19/1/17

Hồ Chí Minh - Phạm Văn Đồng

Trần Thảo (Danlambao) - Trong cuốn Hoa Xuyên Tuyết, ông Bùi Tín ghi lại một chi tiết về cái chết của Hồ Chí Minh như sau: Ngày 2 tháng 9 năm 1969, Phạm Văn Đồng bước vào nơi quàn thi hài HCM. Vũ Kỳ, thư ký riêng của HCM đưa cho PVĐ bao thư lớn trong đó là bốn phần di chúc của HCM. Phạm Văn Đồng đã đưa tay cản lại và nói: "Đây là vấn đề hệ trọng, cần đưa ra trước BCT." 

Theo ông Bùi Tín, sở dĩ có bốn phần di chúc là vì từ năm 1965, HCM đã bắt đầu viết di chúc, và mỗi năm đều viết thêm, bổ túc cho những phần trước.

Ngày 3 tháng 9 năm 1969, Vũ Kỳ đưa bốn phần di chúc của HCM ra trước BCT. Lê Duẩn đã đón lấy, và gọi Hoàng Tùng, Tổng Biên Tập của Báo Nhân Dân qua phòng bên, bí mật bàn thảo, và cuối cùng đưa ra công chúng một phần di chúc của họ Hồ, sau khi đã tự ý sửa đổi. Theo như những gì mà người dân được biết sau này khi những phần còn lại của di chúc, được coi là tuyệt mật, được Vũ Kỳ lấy lại được từ tay của Trần Quốc Hoàn, bộ trưởng công an lúc đó sắp qua đời, thì HCM mong muốn thi hài của mình được hoả táng.

Cuối cùng mọi việc đã xảy ra như mọi người dân đã biết. Hồ Chí Minh không được hỏa táng, mà cộng đảng VN mướn chuyên viên Liên Sô về ướp xác và trưng bày trong lăng HCM, mấy mươi năm qua tốn biết bao tiền của nhân lực để bảo toàn cái xác của một tên đại ma đầu đem chủ nghĩa ngoại lai tàn độc về áp đặt trên toàn cõi đất nước.

Vấn đề ở đây là tại sao cộng đảng VN, lúc đó được cầm chịch bởi Lê Duẩn và Lê Đức Thọ, lại không làm theo ý muốn của họ Hồ là mong thi hài của mình được hỏa táng, mà lại đem ướp và trưng bày trong lăng?

Có phải vì Lê Duẩn và Lê Đức Thọ quá kính yêu Hồ Chí Minh, muốn bảo tồn thi thể của "Lãnh tụ tối cao"?

Cuối thập niên 1960, có thể nói đó là thời đại của Lê Duẩn và Lê Đức Thọ ở ngoài miền bắc Việt Nam, mọi quyền hành của đảng cộng nằm trong tay hai người họ Lê này. Hồ Chí Minh đã bị cô lập dần. Hai tên họ Lê cứ dùng chiêu "Chúng ta có thể giải quyết việc này, đừng làm phiền lãnh tụ tối cao". Trong Hoa Xuyên Tuyết, ông Bùi Tín có kể lại đôi lần chính ông mục sở thị Lê Duẩn ngông nghênh chê bai Hồ Chí Minh, và cho rằng chính ông ta mới là người tài giỏi.

Những chi tiết đó chỉ mới là mặt nổi, bên trong cái bình phong "Toàn đảng đoàn kết một lòng" là những đấu đá tranh giành ghê gớm. Ngay như Đặng Xuân Kỳ, con trai của Trường Chinh, cũng từng kể lại, Trường Chinh đi tới văn phòng làm việc mỗi ngày đều đem theo cơm nước riêng, nếu quên đem theo thì ông ta nhịn cho tới khi về nhà. Còn Lê Đức Thọ, mỗi đêm trước khi ngủ đều lấy tay mằn từng góc cái mền, xem trong đó có cài đặt gì không.

Thế nên cộng đảng không hỏa táng HCM mà đem ướp xác và trưng bày trong lăng chỉ có một mục đích: Tiếp tục lợi dụng cái xác của họ Hồ để làm chỗ dựa tinh thần cho đảng sống còn.

Điều này giải thích cho sự việc qua hơn bảy mươi năm, kể từ 1945, cộng đảng không tiếc bất cứ giá nào để nhồi nhét vào đầu nhân dân hình tượng thần thánh của HCM. Tượng HCM tràn ngập cơ quan, trường học, chùa chiền v.v... Ngay như Sơn La, một tỉnh nghèo tới mức dân không có tiền mướn xe chở xác thân nhân từ bịnh viện về nhà, đành dùng xe hai bánh, cột xác thân nhân nằm ngang như chở một con vật, thế mà bí thư Sơn La một hai đòi cho được xây tượng của HCM,dù là phải bỏ ra trên ngàn tỉ ngân sách, nếu không sẽ là một tổn thất của tỉnh nhà?

Học sinh cấp một, cấp hai nơi vùng sâu vùng xa, với học trình xuất sắc, chả được phần thưởng gì từ Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang, ngoài những khung hình Hồ Chí Minh, đem về nhà mà thờ kính?

Thế nhưng dù chế độ có huậy tới đâu, người dân bị ép buộc thế nào, cái tượng mạ kền của HCM bề ngoài vẫn rực rỡ, nhưng trong lòng nhân dân từ lâu nó đã lỡ loét một cách thê thảm. Dĩ nhiên vẫn còn những thằng, những con dư luận viên nhắm mắt nhắm mũi ngưỡng mộ tên đại việt gian, đại dâm tặc, nhưng số đông bây giờ đã ngán "Boác" tới cổ, thần tượng đã gãy đôi cánh vàng, nằm chỏng chơ thô bỉ. Tôi đọc câu chuyện của một việt kiều về thăm quê hương, lúc nhạc sĩ Văn Cao còn sinh tiền. Việt kiều này muốn ghé thăm nhạc sĩ Văn Cao vì lòng ái mộ, nhưng khi ngồi trên xe xích lô đạp, người đạp xích lô hỏi anh việt kiều: "Bác muốn đi đâu ạ?" Anh việt kiều dĩ nhiên muốn đi tới địa chỉ của Văn Cao mà người bạn đã cho, nhưng anh ta ngại nếu đi trực tiếp như thế nhỡ công an theo dõi và làm phiền thì mệt, nên anh việt kiều biểu diễn "lập trường", bảo người đạp xích lô: "Anh cho tôi thăm lăng Bác tí!" Người đạp xích lô trả lời ngay: "Thăm làm gì cái mả của thằng chó đó !". Hết ý kiến!

Hồ Chí Minh là một con người tàn độc, thâm hiểm xảo trá, miệng thì tràn đầy nhân nghĩa, nhưng lý tưởng cuộc đời của ông ta cũng chỉ mong ngồi trên ngai vàng, cai trị nhân dân như một ông vua phong kiến, mới năm mươi mấy tuổi mà ông muốn mọi người gọi ông bằng BÁC, dù người đó có tuổi đáng vai cha, chú của mình. Hồ Chí Minh không thỏa mãn với những lời tâng bốc, nâng bi của cán bộ đảng viên và nhân dân miền bắc dành cho ông, nên ông phải tự lấy tên khác như Trần Dân Tiên hay Thanh Lan để viết thơ văn ca ngợi chính mình. Một con người tràn đầy tham vọng cá nhân như thế, mà di chúc để lại bảo rằng hãy hỏa táng cho tôi, nghi lễ đơn giản, đừng làm khổ dân v.v... thì quả là khó mà tin được. Nhưng mặc kệ lũ chúng nó, hơi đâu mà bận tâm cho mệt!

Chỉ cần nhìn cái hậu quả ngày nay của đất nước Việt Nam, tan nát dưới ách độc tài của cộng sản Việt Nam đã là chứng minh rõ ràng nhất cho dân tộc thấy bộ mặt thực của chúng. Hồ Chí Minh, dù thâm độc tới đâu, cũng không bao giờ tưởng được cuối đời mình, lại bị đàn em cô lập, tước quyền, đến cái xác khô cũng bị chúng lợi dụng triệt để.

Mới đây tôi được đọc một bài viết của anh Đỗ Mai Lộc trên trang Ba Sam, viết về Cố Thủ Tướng Phạm văn Đồng. 

Anh Đỗ Mai Lộc, người đồng hương Mộ Đức, Quảng Ngãi với Phạm Văn Đồng, và còn có liên hệ bà con, anh gọi PVĐ bằng Ông. 

Trong bài viết, anh ĐML cho biết anh là người được giáo dục từ nhỏ tới lớn dưới mái trường XHCN. Anh và bao tuổi thơ Quảng Ngãi nói riêng và cả nước nói chung đã được nhét vào đầu về những gì tốt đẹp,lý tưởng của chế độ XHCN. Trong môi trường như thế, anh dĩ nhiên là cực kỳ tự hào về Phạm Văn Đồng, "một người con ưu tú của Quảng Ngãi, một học trò kiệt xuất của Chủ Tịch Hồ Chí Minh."

Nhưng rồi tình hình thực tế của đất nước nói chung và Quảng Ngãi nói riêng đã mở mắt cho anh. Anh ĐML và bao nhiêu người dân Mộ Đức, bao nhiêu người dân Quảng Ngãi, khi biết rằng vào ngày 14 tháng 9 năm 1958, Phạm Văn Đồng, trong vai trò Thủ Tướng chính phủ, đã ký công hàm công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc, họ đã cảm thấy nhục nhã như thế nào! Nỗi nhục nhã đó nhân đôi khi một người con khác của Quảng Ngãi, ở huyện Đức Phổ, là Trần Đức Lương, vào ngày 30 tháng 12 năm 1999, trong vai trò Chủ Tịch Nước, đã ký hiệp ước biên giới trên đất liền, nhượng cho Trung Quốc hằng ngàn cây số vuông. Rồi đến ngày 25 tháng 12 năm 2000, cũng Trần Đức Lương ký hiệp định phân định vịnh bắc bộ, tiếp tục nhường hàng chục ngàn cây số vuông mặt biển cho Trung Quốc.

Tất cả là vết nhơ ngàn đời cho dân tộc nói chung, và cho những con dân Quảng Ngãi nói riêng!

Chưa hết. Theo anh Đỗ Mai Lộc, dù Phạm Văn Đồng đã chết, nhưng ông ta vẫn tiếp tục là khối ung thư trong lòng dân Quảng Ngãi, tiếp tục làm khổ người dân nghèo xứ Quảng khi giới cầm quyền ở tỉnh miền trung này bỏ ra hằng trăm tỉ đồng (?) để xây dựng một quần thể to lớn của khu tưởng niệm Phạm Văn Đồng. Con số anh ĐML đưa ra được bị chú là của năm 2008. Tôi không biết độ chính xác của nó, nhưng chả quan trọng gì, chuyện đó bây giờ trên xứ Việt Nam xã nghĩa là chuyện nhỏ. Mới đây Quảng Ngãi yêu cầu trung ương gửi gạo cứu đói cho dân vì nạn lũ vừa qua, nhưng giới cầm quyền lại tỉnh bơ bỏ ra hơn ba tỉ đồng để trang hoàng công viên Ba Tơ đón tết. Chuyện ruồi bu trên đất nước VN là chuyện thường tình ở huyện, nói mãi thành nhàm!

Anh Đỗ Mai Lộc thân mến,

Những gì anh trình bày trong bài viết, tôi hoàn toàn đồng cảm, nhưng tôi xin đóng góp với anh một cái nhìn khác một chút về nhân vật Phạm Văn Đồng. Dĩ nhiên, cái nhìn này đến từ những suy nghĩ chủ quan của tôi, chỉ có giá trị tham khảo mà thôi.

Phạm Văn Đồng từng than rằng: "Tôi là người làm Thủ Tướng lâu nhất, và cũng là người làm khổ dân nhất."

Đúng là Phạm Văn Đồng là người làm Thủ Tướng lâu năm nhất, khoảng 30 năm. Nhưng nếu ông bảo rằng mình là người làm khổ dân nhất, thì đối với tôi, điều đó không đúng, và giống như Phạm Văn Đồng tự trét vàng lên mặt mình. Tại sao tôi nói thế? Trước hết tôi muốn minh định rõ ràng, Phạm Văn Đồng là một trong những tội phạm đầu sỏ của cộng đảng VN, đã góp phần đưa đất nước này, dân tộc này vào vòng tai họa. Dù cuối đời ông ta có những biểu hiện ăn năn sám hối, nhưng cái ác nhân ông gieo cho dân tộc này vẫn còn nguyên đó.

Đối với tôi, ông Phạm Văn Đồng, nếu ra làm việc thời phong kiến, ông chỉ xứng với chữ LẠI, chứ không đạt tới chữ QUAN. Bởi vì con người Phạm Văn Đồng, trong suốt 30 năm làm Thủ Tướng, ông chỉ là người sợ đầu, sợ đuôi, ông len lét như rắn mùng năm, ông từng than: "Tôi là thủ tướng nhiều tuổi nhất, nhưng cũng là thủ tướng bất lực nhất. Tôi không có quyền, tôi nói mà chẳng ai nghe cả, đến thay đổi một thứ trưởng, tôi đề nghị thôi mà cũng không được, chưa nói đến chọn bộ trưởng." Như trong phần tôi trích lại phía trên về cái chết của Hồ Chí Minh, khi Vũ Kỳ đưa cho ông bao thơ chứa bốn phần di chúc của HCM, Phạm Văn Đồng đã xua tay, không dám nhận, mà đề nghị đưa ra trước BCT. Chỉ với chi tiết này, ta cũng thấy con người PVĐ không có xương sống, mặc dù ông có kiến thức, nhưng kiến thức đó chả giúp gì được cho ông khi cái cơ chế đó do đảng lãnh đạo tuyệt đối và thường xuyên. Ông PVĐ không dám hó hé gì, chỉ thừa hành những gì ông được yêu cầu. Chính vì bản chất nhủn như con chi chi này mà PVĐ mới có thể làm Thủ Tướng ba mươi năm, vì lũ Lê Duẩn, Lê đức Thọ cần người vô hại như thế để làm bình phong cho chúng.

Vì thế, nếu nói Nguyễn Tấn Dũng là thủ tướng làm khổ dân nhất vì đã sử dụng quyền lực bao trùm của mình, đưa ra những quốc sách phản dân tộc, hại dân hại nước thì cực kỳ chính xác, nhưng nếu nói Phạm Văn Đồng là người như vậy thì lại trật chìa, không đúng. Phạm Văn Đồng chỉ là một ông thiên lôi, lũ Duẩn Thọ sai đâu thì ông làm đó. Phạm Văn Đồng là người có kiến thức, nhưng đôi khi cũng phô diễn cái lố bịch ba rọi của mình. Ông hay khuyến khích việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, nhưng chính bản thân ông, khi nói chuyện lại thường xen vào tiếng tây. Giọng cười khà khà của ông, đối với tôi, nghe không có vẻ tự nhiên, nó cho tôi cảm giác về một cố ý biểu hiện của một người rất tầm thường, nhưng lại cố tạo cho người khác có cảm giác mình là một người đại phương.

Ông Phạm Văn Đồng mất đi, cũng giống như Hồ Chí Minh, bè lũ cộng sản Quảng Ngãi lại xây dựng một quần thể to lớn của Khu Tưởng Niệm Phạm Văn Đồng. Mục đích của giới cầm quyền QN cũng giống y hệt như bè lũ CS Hà Nội khi xây lăng Hồ Chí Minh. Chúng muốn lợi dụng một tên tuổi, mà chúng từng nhồi nhét vào đầu người dân Quảng Ngãi như là một người con ưu tú của QN, một học trò xuất sắc của HCM, tất cả không ngoài mục đích tạo một hình tượng thần thánh để kết nối sức mạnh của đảng. Chúng có thực sự kính trọng một Thủ Tướng ba phải, suốt 30 năm làm Thủ Tướng, không hề có chính kiến, chỉ biết gật đầu? Hỏi tức là trả lời rồi vậy.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét