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ điều hướng xã hội loài người phát triển theo nhịp điệu ổn định, trật tự, điều hoà và phát huy, bảo đảm được quyền dân làm chủ đất nước, làm chủ đời sống của chính mình.

Chắc chắn mọi người đều biết và các chính trị gia trong hai thể chế dân chủ tư sản và cộng sản, với mô hình tổ chức khác nhau nên khiến cho chính trị gia dân chủ tư sản “muốn xấu cũng khó”, nhờ hệ thống tổ chức cai trị tạo điều kiện cho đảng đối lập, cho người dân giám sát quyền lực nhà nước và kiểm soát quyền hạn của chính trị gia.

Phần chính trị gia dân chủ cộng sản “muốn tốt cũng không dễ” vì không có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, vì đảng lãnh đạo đứng trên, đứng ngoài luật pháp và các chính trị gia đa phần do đảng cộng sản sinh ra với bản chất “tao là luật” nên tất cả đúng -sai, tốt-xấu không theo qui luật tự nhiên, thường tình mà phát sinh từ hệ thống tổ chức cai trị, hệ thống quản lý nhà nước “bất bình thường”của chính nó nên chính trị gia cộng sản muốn tốt cũng không dễ.

1.10.2016

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc diện "hàng độc"...

Mai Tú Ân (Danlambao) - Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã trải qua gần nửa năm trên cương vị là người đứng đầu chính phủ, và thật sự chưa chứng tỏ được gì nhiều trên vai trò ấy. Nhưng ông lại hay có những câu nói và hành động bay bổng không giống ai.

Về vụ cá chết miền Trung, thủ tướng phởn chí lên mà nói ví von rằng, hãy làm sao cho con cá sống được ở trong nước thải. Có lẽ ông quên rằng con cá thì làm sao có thể sống ở môi trường nước thải được, và nếu có nuôi được cá trong nước thải đó thì xin lỗi thủ tướng, bố bảo thằng dân đen nào dám ăn con cá ấy.

"Những con đại bàng bay về tổ". Một câu chữ ví von khác của thủ tướng nói về những người Việt tài năng trở về xây dựng đất nước. Một câu nói hay nhưng không hợp thời thế khi chỉ thấy từng đoàn chim đại bàng tung cánh bay khỏi cái tổ rách Việt Nam, mang theo tiền của Việt Nam và thăng mất vào tiêu vào chốn hư không không bờ không bến. Mới nhất là vụ con chim đại bàng béo mập mang tên Trịnh Xuân Thanh, phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang và là ĐBQH đã tung cánh rời khỏi cái tổ VN và bay về nơi xa lắm. Và bây giờ thì có Trời mới biết có bao nhiêu quan chức Việt Nam đang làm thẻ xanh thẻ đỏ để chờ ngày đẹp trời sẽ làm con chim đại bàng tung cánh bay khỏi tổ quốc. Có lên Trời để hỏi ông Trời xem có bao nhiêu quan chức xứ Vệ đang mộng làm chim đại bàng thì ông Trời cũng lắc đầu chẳng biết. Ổng còn buồn bã nói thêm rằng, ngay ông Trời là ta đây cũng đang muốn làm một cánh chim...

Nhìn bức hình dưới đây của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ta thấy thủ tướng không chỉ nói văn chương câu kệ lãng xẹt mà còn có phong thái ăn mặc kỳ cục lãng nhách nữa. Trời đã mưa thì có là Thủ Tướng đi nữa thì cũng phải mặc áo mưa cho chắc để đề phòng bệnh mắc mưa chứ. Áo mưa đây phải hiểu theo đúng nghĩa đen chứ không phải theo nghĩa bóng nhé.

Đáng tiếc là TTg đã mặc loại áo mưa bèo, mặc một lần rồi bỏ. Loại áo mưa thường bán ở lề đường cho khách lỡ mắc mưa với giá 2k một cái. Tiết kiệm là tốt, mà đóng kịch tiết kiệm cũng là tốt nhưng tiết kiệm đến mức ấy thì lại là không tốt cho tác phong của một vị đương kim thủ tướng.

Nhìn tấm hình thủ tướng Việt Nam đang diện áo mưa "hàng độc", vừa không đụng hàng và lại vừa không giống ai đó, ta thấy bác Phúc nom giống như một bác phớ Tàu đang bán tàu phớ, hay giống như một anh thợ hớt tóc dạo đang buồn bã đứng trú mưa nơi hàng hiên chợ trong một chiều mưa vắng khách...

1.10.2016

Dân Oan đi về đâu? Thương thay cho những người Dân Oan!

Lê Thị Kim Thu (Danlambao) - Sau hàng chục năm vất vưởng đi tìm công lý cho miếng đất, cái nhà của mình đã bị cướp mà không mấy ai đòi lại được, thì nay, cuộc đời họ đi về đâu? 

Dĩ nhiên, về cuộc sống, gánh nặng vật chất càng ngày càng nặng nề hơn, bởi phải vật lộn với tuổi già, tệ hại hơn là sức khỏe vì sự vô tình và vô tâm của thời gian.

Những mảnh đời này rất thường thấy cho những ai quan tâm và đồng hành cùng họ. Kim Thu đã từng chứng kiến những hoàn cảnh đau thương này khi ở trong nước và khi ra ngoài vẫn còn khoắc khoải vương mang những ưu tư về họ.

Ai biết được? Có những người đi đấu tranh cho công lý, rồi bị tù đày, để khi được ra ngoài thì mang một vết thương lòng cùng một vết thương đời là bệnh tật và nghèo đói!

Ai biết được? Có người bị ngược đãi đánh đập trong trại giam, rồi trở về đời với một quãng đường ngắn nguổi, để rồi tiếp tục trở về trời với một thời gian dài vô tận!

Ai biết được? Có người đành phải nuốt hận sống một cuộc đời còn lại trong uất ức nghẹn ngào! 

Và ai biết được? Có những người đang sống từng ngày chờ chết vì hậu quả của những năm dài làm người không có quyền sống! 

Những người này rất nhiều!

Hôm nay, trước sự đau lòng về một người đã từng đồng hành cùng KT, hăng say xuống đường đòi công lý ở đất Hà Thành, KT mong muốn góp một tiếng kêu đau thương cho mãnh đời bất hạnh đó.

Thuở còn trẻ, không ai nghĩ đến rồi sẽ có một ngày hôm nay bệnh tật. Bây giờ, sư Thích Đàm Bình vẫn còn sống, nhưng hiện đang mắc bệnh hiểm nghèo u sơ gan, ung thư tụy. Sư năm nay 64 tuổi, đi khiếu kiện ròng rã suốt 24 năm qua để đòi lại ngôi chùa nhỏ đã bị nhà cầm quyền chiếm đoạt. Sư thường cùng Dân Oan các tỉnh ăn ở tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng và trước cổng văn phòng Trung Ương Đảng và Nhà Nước. Ngoài việc đi đòi chùa, Sư còn tham gia vào nhiều cuộc biểu tình đòi Hoàng Sa và Trường Sa. Những lần Sư bị bắt, Sư đã biểu lộ được tánh tranh đấu kiên cường và lòng từ bi, là không khai, không nói bất cứ cái gì có hại cho những người chung quanh. Ngoài ra, Sư còn không màng đến những vật chất mà côn an chiêu dụ. Tánh tình của Sư thì thiệt đúng nghĩa của con nhà Phật: hiền hòa, thương và hay giúp đỡ mọi người.

Ngày 25/9/2016, bà Nguyễn Thị Gấm, 75 tuổi, Dân Oan tỉnh Quảng Ninh, cùng Dân Oan Nguyễn Thị Hiệu, 61 tuổi, quê ở Tuyên Quang, có đến thăm Sư tại nhà người thân ở tổ 8, xã Xuân Trung, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Được biết thêm là bệnh viện đã trả Sư về cho gia đình tự chữa trị, hiện nay đã không đi lại được, và Sư thì cô đơn, chỉ trông nhờ người quen và Dân Oan giúp đỡ.

Thay lời Sư Bình, bà Gấm kính khẩn cầu các nhà hảo tâm trong và ngoài nước; Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất; ông Mai Dũng, bà Cẩm Hường, Hội Cứu Lấy Dân Oan; bà Trần Thị Hài, hội trưởng Hội Dân Oan Ba Miền; cô Huỳnh Thục Vy, hội trưởng Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam; Hội Bầu Bí Tương Thân; Hội Anh Em Dân Chủ;... hãy hỗ trợ, an ủi Sư Bình trong khi mắc bệnh hiểm nghèo này. Vừa rồi, KT có gửi về giúp Sư 100USD, tiền này là tiền dư trong chi phí đi tham dự diễn đàn XHDS của KT ở Đông Timor do quý đồng hương đóng góp. Thêm nữa, thay vì trả lại Sư ngôi chùa bị cướp, côn an thành phố Hà Nội có “thiện/ác ý” đến thăm và cho Sư một triệu đồng (tương đương 50USD), một hộp sữa và hộp bánh để “an ủi” và cũng gọi là quà xứng với ngôi chùa.

Sau đây là những hình ảnh xa xưa và hiện tại của Sư Thích Đàm Bình. Và địa chỉ liên lạc: Thích Đàm Bình, xóm 8, Xuân Trung, Xuân Trường, tỉnh Nam Định, và số điện thoại: 01256821826.

Kính,

Lê Thị Kim Thu.

Chú ý: Nhiều người lầm lẫn giữa hai nhà sư ở Hà Nội là Thích Đàm Bình và Thích Đàm Thoa. Hai vị Sư khác nhau. 

Hình Sư Thích Đàm Bình đang bệnh:

Hình Sư Bình chụp ngày 25-9-2016 với Dân Oan Nguyễn Thị Hiệu.

Hình ngày 25-9-2016, Dân Oan Nguyễn Thị Gấm đến thăm Sư Bình nằm liệt giường.

Hình Sư Bình tranh đấu với côn an phường Quang Hoa, trong sân trụ sở tiếp dân Trung Ương Đảng và Nhà Nước, 110 Cầu Giấy.

Hình Sư Bình dầm mưa cùng dân oan các tỉnh căng biểu ngữ kêu oan trước văn phòng Thủ Tướng, số 1, Bách Thảo, Ba Đình, Hà Nội.

Hình Sư Bình chụp với người nước ngoài (có thể là quân nhân), tại vườn Hoa Mai Xuân Thưởng, Hà Nội.

Hình Sư Bình chụp kỷ niệm với du khách nước ngoài ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng, Hà Nội.

Hình Sư Bình chụp với hai vợ chồng du khách nước ngoài ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng, Hà Nội.

Hình Sư Bình cùng dân oan Nam Bắc cùng du khách nước ngoài. 

Hình phóng viên nước ngoài đến hỏi thăm Dân Oan bằng tiếng Việt và sau đó xin phép chụp những tấm biểu ngữ. Cũng vì những bức hình này, trụ số tiếp dân, số 1 Mai Xuân Thưởng, phải cấp tốc dời về 110 Cầu Giấy.

Hình Sư Bình đang ngồi trước cửa trụ sở tiếp dân, 110 Cầu Giấy, Hà Nội để viết đơn giúp Dân Oan.


Hình gia đình Dân Oan Trương Thị Quý bị côn an cướp biểu ngữ tại trụ sở tiếp dân 110 Cầu Giấy, Sư Bình đến tiếp cứu bằng những lời lẽ đanh thép, bọn côn an phải chùng tay.

Hình Sư Bình đi đầu xuống đường biểu tình trên đường đi đón đại biểu quốc hội đi dự họp.

Hình Sư Bình: 4 giờ sáng cùng Dân Oan các tỉnh thành đến nhà riêng ông Lê Tiến Hào, phó tổng Thanh Tra Chính Phủ, căng biểu ngữ, gửi đơn.

Hình Sư Bình cùng Dân Oan các tỉnh thành căng biểu ngữ, biểu tình thẳng vào Bộ Chính Trị, ở số 4 Nguyễn Cảnh Chân, Hà Nội

Nhà riêng của Lê Tiến Hào, phó tổng thanh tra chính phủ.

Hình Sư Bình xuống đường biểu tình, cùng Dân Oan hai miền Nam Bắc.

Hình Sư Bình cùng Dân Oan tập trung trước cửa ban chỉ đạo Phòng Chống Tham Nhũng của trung ương.

Hình Sư Bình cùng Dân Oan các tỉnh đến Bộ Tài Nguyên, Môi Trường, Hà Nội.

Hình Sư Bình xuống đường đến nhà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, số 66 Phan Đình Phùng, Hà Nội.

Hình Sư Bình cùng Dân Oan các tỉnh, biểu tình trước Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng trong cơ quan Bộ Chính Trị, Hà Nội.

Hình Sư Bình đến số 1 A Hùng Vương biểu tình, cơ quan đảng của Bộ Chính Trị.

Ngày 13-8-2008, Sư Bình, Kim Thu cùng dân oan bị côn an Thủ Đô hốt lên xe trước văn phòng Thủ tướng số 1, Bách Thảo, Ba Đình, Hà Nội. Sư Bình cùng mọi người bị đánh tơi tả, Kim Thu bị cướp máy ảnh.


Blogger Nguyễn Ngọc Già sắp ra toà phúc thẩm

CTV Danlambao - Nhà cầm quyền CSVN sắp mở phiên toà phúc thẩm blogger Nguyễn Ngọc Già, tên thật Nguyễn Đình Ngọc với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 88 BLHS.

Dự kiến, phiên toà sẽ diễn ra vào lúc 13h 30 phút ngày 5/10/2016, tại trụ sở tòa án thành phố nhân dân TP.HCM, địa chỉ: số 131, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Bến Thành, Quận 1.

Ban đầu, phiên phúc thẩm lẽ ra đã được diễn ra hôm 7/9 nhưng đã bị hoãn lại mà không rõ lý do. 

Tại phiên sơ thẩm hồi cuối tháng 3/2016, blogger Nguyễn Ngọc Già bị kết án 4 năm tù giam và 3 năm quản chế. 

Không chấp nhận bản án bất công như trên, ông đã gửi đơn kháng cáo đến tòa án tối cao, yêu cầu xét xử lại.

Được biết, blogger này đã chỉ định ông Hà Huy Sơn làm luật sư bào chữa cho mình tại phiên tòa phúc thẩm.

Nguồn tin gửi đến Danlambao cho hay, sau gần 2 năm bị giam giữ, sức khỏe của ông đã giảm sút đi nhiều nhưng tinh thần đấu tranh vẫn rất vững vàng.

Nguyễn Ngọc Già là ai?

Blogger Nguyễn Ngọc Già tên thật Nguyễn Đình Ngọc sinh ngày 13/2/1966 tại Phan Thiết, Bình Thuận. Xuất thân từ gia đình “cách mạng”. Bố là đảng viên 50 năm tuổi đảng và bà nội ông được phong là “mẹ Việt Nam anh hùng”.

Năm 1996-2009, ông làm việc tại Đài truyền hình TP HCM, giữ chức phó trưởng phòng kế hoạch dự án.

Năm 2008-2009, từng giữ chức phó trưởng ban tư liệu. Nhưng sau đó ông xin nghỉ việc tại đài truyền hình và chuyển sang kinh doanh bất động sản.

Qua bút danh Nguyễn Ngọc Già, ông có nhiều bài viết mang tính lý luận sâu sắc đăng tải trên Dân Làm Báo, góp phần không nhỏ cho công cuộc đấu tranh dân chủ. Các bài viết của Nguyễn Ngọc Già được đánh giá là có sức “công phá” thẳng vào chế độ CSVN. 

Ông bị bắt tại nhà riêng (địa chỉ: căn hộ 2EP1 - 11 (G11 - 4) Skygarden 1, khu phố 6, phường Tân Phong, quận 7, TpHCM) vào đầu tháng 12/2014.

Trong thời gian giam giữ, xon trai ông là Nguyễn Đình Vĩnh Khang cũng qua đời trong một tai nạn giao thông ở tuổi 19. 

Từ cú đấm vào mặt thành cái "gạt tay trúng má" và sự lạm quyền của công an

Mẹ Nấm (Danlambao) - Trả lời báo chí về hành vi đấm vào mặt phóng viên Quang Thế (báo Tuổi Trẻ - văn phòng Hà Nội) của công an huyện Đông Anh, ông Nguyễn Duy Ngọc - chức vụ đại tá - (Phó giám đốc CA Hà Nội, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra) đã gọi đó là hành động "gạt tay trúng má". Hình thức xử lý viên công an đánh người là cảnh cáo và mức phạt dành cho phóng viên là 14,5 triệu đồng. Đây là một vụ việc được xem là án lệ nhằm tái khẳng định sứ mạnh độc tôn của ngành công an gới báo giới. Và chắc chắn việc sử dụng bạo lực của công an sẽ tiếp tục diễn ra nếu sự việc này được xử lý theo kiểu thoả hiệp và cho chìm xuồng.

Trước báo giới, mặc dù có thừa nhận đã xảy ra xô xát giữa cảnh sát hình sự huyện Đông Anh và phóng viên Quang Thế tại hiện trường vụ án tài xế taxi tử vong ở cầu Nhật Tân, tuy nhiên đại diện công an Hà Nội đã phủ nhận chuyện đánh người. Ngoài việc chuyển đổi hành vi đấm vào mặt thành "gạt tay trúng má" phóng viên thì công an còn khuyến mãi thêm một biên bản phạt 14,5 triệu đồng với phóng viên Quang Thế vì: 

- Vào khu vực cấm nơi tiến hành các hoạt động có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước mà không được phép với mức phạt, chụp ảnh tại khu vực cấm, 

- Có lời nói lăng mạ người thi hành công vụ với mức phạt, 

- Lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên can thiệp cản trở hoạt động đúng pháp luật của tổ chức cá nhân với mức phạt, 

- Đỗ xe mô tô trên cầu, 

- Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Hiện trường vụ án theo luật nếu không có lực lượng chức năng mặc đồng phục bảo vệ, không có băng phân cách khu vực giới hạn theo quy định của pháp luật thì không thể tuỳ tiện định giá đó là "bí mật nhà nước".

Từ trước đến nay, lực lượng công an đã quá quen với kiểu "cấm quay phim chụp ảnh" tuỳ tiện nên luôn ngăn cản người khác ghi hình nên đã luôn xảy ra xô xát.

Tôi không quá ngạc nhiên với việc cấm ghi hình ở các khu vực công cộng, các phiên toà công khai.. Nếu thích, chỉ cần mang một tấm bảng hiệu đỏ đến nơi xảy ra sự việc, công an hoàn toàn có thể cướp giật, đập máy ảnh và bắt giữ người sử dụng điện thoại tại khu vực đó. Việc này hẳn các bạn đã từng tham gia biểu tình và đi dự các phiên toà rõ hơn ai hết.

Sự việc xảy ra đối với phóng viên Quang Thế hôm nay, đã từng xảy ra với rất nhiều bloggers, với những người dân bình thường khi chứng kiến nhiều sự việc có liên quan đến công an nơi công cộng.

Nhà báo có thể tự bảo vệ mình không?

Nếu luật báo chí có tác dụng, nếu hội nhà báo và cơ quan chủ quản đủ dũng cảm để bảo vệ đồng nghiệp của mình - tôi tin rằng sự việc "gạt tay trúng má" sẽ không thể tạo tiền lệ giới hạn quyền tác nghiệp và thông tin của báo giới.

Tại sao ông đại tá Ngọc lại có thể hồn nhiên gọi cú đấm vào mặt đến chảy máu là "gạt tay trúng má"? Đó là vì tâm lý cả nể, sợ va chạm với công an xưa nay của nhiều nhà báo.

Một lý do khác dung túng cho sự lạm quyền của công an chính là mỗi vị tổng biên tập của các tờ báo trong nước đều là đảng viên. Cơ chế tự kiểm duyệt của các vị TBT này khá nhanh nhạy do định hướng bởi Ban tuyên giáo và bởi quyết định lựa chọn của từng cá nhân.

Sự lạm quyền của công an ít nhiều bắt đầu từ sự cam chịu và sợ hãi của nhiều người.

Để không còn ai bị "gạt tay trúng má" đến toé máu như Quang Thế hôm qua, các nhà báo chỉ còn một lựa chọn là phải lên tiếng và đưa sự việc ra trước toà án để xét xử.

Mẹ Nấm
goc-tin-tuc.blogspot.com

Quỳnh Lưu, tiếng thét vỡ bờ!

Bảo Giang (Danlambao) - Sau ngày di cư, tôi lớn lên từ cơm gạo miền Nam. Ở đó, dù có đi đến bất cứ nơi đâu. Từ rừng hoang núi thẳm đến sông ngòi, biển cả hay giữa đô thị, phố xá, tôi như nhiều người, vẫn nhớ về đất Bắc. Hơn thế, đều ước mong có hòa bình để được về sống, về thăm lại nơi mình đã cất tiếng khóc chào đời. Rủi thay, ước mong chẳng đến. Tệ hơn, đất nước lại rơi vào tay Việt cộng. Từ đó, dù nhớ, dù vấn vương, tôi chưa một lần trở về chốn xưa. Tuy thế, quê hương vẫn không bao giờ là một mờ khuất, xa lạ. Trái lại, thật gần gũi. Gần như hơi thở, như cuộc sống của mình.

Đất Bắc trong tôi là thế. Niềm vương không bao giờ dứt. Quỳnh Lưu cũng chẳng là xa lạ, dù tôi chỉ được nghe và biết về Quỳnh Lưu khi đến trường và qua sách báo. Vậy mà Quỳnh Lưu đã chiếm lấy tôi. Hơn thế, chiếm lấy cả hơi thở trong tâm hồn Việt Nam!

…Trời Hà Nội mưa rơi lất phất,
Bước chân người mờ khuất Sơn Tây.
Quỳnh Lưu giữa chốn trùng vây,
Nước non chẳng mất một bầy chim khôn! (Tình Nước)

1. Quỳnh Lưu và cuộc nổi dậy năm 1956.

Ai cũng biết, cuộc nổi dậy của đồng bào Quỳnh Lưu, Nghệ An, vào năm 1956 là một cuộc đấu tranh đẫm máu chống lại chính sách cai trị dã man, tàn bạo nếu như không muốn nói là bất lương, vô đạo của tập đoàn CS Hồ chí Minh. Trong đó, sách lược Cải Cách Ruộng Ðất với khẩu hiệu “Trí Phú Địa Hào, đào tận gốc trốc tận rễ” do Hồ chí Minh tung ra đã là nguyên nhân chính yếu làm bùng nổ cơn phẫn nộ trong chết chóc của người dân. Đó cũng chính là lý do, đến nay chẳng còn ai trong chúng ta chưa nghe về cuộc “đứng dậy” của nông dân Quỳnh Lưu diễn ra vào tháng 11/1956.

Sách vở còn ghi, sau khi chiếm được miền bắc, HCM đã phóng tay mở cuộc gọi là “Cải Cách Ruộng Đất”. Đó là một cuộc cải cách đẫm máu Việt Nam theo chỉ đạo của Trung cộng. Kết quả, sau hơn hai năm thi hành nó buộc phải ngưng lại nửa vời vì sự phản kháng mãnh liệt của người dân. Tuy bị ngưng lại nửa vời, cuộc đấu tố mà HCM công bố là “long trời lở đất” cũng đã đem đến cái chết cho hơn 172000 ngàn người dân Việt Nam. Họ bị giết bằng muôn thứ cực hình khác nhau. Người bị chém đầu, kẻ bị bắn. Lại có người bị treo ngược lên xà nhà, bị đánh đập, tra tấn, bị vất trong chuồng trâu, chuồng bò, nơi nhà xí của Ủy Ban hành chánh, mà chết. Họ chết trong tang thương, không một áo quan, không một vành khăn tang. Chỉ có tiếng khóc nghẹn ngất trời!!

Những tiếng khóc uất nghẹn này bắt đầu bộc phát từ đường dao mã tấu của Hồ chí Minh riêng tặng cho bà Nguyễn thị Năm, một người đã bỏ ra hàng trăm lượng vàng trợ giúp kháng chiến chống Pháp! Kết quả, xác của bà được CS gói trong một cái áo quan, mô tả là “Mua áo quan được thì không cho bà ta vào lọt. Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo rồi nhảy lên vừa giẫm vừa hô “Chết còn ngoan cố này, ngoan cố nổi với các ông nông dân không này”. Nghe xương kêu răng rắc mà tớ không dám chạy, sợ bị quy là thương địa chủ. Cuối cùng bà ta cũng lọt vào, nằm vẹo vọ như con rối gẫy vậy…,”( Đèn Cù, Trần Đĩnh). Riêng Hồ chí Minh nhờ đó mà ngoi lên với tiếng tăm bắt đầu lừng lẫy!

Rõ ràng, đoạn tường thuật này chẳng đem lại một chút niềm vui, hay vinh dự nào cho tập đoàn Việt cộng. Trái lại, nó trở thành bản án cho những kẻ liên can đến việc giết bà. Trước đây, báo chí, sách vở chính thống của nhà nước Việt cộng, do chính những quan chức lớn nhất đều viết, đều xác nhận cái chết của bà không có liên hệ đến HCM. Hơn thế, còn vẽ ra hình ảnh “HCM muốn cứu cũng đành bó tay vì người kết luận là do quan cán Trung cộng”. (Hoàng Tùng)

Nay, dưới ngòi bút của chính người viết bài tường thuật vụ án lúc bấy giờ để làm đề mục phát động cho phong trào đấu tố, hẳn nhiên là một soi sáng cho công luân. Trần Đĩnh kể “Để có phát pháo mở đầu cuộc cải cách ruộng đất, Trường Chinh (Đặng xuân Khu) chỉ thị báo Nhân Dân tường thuật vụ đấu Nguyễn thị Năm- Cát hanh Long. Tôi nhận nhiệm vụ" (Đèn Cù). Chuyện "phát pháo mở đầu" này tưởng là vĩnh viễn trong mộ tối không một ai hay biết. Nay, Trần Đĩnh đã vì tiếng nói của người, của Công Lý, của Lương Tâm, chính thức công khai sự việc tại chỗ khi xử bà Nguyễn thị Năm là: “Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh thì đeo kính râm suốt” (Đèn Cù).

Thử hỏi xem, sự việc “Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh thì đeo kính râm suốt” có ý nghĩa gì? Có phải tác giả chỉ cho chúng ta thấy ý chí giết người của Hồ chí Minh là không thể ngăn cản và cũng vô cùng độc ác, tàn bạo bất lương không? Gọi là bất lương vì trước đó, Y đã viết bài vu cáo tội chứng “địa chủ ác ghê” để làm nền, định hướng cho cuộc đấu tố này. Nay Y còn đích thân “bịt râu che mặt” đến dự khán, chẳng lẽ là tình cờ ư? Hỏi xem, có một kẻ nào dám làm khác với ý định giết người của HCM trong khi Y che mặt đứng nhìn hay không?

Thử hỏi xem, một ân nhân vĩ đại của chính Hồ chí Minh và của nhiều nhân vật chóp bu trong hàng ngũ CS như Trường Chinh, Phạm văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Lê đức Thọ, Lê thanh Nghị… mà chúng đối xử như thế, người dân Việt sẽ ra sao? Câu trả lời xem ra có sẵn đây. Chuyện có hàng trăm ngàn gia đình phải lao đao khi bị liệt vào danh sách “Trí phú địa hào”, bị đấu tố tại chỗ chẳng có gì là lạ. Trường hợp, nếu có người thoát chết vì chưa đạt tiêu chuẩn có năm ba sào ruộng và dàn trâu cày, được đưa đi cải tạo ở Cao Bắc Lạng phải được coi là ngoài ý muốn của “bác, đảng” mà thôi!

Chuyện là thế, 60 năm đã trôi qua, CS vẫn không dám công bố danh sách chính xác về tổng số người đã bị chúng giết hay bị đưa đi lao động khổ sai. Người ta chỉ ghi nhận được con số nổi là 172000 người đã bị giết. Trong số đó có nhiều sỹ quan, công chức và binh lính đã theo Việt Minh kháng Pháp. Điều này cho thấy, Cộng sản là kẻ đã tạo nên một vết thương không bao giờ có thể lành trên phần đất này. Đó cũng là lý do gải thích tại sao giữa lúc Hồ chí Minh say máu giết người trong mùa đấu tố. Cuộc nổi dậy của nông dân Quỳnh Lưu, Nghệ An đã nổ ra. Nổ ra như một mốc điểm bất ngờ, đặc biệt, đầy ý nghĩa.

Trước hết, Nghệ An thường được cho là quê quán của Hồ Quang cũng gọi là Hồ chí Minh. Tuy nhiên, thay vì “vinh quy bái tổ”, Hồ chí Minh dùng đà đao “đã chỉ thị cho các sư đoàn Nam Bộ Tập Kết vào cuộc đàn áp, giết và đày ải hơn 6.000 nông dân Quỳnh Lưu. Đồng thời, bưng kín mọi tin tức liên quan đến cuộc nổi dậy này”. Với khẩu lệnh này, CS đã dập tắt ngọn lửu nổi dậy ở Quỳnh Lưu, nhưng cho đến nay vẫn không có con số chính thức về số thương vong của dân chúng trong cuộc Nông Dân nổi dậy ở Quỳnh Lưu. Thay vào đó, chỉ có kết toán ngoài lề số người bị CS giết là hơn 1000!

2. Tại sao Quỳnh Lưu lại bị tàn sát?

Câu chuyện Quỳnh Lưu bị tàn sát được bắt đầu bằng một lý do rất đơn giản. Toàn thể nhân dân thuộc tỉnh Nghệ An, gồm đủ mọi thành phần giai cấp ở các xã Quang Trung, Tân Nho, Diễn Tân, Vạn Kim, Diễn Ðức, Diễn Ðông, Diễn Nguyên, Minh Châu, Ðức Vinh, Hồng Thăng, Ðại Gia, Yên Trung đã tham gia vào một đại hội tố cáo chính sách cai trị tàn ác của CS. Trong đó, phản kháng “cải cách ruộng đất” là một đích điểm. Để phát động phong trào phản kháng, người dân trong vùng đã tổ chức một đại hội. Trong đại hội, Ban Tổ Chức còn mời cán bộ cấp tỉnh, huyện trong vùng đến tham dự hội nghị và chứng kiến tinh thần tranh đấu cho Tự Do của người dân. Kết quả, Hội Nghị đã đưa ra những yêu cầu sau:

- “Yêu cầu trả lại cho chúng tôi những vị linh mục chánh sở và tất cả những vị giáo sĩ bị bắt bớ giam cầm.

- Yêu cầu trả lại cho chúng tôi xác các vị linh mục đã bị hành quyết và của những vị đã bị thủ tiêu.

- Yêu cầu trả lại những tài sản của địa phận, của thánh đường, của Ðức Mẹ đã bị chính quyền tịch thu hoặc xung công.

- Yêu cầu đền bồi thanh danh của các giáo sĩ đã bị nhục mạ và danh dự của các giáo hữu đã bị vu khống.”

Để trả lời cho công nghị, “dưới cơn mưa phùn lất phất cuối đông, cảnh tượng bi hùng đã diễn ra ở một trận địa giữa 10.000 nông dân và 2 vòng trong ngoài đầy những công an và bộ đội. Tờ mờ sáng ngày 11/11/1956, các bà mẹ đã đánh trống, mõ kêu gọi dân chúng quanh vùng đến tiếp cứu Xã Diễn Châu. Có đến hơn 30.000 nông dân kéo đến vây phía ngoài 2 trung đoàn chính quy của CS, trở thành một vòng bao vây thứ tư. Cuộc nổi dậy bộc phát quá lớn, quá mau, đã đi ra ngoài sự tiên liệu của cả 2 bên” (Cam Ninh). Trong tình thế này, CS đã tìm cách liên lạc với Giám mục Trần Hữu Ðức, cậy nhờ ông giúp ổn định lại tình hình. Tuy nhiên, Ngài đã trả lời: “Tôi không biết về vấn đề chính trị, vì tôi là một nhà tu hành”. Kết quả, bạo động đã xảy ra. Tiếng súng và lựu đạn nổ vang trời, từng cuộn khói dâng cao như đưa người vào một cuộc chinh chiến lớn với khát vọng chưa dừng.

Đến ngày 13/11/1956, một cuộc biểu tình tuần hành khắp phố với sự tham gia của gần 100.000 đồng bào Nghệ An nổ ra. Từ đây, bài hát “Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa” như ý chí của đồng bào vang lên và truyền đi khắp nơi. Hòa với những đợt trống, mõ vang rền trong trời đất, tiếng người ngân vang theo nhịp bước không rời:

“Anh đi giết giặc lập công.
Con thơ em gửi mẹ bồng
Ðể theo anh ra tiền tuyến
Tiêu diệt đảng cờ Hồng
Ngày mai ta về giải phóng
Tha hồ ta bế ta bồng con ta..”. (Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu, Nghệ An, Cẩm Ninh).

Lời ca vang là thế. Ý chí của người đi vì nước là thế. Tuy nhiên, kẻ đối nghịch với bước đi nhân bản trong lòng dân Việt lại khác. Ngày 14/11/1956, Hồ chí Minh ra lệnh cho Văn Tiến Dũng đưa Sư đoàn 312 vào trận địa với lệnh triệt hạ Quỳnh Lưu. Khi trận chiến kết thúc, VC đã tràn vào các làng Thanh Dạ, Song Ngọc, Cẩm Trường tàn xát và bắt tất cả già trẻ lớn bé giải đi. Kết quả, CS đã hoàn toàn thất bại vì không tìm ra được thủ lãnh của cuộc nổi dậy. Lý do “bất cứ ai, kể cả các em thiếu nhi đều tự xưng là người lãnh đạo cuộc cách mạng”. (Cam Ninh). Tuy nhiên, đã là CS thì không thể về tay không. Chúng đã bắt Linh mục Hậu và Linh mục Ðôn của 2 xứ Cẩm Trường và Song Ngọc mang đi. Câu chuyện bạo tàn ấy đến nay chưa một người Việt Nam nào quên, nói chi đến dân Quỳnh Lưu!

3. 60 năm sau, lại cũng Quỳnh Lưu!

Chuyện như trên, tưởng là đã bỏ quên hoặc là dĩ vàng. Không ngờ, hôm qua chiêng trống lại rền vang Quỳnh Lưu. Triệu triệu đôi mắt ở khắp mọi nơi cùng mở to, nhìn về nơi có hàng ngàn, hàng vạn bước chân người lên đường, hỏi nhau:

- Họ là ai? Chuyện gì đã xảy ra?

- Gớm thật, lại là Quỳnh Lưu. Họ đi kiện Formosa triệt hạ môi trường sống của VN. Họ đi cứu biển. Mở đường cứu non sông chăng?

Câu trả lời ngắn, gọn. Những đôi mắt kinh ngạc lẫn kính phục mở ra. Đến khi nhìn rõ toàn bộ vấn đề. Mọi người như đồng thuận với nhau một điều là. Họ là những thiên binh, là những người lính tiền phương, đang đội trời để cứu lấy quê hương Việt Nam. Lần trước cha ông họ đã bị vùi dập. Hôm nay, những bước chân vững chãi của họ lại tiến lên. Đường sẽ nở hoa và đất nước này sẽ bước vào một cuộc sống mới ư? Cuộc sống trong tình người sẽ làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt rêu mốc và ác độc của xã hội CS tại Việt Nam chăng? Hay cờ Tàu vẫn ngạo nghễ trên quê hương Việt Nam sau những bước đi này? Dĩ nhiên câu trả lời không phải từ người dân Quỳnh Lưu. Nhưng là từ chúng ta, thuộc về chúng ta, những người còn mang trong mình giòng máu Việt Nam. Tại sao? Rất đơn giản, người dân Quỳnh Lưu đã lên đường rồi.

Hôm ấy, ngày 25-9-2016 dưới sức ép không thể cản, cánh cửa của nơi gọi là tòa án, nơi được coi là soi dọi cho Công Lý đã được mở ra. Mở ra để tiếp nhận hơn 500 hồ sơ khiếu nại của người dân thay vì cảnh người dân được đón tiếp bằng báng súng, lựu đạn và còng sắt như xưa.

Kế đến, LM Đặng hữu Nam, người cùng đi với đồng bào đã không bị bắt như LM Hậu, LM Đôn xưa kia. Trái lại, ông trở thành người chủ trì cho cả đôi bên. Cái loa trên tay ông như mệnh lệnh cho cánh cổng khép kín của tòa án phải mở ra. Đồng thời cũng là lệnh truyền cho đồng bào giữ nghiêm trang trật tự trong lúc tiếp cận với công quyền. Kết quả, chẳng có một quan quyền nào ra tiếp dân. Chỉ có tiếng của ông oang oang giữa quảng trường như nhắn nhủ như dặn dò. Cuối cùng, lại cũng chính ông làm dấu, rồi thản nhiên mời mọi người cùng hoa ca Kinh Hòa Bình giữa quảng trường của tòa án. Lạ, quá lạ! Lời Kinh Nguyện, tiếng ca Hòa Bình càng lúc càng nối tiếp, vang xa. Xem ra đây là sự kiện khác biệt với chuyện của 60 năm về trước, nếu như muốn nói là chưa bao giờ có.

Chuyện gì sẽ đến? Dĩ nhiên, chẳng ai có thể dự đoán là chuyện gì sẽ đến. Chỉ thấy sau bước chân của ông và của đồng bào Quỳnh Lưu, bản tin từ TAND Kỳ Anh cho biết, “đến chiều nay, tòa án đã tiếp nhận hơn 500 lá đơn của ngư dân yêu cầu khởi kiện FHS, đòi bồi thường thiệt hại do Formosa gây ra sau sự cố môi trường khiến họ gặp khó khăn trong khai thác thủy hải sản, làm muối, mắm...

4. Chuyện Quỳnh Lưu đưa ta về đâu?

Ai cũng thấy là trước mặt chúng ta có hai hướng đi:

1/ Sẽ cùng bước không ngừng để đưa đất nước và dân tộc vào một vận hội mới không còn phải treo cờ Phúc Kiến trước cửa nhà.

- Phải. Nếu mọi người cùng đứng dậy, nối vòng tay với Quỳnh Lưu như lời mời gọi chân tình của Quỳnh Lưu, cũng như theo lời mời gọi của TGM Ngô quang Kiệt khi ông đến thăm đồng bào thì mọi thống khổ, mọi bất công đều qua đi. Bởi vì “các giáo xứ ở khu vực chỉ là chất men để hợp nhất. Các giáo xứ ở các tỉnh thành khác, cùng với nhân dân trong cả nước hợp lại chính là sức mạnh dời non”.

2/ Sẽ tan rã trong thảm thương như bước chân của năm 1956. Vòng dép râu và mã tấu của Tàu cộng sẽ từ từ khép kín trên Việt Nam.

- Đúng thế. Nếu ta đắp chiếu ngoảnh mặt làm ngơ với công việc chính nghĩa của Quỳnh Lưu hôm nay, đắp tai ngoảnh mặt làm ngơ trước thống khổ của đồng bào. Chúng ta sẽ trở thành người dân mất nước ngay trên quê hương mình. Nước mắt không chỉ tuôn chảy ở Quỳnh Lưu hôm nay, nhưng còn cho chúng ta và con cháu chúng ta mai sau nữa.

Điều ấy có nghĩa là Đường đi đã sẵn. Chuyện người lên đường gánh nhiệm vụ không phải chỉ là Quỳnh Lưu, nhưng là chúng ta, thuộc về chúng ta. Đã thế, người đi vì nước sẽ chẳng có sự phân biệt nam hay nữ, già hay trẻ. Chẳng bao giờ có ngăn cách lương hay giáo. Nhưng là tất cả mọi người chúng ta. Theo đó, sự chọn lựa của chúng ta hôm nay, sẽ là đường ngày mai chúng ta và con cháu phải đi. Nếu chúng ta chọn đường nô lệ số (2), làm gì có con đường Độc Lập, Tự Do, Công Lý số (1) cho dân ta cùng đi trong ngày mai!

30-9-2016

Ngư dân miền Trung kiện công ty Formosa - khi niềm tin vào chính quyền đã cạn kiệt

Quảng Tín (Danlambao) - Người dân tự đệ đơn kiện nhà máy Formosa (kẻ đang được chính quyền dung túng và bao che cho những tội ác đầu độc môi trường biển Việt Nam) lên TAND thị xã Kỳ Anh đã chứng minh cho một sự thật không thể chối cãi rằng: niềm tin mà người dân (chí ít là bà con ngư dân, những người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thảm họa môi trường này) đối với chính quyền cộng sản đã cạn kiệt. Và việc tự đệ đơn kiện của người dân là một hành động thực thi quyền công dân một cách chính đáng và là hành động tự cứa mình, tự bảo vệ mình trước những thảm họa mà mà “nhà máy tội ác” Formosa gây ra. Vụ kiện lịch sử này, bất chấp công lý có được thực thi hay không thì nó cũng là một hồi chuông thức tỉnh lương tri của hàng triệu người dân Việt Nam trước những hiểm họa mà mình phải gánh chịu. Chính họ phải đứng lên để đòi lại quyền lợi của mình chứ không thể trông chờ vào một chính quyền vô lương tri và vô trách nhiệm.

*

Theo thông tin từ trang Facebook cá nhân của Luật Sư (LS) Nguyễn Khả Thành: ngày 27 tháng 9 năm 2016 tòa án nhân dân (TAND) thị xã Kỳ Anh - Hà Tĩnh đã tiếp nhận 506 hồ sơ của bà con ngư dân Hà Tĩnh và Nghệ An khiếu kiện Công ty TNHH Hưng nghiệp Formosa – thủ phạm đã gây ra thảm họa môi trường biển tồi tệ nhất trong lịch sử Việt Nam hồi đầu tháng 4 năm 2016.

Vụ kiện diễn ra trong bối cảnh thảm họa môi trường đã xảy ra gần 6 tháng gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho 4 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên Huế. Điều đặc biệt của vụ kiện này là việc trước đó bên bị đơn là công ty TNHH Hưng nghiệp Formosa đã chính thức thừa nhận là thủ phạm gây nên thảm họa và đã chấp nhận đền bù số tiền là 500 triệu USD. (Dù chưa có bất cứ một bảng đánh giá cụ thể nào từ phía chính quyền Việt Nam về mức độ thiệt hại của người dân 4 tỉnh miền Trung sau thảm họa mà nhà máy này gây ra). Và cho đến thời điểm này số tiền trên vẫn chưa tới được những nạn nhân chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thảm họa này.

Đây được xem là vụ kiện có số lượng nguyên đơn lớn nhất từ trước tới nay đối với một bị đơn là một công ty có vốn đầu tư 100% từ nước ngoài tại Việt Nam. Đến thời điểm hiện tại thì vẫn chưa có thông tin về việc TAND thị xã Kỳ Anh có câu trả lời với phía nguyên đơn về việc họ có nhận thụ lý vụ án này hay không. Đây được coi là trở ngại lớn đầu tiên đối với bà con ngư dân, những nguyên đơn trong vụ kiện lịch sử này nếu trong trường hợp thứ hai xảy ra: tức là TAND thị xã Kỳ Anh không nhận thụ lý vụ kiện này.

Dĩ nhiên với thái độ dung túng, tiếp tay và bao che cho những tội ác đầu độc môi trường Việt Nam của chính quyền đối với công ty Formosa trong suốt thời gian kể từ ngày xảy ra thảm họa môi trường từ đầu tháng 4 đến nay, sẽ không có ai ngây thơ để tin tưởng vào sự minh bạch và công bằng trong vụ kiện này từ TAND thị xã Kỳ Anh. Ai cũng biết, Tòa Án trong chế độ độc tài toàn trị này chỉ là một công cụ để thực hiện những mưa đồ chính trị nhằm đàn áp những tiếng nói bất đồng đối với chính quyền, vì vậy sự độc lập của Tòa Án hoàn toàn là điều hoang tưởng. 

Nhưng, bất chấp công lý có được thự thi trong vụ kiện lịch sử này hay không thì đây rõ ràng là một tín hiệu đáng mừng. Bởi lẽ qua vụ kiện này người ta có thể nhận thấy nhận thức của người dân trước những lợi ích chính đáng của mình, họ mới chính là người tự quyết định vận mệnh của chính mình chứ không thể trông chờ vào những lời hứa suông, những cái bánh vẽ mà chính quyền đã vẽ ra cho họ trong suốt thời gian qua.

Người dân tự đệ đơn kiện nhà máy Formosa (kẻ đang được chính quyền dung túng và bao che cho những tội ác đầu độc môi trường biển Việt Nam) lên TAND thị xã Kỳ Anh đã chứng minh cho một sự thật không thể chối cãi rằng: niềm tin mà người dân (chí ít là bà con ngư dân, những người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thảm họa môi trường này) đối với chính quyền cộng sản đã cạn kiệt. Và việc tự đệ đơn kiện của người dân là một hành động thực thi quyền công dân một cách chính đáng và là hành động tự cứa mình, tự bảo vệ mình trước những thảm họa mà mà “nhà máy tội ác” Formosa gây ra. 

Vụ kiện lịch sử này, bất chấp công lý có được thực thi hay không thì nó cũng là một hồi chuông thức tỉnh lương tri của hàng triệu người dân Việt Nam trước những hiểm họa mà mình phải gánh chịu. Chính họ phải đứng lên để đòi lại quyền lợi của mình chứ không thể trông chờ vào một chính quyền vô lương tri và vô trách nhiệm.

30.9.2016

Chuyện hai người trồng cây

Hà Nội trồng cây gưới gầm đường sắt Cát Linh. Có nhiều cây đã chạm vào gầm đường sắt
Nguyễn Thanh Giang (Danlambao) - Hồ chủ tịch kêu gọi “Vì mục đích mười năm trồng cây. Vì mục đích trăm năm trồng người”. Đến nay, cây thì như thế, người thì sao? Không có điều kiện khảo sát chung cho mọi tầng lớp người trong xã hội, chỉ xét riêng cán bộ Đảng là những học trò cưng của ông thì thấy cán bộ lãnh đạo Đảng hầu như không người nào không tham nhũng, nhỏ tham nhũng nhỏ to tham nhũng khủng. Tổng Bí thư Đảng thì càng ngày càng xuống cấp. Hèn nhất, kém nhất là Tổng Bí thư đương nhiệm (Tổng Bí thư cuối cùng?), ông Nguyễn Phú Trọng. 

*

Ngày nay Singapore không chỉ được mệnh danh là con rồng về kinh tế của châu Á, mà còn được ngưỡng mộ như một con rồng xanh cỡ hành tinh tọa lạc ở Đông Nam Á. 

Singapore hiện đang được che phủ với mật độ cây xanh thuộc hạng cao nhất thế giới. Điều thần kỳ này chứa đựng một nghịch lý. Mặc dù người Singapore gặp nhiều khó khăn hơn trong việc trồng cây so với các nước khác bởi quốc đảo này khan hiếm nước ngọt; đất canh tác hẹp, nông nghiệp không phát triển, thế nhưng bất chấp điều đó, trong hơn 25 năm qua, độ phủ cây xanh của Singapore từ chỗ chiếm 1/3 đã tăng lên đạt gần nửa tổng diện tích đất nước. Ngày nay Singapore không chỉ có vườn trong thành phố mà cả thành phố này ẩn hiện trong vườn.

Có 10 loại cây xanh phổ biến được trồng trên các tuyến phố của Singapore, đa số là họ nhà Fabaceae, nguồn gốc nhiệt đới Nam Mỹ, với độ cao trung bình khoảng 30m, đường kính 5-7m, có tán rộng để tạo bóng mát nhưng lại có lá nhỏ để không che chắn ánh sáng tự nhiên.

Đặc điểm nổi bật của những loại cây này là nó có khả năng đứng vững, chịu được mưa bão lớn ở một nước nhiệt đới như Singapore. Hiện tại có khoảng 2 triệu cây xanh được trồng dọc các tuyến đường, trong công viên và các khu dân cư tại Singapore.

Thủ đô Singapore khá chật, phần lớn là nhà cao tầng, nhưng hễ có chỗ đất trống nào thì đều được lấp bằng cây xanh. 

Các công trình kiến trúc thương mại ở Singapore đều được ứng dụng công nghệ xanh nhất thế giới như gắn pin năng lượng mặt trời trên mái hoặc cửa sổ, lắp đặt hệ thống thang máy và thang cuốn tiết kiệm năng lượng, hệ thống điều hòa không khí hiệu quả và có gắn phần mềm theo dõi lượng khí thải. Không những thế, các tòa nhà còn phủ xanh mái nhà những vườn cây để giảm nhiệt độ cho các căn phòng.

Bên cạnh đó, để làm giảm sự "thô cứng" của khung cảnh đô thị đầy rẫy cao ốc, thiên nhiên được hòa quyện khéo léo vào đô thị bởi một loạt các chiến lược "vườn trong phố, vườn tường, vườn mái, vườn ở bất cứ đâu",... khiến đâu đâu cũng trải một màu xanh ngút mắt.

Kế hoạch tổng thể xây dựng xanh lần thứ nhất ban hành năm 2006 yêu cầu tất cả các tòa nhà mới xây ở Singapore đều phải đạt chứng chỉ xanh. Chứng chỉ này được cụ thể hóa bằng các yêu cầu như: tòa nhà phải sử dụng hiệu quả năng lượng, tiết kiệm triệt để nước và đảm bảo chất lượng tốt của không khí trong tòa nhà. Ba năm sau đó, trong kế hoạch tổng thể lần hai, Singapore đưa chứng chỉ xanh áp dụng vào các tòa nhà hiện có, với mục tiêu hàng đầu là tiết kiệm càng nhiều năng lượng càng tốt.

Tới đầu năm 2014, Singapore tham vọng triển khai kế hoạch tổng thế lần ba, tập trung vào việc thay đổi hành vi con người để cùng thực hiện chiến lược xanh. Theo đó, Singapore từ chỗ "vườn trong phố" đang trở thành "phố trong vườn", có nghĩa cả đất nước này sẽ là một khu vườn khổng lồ và phố xá nằm lọt trong mảng xanh bất tận đó. 

Singapore được như vậy là nhờ Thủ tướng Lý Quang Diệu. 

Ngày 16/6/1963 Thủ tướng tự tay cuốc đất trồng một cây thành ngạnh. Hành động lịch sử này dấy lên trong toàn quốc ý thức mạnh mẽ phủ xanh đất nước bằng cây trồng. Từ năm 1971, chính phủ Singapore quyết định chọn một ngày trong tuần thứ nhất của tháng 11 là Ngày Trồng cây toàn quốc mà bản thân Thủ tướng Lý Quang Diệu chưa hề vắng mặt ở bất kỳ lễ khai mạc sự kiện nào suốt hơn 50 năm qua. Ngày 2/11/2014, dù sức khỏe đã suy yếu đáng kể, ông vẫn tham gia lễ phát động Ngày Trồng cây cùng người dân Singapore.

Thiết kế Singapore trở thành “Thành phố trong vườn” và quốc đảo này như một chú rồng xanh cỡ hành tinh tọa lạc ở Đông Nam Á là giấc mơ Thủ tướng Lý Quang Diệu ấp ủ từ buổi đầu chấp chính.

Trong hồi ký Từ Thế giới thứ Ba đến Thế giới thứ Nhất, ông Lý Quang Diệu chia sẻ: "Sau khi độc lập, tôi luôn đau đáu suy nghĩ về những biện pháp để tách bạch hình ảnh Singapore với các nước Thế giới thứ 3. Tôi quyết định phải cải thiện môi trường và cảnh quan Singapore. Phủ xanh thành phố là kế hoạch hiệu quả nhất mà tôi từng phát động".

"Tôi cử người đi khắp nơi, đến các vùng xích đạo, vùng nhiệt đới, vùng cận nhiệt đới, để tìm những giống cây hoặc dây leo mới. Họ đến châu Phi, vùng Caribbean, châu Mỹ, và mang về một số giống cây mới. Chúng không nhiều, nhưng nếu bạn dành chỗ để trồng cây, để dây leo mọc lên, thì sự oi bức sẽ giảm và bạn có một thành phố khác hẳn", ông Lý Quang Diệu kể trong quyển The Man And His Ideas (xuất bản năm 1998).

Báo Straits Times cho biết, ngay trong thời gian du học tại trường Cambridge (Anh), ông Lý Quang Diệu đã rất quan tâm cách người Anh sắp đặt vị trí cây xanh trên các tuyến đường nhộn nhịp ở thủ đô London. Ông cũng dành thời gian tìm hiểu về đất đai, hệ thống thoát nước, phân bón và khí hậu.

Ở Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng phát động Tết Trồng cây và ngày 11-1-1960, ông đã đến trồng cây doi tại Công viên Bảy Mẫu (nay là Công viên Thống Nhất). 

Tuy nhiên, khác với Lý Quang Diệu, không chỉ kêu gọi mà còn tự mình tìm hiểu các giống cây trồng thích hợp và cử người đi khảo cứu cách làm ở các nước, Hồ Chí Minh chỉ làm thơ: “Mùa xuân là Tết Trồng cây, làm cho đất nước ngày ngày càng xuân” và ước định thành quả bằng mấy phép cộng, phép nhân đơn giản: “Miền Bắc ta có độ 14 triệu, trong số đó 3 triệu là trẻ em thơ ấu, còn 11 triệu người từ 8 tuổi trở lên đều có thể trồng cây. Mỗi Tết trồng được độ 15 triệu cây. Từ năm 1960 đến 1965 (là năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất) chúng ta sẽ có 90 triệu cây, vừa cây ăn quả, cây có hoa, vừa cây làm cột nhà… Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân ta…”(Bài viết nhân kỷ niệm 30 thành lập Đảng).

Kết quả là đất nước ta ngày càng trơ trụi. 

Lãnh thổ Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ tuyến và đai cao, với địa hình rất đa dạng, hơn 2/3 lãnh thổ là đồi núi, lại có khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ẩm phía Nam, đến á nhiệt đới ở vùng cao phía Bắc, đã tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và sự phong phú về các loài sinh vật. Những hệ sinh thái đó bao gồm nhiều loại rừng như rừng cây lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng rụng lá, rừng trên núi đá vôi, rừng lá kim, rừng tre nứa, rừng ngập mặn, rừng tràm...

Báo chí ta tố cáo mạnh mẽ chủ trương khai quang của đế quốc Mỹ, nhưng sau chiến tranh, diện tích rừng vẫn còn khoảng 9,5 triệu ha, chiếm 29% diện tích cả nước, nay chỉ còn lại 7,8 triệu ha, chiếm khoảng 24% diện tích cả nước. Tuy không bị đế quốc Mỹ khai quang, ở nhiều tỉnh phía bắc rừng tự nhiên giàu còn lại rất thấp: Lai Châu còn 7,88%, Sơn La 11,95%, Lào Cai 5,38%...

Dưới thời Pháp cai trị nhiều thành phố ta vẫn mượt mà xanh và rực rỡ hoa trong thi ca: “Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc”, “Mắt đen một mí cười sau liễu, bóng trúc che ngang mặt chữ điền” (Hàn Mặc Tử), “Bảo rằng hoa giống như tim vỡ” (TTKH) “Trong thành phố có vườn hoa đẹp, trong cuộc đời có em của ta” (Lưu Quang Vũ). “Bước tới đèo ngang bóng xế tà. Cỏ cây chen lá, đá chen hoa” (Bà Huyện Thanh Quan). “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông. Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nảo” (Nguyễn Bính), “Ngủ đi em, mộng bình thường. Ru em sẵn tiếng thùy dương mấy bờ. Cây dài bóng xế ngẩn ngơ” (Huy Cận) …

Theo tài liệu lưu trữ, cây xanh Hà Nội từng được trồng với 100 loài. Số lượng cây trồng khoảng 50.000 cây, gồm xà cừ (Khaya senegalensis) 5.000 cây, muồng 5.500 cây, bằng lăng 5.500 cây, phượng 3.800 cây, sữa 3.800 cây, bàng 2.800 cây, chẹo 2.000 cây, sấu 2.200 cây...

Xà cừ là loài được trồng nhiều ở các tuyến phố cổ, phố cũ với ưu điểm là cây cao, tán rộng. 

Đặc biệt là ngọc lan Magnoliaceae được trồng khá phổ biến có mùi hương của hoa rất thơm, quyến rũ và nồng nàn.

Sau khi ta đánh đuổi thực dân Pháp, tiếp quản Thủ đô và Hồ chủ tịch phát động Tết Trông cây, mật độ cây xanh tại các thành phố của ta còn lại bây giờ vào hàng thấp nhất thế giới. Hà Nội khoảng 50 cây/km2, Sài Gòn khoảng 1 cây/m2 !.

Hồ chủ tịch kêu gọi “Vì mục đích mười năm trồng cây. Vì mục đích trăm năm trồng người”.

Đến nay, cây thì như thế, người thì sao? Không có điều kiện khảo sát chung cho mọi tầng lớp người trong xã hội, chỉ xét riêng cán bộ Đảng là những học trò cưng của ông thì thấy cán bộ lãnh đạo Đảng hầu như không người nào không tham nhũng, nhỏ tham nhũng nhỏ to tham nhũng khủng. Tổng Bí thư Đảng thì càng ngày càng xuống cấp. Hèn nhất, kém nhất là Tổng Bí thư đương nhiệm (Tổng Bí thư cuối cùng?), ông Nguyễn Phú Trọng. 

Hà Nội ngày 30 tháng 9 năm 2016
Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 5 ngõ 341 đường Trung Văn
Quận Nam Từ Liêm – Hà Nội
Mobi: 0984 724 165

Gã khờ hay thằng ngốc Việt Nam còn sót lại ở đầu thế kỷ 21 này?

Nguyễn Bàng - Trong một xã hội mà mọi chuẩn đạo đức đang bị băng hoại, dối trá lừa đảo phát triển như nấm độc khắp nơi nơi như: lừa đảo qua mạng, lừa đảo bán hàng đa cấp, lừa đảo xin việc làm, lừa đảo chiếm đoạt tài sản…, gã Khờ đã không thèm nhớ đến lời mọi người vẫn thường bảo nhau: Cho bạn vay tiền: "Đứng" cho vay, "quỳ" đòi nợ, cho thằng bạn nối khố vay tiền mà không cần giấy ghi nợ cũng không cần có người làm chứng. Trong lúc chưa bao giờ câu nói “tấc đất tấc vàng” đúng cả nghìn lần như bây giờ khiến cháu giết bà vì sổ đỏ, anh em ruột thịt đâm chém nhau vì nhà đất, thì gã Khờ lại giao hết giấy tờ và nhà đất cho thằng em kết nghĩa trông coi hộ. Gã Khờ tuy không ngu đần, không kém về trí khôn nhưng đã suy xét, ứng phó, xử sự chỉ với thứ lòng tốt đơn thuần và cao thượng của riêng gã nên mới ra nông nỗi thảm hại hơn cả những thằng ngốc trong truyện cổ dân gian. Thế chẳng phải là một thằng ngốc còn sót lại ở đầu thế kỷ này thì sao!

*

Biết tôi hay lò dò lên mạng để tìm đọc dăm ba thứ thay vì phải đọc báo in, nghe đài hay xem nghe truyền hình thời sự nhưng lại là một ông già không biết chơi Phây, không biết Gúc để tìm tòi các trang mạng hay, nhà văn Đặng Xuân Xuyến đã gửi Mail chỉ đường dẫn mời tôi đọc "Chuyện của gã khờ", một truyện ngắn anh viết năm 2006, ra sách năm 2007 (in chung) nhưng giờ mới post lên blog của anh và gửi một số trang và như anh nói gửi để tôi đọc cho vui. Chính vì thế, khi nhìn vào tên truyện, tôi ngỡ mình sẽ được đọc kiểu truyện chàng khờ với hình tượng nhân vật trung tâm là các anh chàng ngốc nghếch với những hành động, việc làm… ngây ngô ngớ ngẩn dại khờ đã đem lại tiếng cười sảng khoái và những trải nghiệm vô cùng lí thú để từ đó người nghe, người đọc rút ra những bài học cho bản thân. Nhưng đọc xong Chuyện của gã khờ, tôi chẳng được vui tý nào mà lại cảm thấy đắng lòng khi nhận ra gã Khờ này phải chăng là một Thằng ngốc Việt Nam còn sót lại ở đầu thế kỷ 21 này.

Đúng là gã Khờ của Đặng Xuân Xuyến không giống những chàng ngốc, những thằng dại khờ như trong các truyện dân gian của ta với cái ngốc cái dại không biết để đâu cho hết khiến mọi người phải ca thán bảo nhau:

Một đêm quân tử nằm kề
Còn hơn thằng ngốc vỗ về quanh năm.

Con vợ khôn lấy thằng chồng dại
Như bông hoa lài cắm bãi cứt trâu

mà gã là một thằng ngốc đại gia trong xã hội Việt Nam đương thời “đã từng vụt sáng chói lóa trong mắt mọi người”.

Những chàng ngốc trong truyện dân gian vì ngốc quá nên luôn bị lừa như có anh mười năm đi ở cho lão trọc phú chỉ được ba nén vàng giả nhưng cầm trên tay, anh ngốc cứ tưởng là vàng thật. Rồi chàng hí hửng muốn đi du ngoạn khắp nơi, đầu tiên có kẻ gạ chàng ta đổi 3 lạng vàng lấy sáu nén bạc mà thực ra chỉ là sáu miếng chì, rồi có kẻ gạ đổi 6 miếng chì lấy bó "lụa đinh kiến" quý hiếm mà thực ra chỉ là bó giấy dó, rồi đổi bó giấy dó lấy cái “thiên địa vận” biết trước mọi việc trên thế gian mà thực ra chỉ là cái chong chóng, rồi đổi cái chong chóng lấy viên ngọc lưu ly chưa chắc vua đã có được mà thực ra chỉ là một con niềng niễng có đôi cánh xanh đỏ.

Gã Khờ trong truyện của Đặng Xuân Xuyến bị lừa tiền, lừa nhà đi đến cảnh “bây giờ, hắn tiều tụy, thảm thương còn hơn mèo đi kiết” hiển nhiên không phải vì gã ngu đần như chàng ngốc kia mà chỉ vì gã có tính thương người và lòng trắc ẩn. Với tấm lòng tốt đẹp ấy, gã rất tin vào tình người nên đã cho thằng bạn nối khố mượn tiền mà không cần giấy ghi nợ, cũng không cần có người làm chứng, vì vậy khi cần đến đòi lại thì được thằng bạn “nhướng đôi lông mày thô đậm, xoăn tít, nhìn hắn từ đầu xuống chân rồi hô hố cười, bảo hắn là thằng khùng, nếu đói quá, không có chỗ xoay xở thì cầm lấy vài chục nghìn mà đắp đổi qua ngày, việc gì phải diễn trò ngớ ngẩn như thế”. Tiền không đòi được, hắn tìm về lấy lại ngôi nhà nho nhỏ ở ngoại ô đã giao cho thằng em kết nghĩa trông coi. Thằng em kết nghĩa này là một thằng bé đánh giày nhem nhuốc mà gã đã lầm tưởng là người lương thiện nên đã cưu mang đem nó về nhà nuôi ăn học. Nhưng khi đến ngôi nhà, chạy ra đón hắn không phải là thằng em kết nghĩa mà là con chó có tên là “Tình Nghĩa”. Rồi thằng em ấy, khi biết ý định của gã, nó đã không ngượng mồm, nói trắng phớ ra rằng: “Vâng, nhà này mua bằng tiền của anh nhưng em đã làm sổ đỏ đứng tên là chủ sở hữu rồi” và đuổi hắn đi như đuổi một con chó.

Hai cái khờ dại, hai cái sai lớn nhất về sự ngộ nhận tình người đến nỗi gã bỏ ngoài tai những nhận xét tinh tế của vợ gã về ông bạn nối khố và thằng em kết nghĩa, không để tâm đến những lời can ngăn của thị, dẫn đến cảnh “nhà hắn thưa dần rồi mất hẳn nụ cười hạnh phúc của người vợ” và đưa tới cảnh “vợ hắn nằng nặc nộp đơn ly dị”.

Trong một xã hội mà mọi chuẩn đạo đức đang bị băng hoại, dối trá lừa đảo phát triển như nấm độc khắp nơi nơi như: lừa đảo qua mạng, lừa đảo bán hàng đa cấp, lừa đảo xin việc làm, lừa đảo chiếm đoạt tài sản…, gã Khờ đã không thèm nhớ đến lời mọi người vẫn thường bảo nhau: Cho bạn vay tiền: "Đứng" cho vay, "quỳ" đòi nợ, cho thằng bạn nối khố vay tiền mà không cần giấy ghi nợ cũng không cần có người làm chứng. Trong lúc chưa bao giờ câu nói “tấc đất tấc vàng” đúng cả nghìn lần như bây giờ khiến cháu giết bà vì sổ đỏ, anh em ruột thịt đâm chém nhau vì nhà đất, thì gã Khờ lại giao hết giấy tờ và nhà đất cho thằng em kết nghĩa trông coi hộ. Gã Khờ tuy không ngu đần, không kém về trí khôn nhưng đã suy xét, ứng phó, xử sự chỉ với thứ lòng tốt đơn thuần và cao thượng của riêng gã nên mới ra nông nỗi thảm hại hơn cả những thằng ngốc trong truyện cổ dân gian. Thế chẳng phải là một thằng ngốc còn sót lại ở đầu thế kỷ này thì sao! Và thế thì làm sao mà vui được khi nghe chuyện về gã? Họa chăng có một chi tiết làm người đọc vui gượng tý chút, ấy là thấy gã tinh thông về tử vi lý số, biết về mình: “Thôi thì cũng là do số phận. Cung nô của hắn chẳng ra gì thì đành chấp nhận. Đã Tham Lang hãm địa lại đồng cung với Thiên Diêu hãm địa thì đời hắn tàn vì chữ tình là phải.” mà vẫn mù quáng đi đến chữ “tàn”. Thật đúng là “Số thầy thì để cho ruồi nó bâu”!

Kiểu truyện chàng ngốc trong dân gian thường có hai xu hướng kết thúc, hoặc là chàng ngốc phải chết hoặc là chàng ngốc gặp may mắn tìm được hạnh phúc, trở thành người giàu có, khôn ngoan hơn. Gã Khờ trong truyện ngắn của Đặng Xuân Xuyến đã không phải chết vì gã không phải là nhân vật xấu, không bị người đời căm ghét; gã cũng không phải chết để khắc sâu bài học kinh nghiệm sống của con người là: Đừng ngốc nghếch làm việc một cách máy móc thụ động, không biết suy xét vấn đề một cách kỹ lưỡng, không hiểu gì về cuộc sống cả mà phải biết làm chủ được những suy nghĩ và hành động của mình để tránh phải sẽ gặp sự thất bại.

Không bắt gã Khờ phải chết mà rốt cục, Đặng Xuân Xuyến cũng cho gã được gặp may, nhưng trước khi đến với vận may, gã còn phải ê chề nếm thêm ít nỗi nhục nhã đắng cay của thời đại mới.

Ấy là, sau khi biết bình đã vỡ rồi, gã Khờ cũng nhận ra là phải lấy thân mà trả nợ đời cho xong. Đầu tiên, gã vùi mình trong men rượu rồi tự nguyện làm một “Thằng đàn ông bán thân nuôi miệng, một thằng điếm”.

Như đã nói, gã Khờ trong truyện ngắn của Đặng Xuân Xuyến là một kẻ có học. Vậy gã thừa hiểu, ở Việt Nam từ xưa đến nay người ta đã không mấy ưa loại người làm đĩ, cho dù là đĩ cái. Thì kia, cô Kiều của Nguyễn Du trong văn chương Việt Nam tuy đã được Kim Trọng khen ngợi là: “Như nàng lấy hiếu làm trinh - Bụi nào cho đục được mình ấy vay?”, và cô đã sống trong niềm yêu mến của bao lớp người Việt từ bậc thức giả đến kẻ bình dân xưa vậy mà cũng vậy, thế mà mấy lần cô Kiều đã bị cụ Huỳnh Thúc Kháng, một chí sĩ yêu nước gọi là "Con đĩ Kiều", "Cái giống độc con đĩ Kiều”. 

Ấy là đĩ cái vốn đã cùng với mại dâm xuất hiện và phát triển từ thời nguyên thủy huống chi đĩ đực mới chỉ đến thế kỷ này mới xuất hiện. Gã Khờ bất chấp mọi giá làm một thằng điếm, một con đĩ đực vì “Hắn cần tiền. Hắn cần tạo dựng lại cơ nghiệp. Hắn cần được tung hô, cần được trọng vọng như ngày trước. Đời hắn không thể thiếu thứ hàng xa xỉ đó”. Làm đĩ đực, ấy là con tàu tốc hành để gã nhanh chóng đi tới ga nhặt tiền.

Ngay lần đầu tiên làm thằng điếm, gã đã may mắn không phải hầu hạ một máy bay bà già sồ sề, nhăn nhúm nhưng thèm khát tình dục mà là gặp một “Khuôn mặt đẹp, da lại trắng hồng”. Mới đầu, thấy “Ả đẹp. Hắn cũng thích” nhưng khi vào cuộc gã mới nhận ra ả là một “con vợ đĩ lên đĩ xuống, đĩ ngang đĩ dọc mà thằng chồng cấm dám ho he”, một “con đàn bà đĩ thõa đang lên cơn động đực”. Thế là “Hắn không thích cuộc chơi này nhưng hắn không còn sự lựa chọn” vì gã cần tiền như trên đã nói và thêm nữa vì sợ cái thằng vừa dẫn mối vừa bảo kê cho ả, với “Một giọng nói sắc gọn, rờn rợn vang lên”:

- Làm bổn phận đi. Muốn chết à?

ở đằng sau cánh cửa.

Hầu hết các truyện dân gian về các chàng ngốc đều kết thúc có hậu như gặp vua được vua ban thưởng một chức quan trong triều đình và sống cuộc đời giàu có sung sướng hoặc nhờ nói mò mấy câu văn chương học lỏm mà cuối cùng được hưởng hạnh phúc. Nhưng phổ biến nhất là các chàng ngốc đều may mắn có được cô vợ thông minh hết lòng vẽ đường chỉ lối cho chồng làm ăn nhưng ngốc vẫn hoàn ngốc, hết lần này đến lần khác đều thất bại khiến người vợ bị người đời mỉa mai muốn tự tử cho xong đời nhưng rồi vì lòng thương chồng các nàng đã bỏ ngay ý định tiêu cực đó, quyết tâm tìm cách giúp chồng trở thành người khôn ngoan hơn. 

Đặng Xuân Xuyến cũng dành cho gã Khờ của mình một kết cục có hậu tuy rất khác các truyện dân gian. Gã được một người 12 năm trước đã chịu ơn gã. Người ấy, khi xong việc để lại cho gã một bức thư: “lấy lại đầy đủ giấy tờ ngôi nhà từ tay thằng em kết nghĩa” của gã bằng cách làm cho: “Nó thua bạc, gán nhà trả nợ theo đúng kịch bản mà em cùng nhóm bạn thân dàn dựng”. Người ấy cũng cũng lấy lại “sợi dây chuyền “bảo bối” mà anh rất quý, bị thằng bạn nối khố của anh chiếm đoạt” cùng “Số tiền thằng bạn nối khố lừa đảo, em cũng đã đòi lại và chuyển vào tài khoản cá nhân của anh”. Bằng cách: “dùng các chứng cứ phạm pháp “uy hiếp”, bắt tên khốn kiếp phải trả lại anh số tiền đã chiếm đoạt, bọn em đã chuyển cho nhà chức trách những bằng chứng phạm pháp của nó, bắt nó phải trả giá cho những tội ác đã gây ra

Một cái hậu tưởng như mơ, đẹp quá sức tưởng tượng khiến Chuyện của gã Khờ như một cổ tích hiện đại và nhân vật Gã Khờ thấy lại lòng yêu trời, yêu đất và yêu cuộc sống: “Hắn bước ra sân, ngước mắt nhìn bầu trời xanh ngắt. Tiếng họa mi nhà ai lảnh lót làm hắn lặng người, rồi bất chợt hắn mỉm cười.”

Một số bạn đọc cho rằng: “kết thúc truyện lộ bàn tay sắp đặt của tác giả quá”, nói như các nhà phê bình văn học là tô hồng quá. Thì tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của nhà văn nên nhà văn tạo dáng cho đứa con tinh thần ấy của mình ra sao là tùy thích. Vì vậy tôi có phần đồng ý với nhận định trên của người đọc. Nhưng đọc xong Chuyện của gã Khờ, tôi có cảm nhận trong sự sắp đặt lộ liễu ấy, Đặng Xuân Xuyến đã rất muốn giải trình cùng bạn đọc những suy nghĩ ẩn dấu bên trong mà tác giả không thể nói trắng ra được. Theo tôi, thì đó là:

Đành rằng thời đại ngày nay ở nước ta không còn vua nên gã Khờ sao còn được vua cứu giúp và ban thưởng. Đành rằng, vợ gã Khờ đã cám cảnh kiểu thương người một cách mù quáng của chồng, đã ly dị gã nên gã đâu còn được cô vợ thương yêu giúp chồng khôn ngoan hơn trong cách sống của một xã hội đang loạn chuẩn đạo đức để xóa bỏ ảo tưởng về sự lãng mạn của tình yêu và sự chân thành của tình huynh đệ, bằng hữu. Không có vua ban thưởng, không còn vợ giúp khôn nên phải có một người 12 năm trước đã chịu ơn gã nay ra tay cứu giúp gã. Như thế cũng hợp lý.

Nhưng hà cớ gì người đó không phải là một người Việt đang sống cùng gã trên giải đất hình chữ S này mà lại phải là một người Nhật gốc Việt, nói một cách khác là một người Việt đã dời xa xứ sở Thiên đường Xã hội chủ nghĩa của mình để đến sống ở “Đất nước Mặt trời mọc” tư bản đang giãy chết. Bao nhiêu luật lệ để đâu, bao nhiêu người Việt đứng về lẽ phải đi đâu mà phải để người Nhật gốc Việt đó về nước và như có phép lạ, lấy lại cho gã tiền bạc đã bị thằng bạn nối khố bất lương quỵt nợ và nhà cửa đã bị thằng em kết nghĩa chó chết chiếm đoạt. Đã thế người đó còn để lại trong thư cho gã những lời lãng mạn đẹp như hoa hồng buổi sáng:

“Vâng! Nhất định khi trở về Việt Nam em sẽ đưa vợ con đến chào anh. Lúc bấy giờ, em sẽ thoải mái được nói lời cám ơn anh, cám ơn vị ân nhân đặc biệt của mình.

Ps: Anh!

Chị vẫn còn yêu anh nhiều lắm. Hãy đến làm lành với chị để các cháu được sống trong vòng tay yêu thương của cả bố, cả mẹ.”

Và vì thế tôi coi nhân vật gã Khờ trong truyện ngắn của Đặng Xuân Xuyến là một Thằng ngốc Việt Nam còn sót lại ở đầu thế kỷ 21 này. Một thằng ngốc hiện đại nên mới có được sự may mắn từ những phép màu hiện đại như khả năng kỳ tài của anh chàng người Nhật gốc Việt kia. Tôi thấy mình cần phải đọc Chuyện của gã khờ Chuyện của gã khờ này kỹ hơn và ngẫm nghĩ sâu hơn?

Sài Gòn, thứ sáu 09-09-2016
Nguyễn Bàng
Địa chỉ: Thành phố Sài Gòn