Tư nghèo (Danlambao) - Dưới sự luôn luôn được lãnh đạo toàn diện bởi đảng, Bộ Tài chính đã mở đường cho các đồng chí (hướng làm giàu) trong các doanh nghiệp nhà nước cách thức chạy làng, chạy nợ, chạy được bảo kê.
Theo Bộ Tài chính, doanh nghiệp Nhà nước nếu không trả được nợ có thể thực hiện phá sản. Nợ của doanh nghiệp quốc doanh sẽ không tính vào khoản nợ công. (1)
Trước hết nợ công là gì?
Nợ công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay. Gồm:
- Nợ trong nước (vay từ người trong nước) và nợ nước ngoài (vay từ người ngoài nước).
· Nợ ngắn hạn (dưới 1 năm), nợ trung hạn (1-10 năm) và nợ dài hạn (trên 10 năm). (2)
Kế đến Doanh nghiệp nhà nước là gì?
Đây là những tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (3)
Do đó các quan chức của đảng đang nắm giữ các ghế trong chính phủ tha hồ tự mở các doanh nghiệp nhà nước. Khi mở thì tiền đâu?
Thì cũng chính các quan lấy ngân sách quốc gia và tự cho mình mượn. Ngân sách này bao gồm tiền thuế của nhân dân và tiền các quan nhân danh chính phủ của nước Việt Nam đi mượn.
Sau khi tự mở, tự cho vay thì các quan trở thành người đại diện sở hữu chủ công ty.
Lấy thí dụ ngân sách quốc gia gồm tiền dân cộng tiền mượn là 100.
Các quan lấy ra 50 để làm ăn và làm giàu.
Làm được 10 các quan bỏ túi, làm không được các quan tìm cách thanh toán cái vốn 50 và bỏ vào túi 30.
Tổng cộng các quan bỏ túi 40.
Sau đó khai phá sản.
Con số 50 không cánh mà bay và quốc gia vẫn phải nợ 100.
Sau đó các quan về hưu, hạ cánh an toàn, tên của các quan không phải là "nhà nước".
Các quan mới chui vào nhà nước và lại mượn tiếp, tự cho vay tiếp và mở doanh nghiệp nhà nước, tự hốt liền hốt hết và sau đó tự phá sản.
17.01.2017
_________________________________
(1) http://www.vietnamplus.vn/bo-tai-chinh-khong-dua-no-doanh-nghiep-nha-nuoc-vao-no-cong/425596.vnp
0 nhận xét:
Đăng nhận xét