4/1/17

Việt Nam khi nào thay đổi và năm 2017

Donguyen (Danlambao) - Ý kiến tác giả Thạch Đạt Lang qua bài viết “Chế Độ Cộng Sản Việt Nam sẽ còn tồn tại bao lâu nữa?” làm tôi không đồng tình. Bài viết phân tích rất sắc nét, nhưng trong tất cả các ý kiến của tác giả đều phủ nhận yếu tố làm thay đổi bối cục chính trị Việt Nam bằng sức mạnh nhân dân, người dân Việt Nam.

Tôi hiểu rõ chính sách “thuần hóa” hàng chục năm qua mà chế độ cộng sản sử dụng để o ép người dân, làm cho yếu tố này trở nên “có lý lẽ thuyết phục” hơn trong bài viết của tác giả.

Tôi có quan điểm khá cứng rắn về việc thay đổi chế độ nên cũng chỉ theo dõi mà gần như không xuất hiện trên mạng với bất cứ bài viết nào. Xét từ năm 2010 đến nay tôi chỉ có một bài viết duy nhất đăng trên lề dân chỉ ra điểm yếu kinh tế của chế độ sau thời Nguyễn Tấn Dũng.

Thứ nhất, tôi tin vào sức mạnh nhân dân. Và để đạt điều đó, nó cần có một giai đoạn để “vun đắp”, tụ hình. Đó là lý do tôi không xuất hiện sau bài viết đăng vào cuối năm 2010 tại một trang lề dân.

Gần đây, trước tháng 9, tôi có gửi bài viết cho trang blog Anh Ba Sàm và trang Tintuchangngayonline.com về ý kiến Tổng Thống Trump sẽ thắng cử và cơ hội cho người dân Việt Nam nhưng không được đăng. Vì hầu hết tin tức trong nước và thế giới gần như ủng hộ bà Clinton lên làm tổng thống.

Thứ hai, bối cảnh 4-5 năm trước đây, kinh tế Mỹ và toàn cầu đang ở vùng đáy, không muốn hứng chịu thêm rủi ro xung đột chính trị nào. Người Mỹ cũng vậy, hầu hết số liệu cho thấy nước Mỹ cần đứng dậy với nền kinh tế ổn định hơn, tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn (và ông Obama đã đem lại được sự ổn định đó) nên người Mỹ không muốn nhảy dựng về chính trị, không muốn nhúng tay thêm vào bất cứ đâu, họ cần chìa tay ra nhiều hơn. Dưới thời Obama, vấn đề nhân quyền gần như chỉ bị hắt hơi cầm chừng.

Thứ ba, Tôi hiểu rất rõ vấn đề bất ổn hiện nay không chỉ riêng Việt Nam mà ở nhiều khu vực là mang tính toàn cầu, dịch chuyển thời đại. Tôi không bàn về vấn đề “dịch chuyển thời đại”, chỉ xét riêng Việt Nam. Cái giá Việt Nam sẽ trả đắt hơn (cùng nhiều khu vực, vùng, lãnh thổ, có chế độ độc tài, xâu xé tài nguyên...) các nước phát triển, có hệ thông dân chủ, nền sản xuất công nghiệp ổn định cùng với hệ thống thống văn minh đất nước họ. Có điều, Việt Nam càng trả giá đắt bao nhiêu, người cộng sản (và các lãnh đạo đất nước độc tài, tham nhũng, buôn người...) sẽ đau đớn bấy nhiêu.

Thứ tư, thời thế tạo anh hùng thường là thời của các bạo chúa. Chúng ta chưa thể làm được gì dưới thời một bạo chúa vừa nhiều tiền, vừa nhiều quyền. Nhưng hậu thời của nó, thì sẽ khác, sự suy yếu của một bạo chúa thường dẫn đến hậu loạn. Bạo chúa thường có uy quyền bấy nhiêu thì hậu thời của nó càng thiểu uy bấy nhiêu. Sau Nguyễn Tấn Dũng, sẽ không có gương mặt nào đủ uy, đủ tiền, và đủ uy tín để lên lãnh đạo những kẻ còn lại trong đảng cộng sản. Hãy nhìn vào lịch sử, dưới trướng kẻ bạo chúa luôn là nịnh thần, dở thần. Kẻ nào cũng như nhau, thì tên nào chỉ tay tên nào?

Vì vậy, phải để cho lịch sử đi qua giai đoạn này, đây chính là giai đoạn nhiều điều tai ương vô lý đến không thể chịu xiết vẫn nhơn nhởn xảy ra. Vừa tích tụ quần chúng, vừa nặn hình nặn dạng kẻ dang tay phát cờ, vừa chứng kiến sự suy yếu của chế độ đương thời.

Tôi hiểu rõ sự đau đớn mà một tri thức thực thụ yêu nước như những con người mà chúng ta biết qua báo chí họ ngày đêm nghĩ về tương lai, hiện tại đất nước đang trải qua, sẽ trải qua.

Tôi tin vào sức mạnh chính làm thay đổi đất nước sẽ xuất phát từ nội tình trong nước, mà không phải từ bất cứ ngoại lực nào như thể không có nó xảy ra thì người dân mãi cúi đầu làm nô bộc cho những kẻ ăn trên ngồi chốc, mất hết đạo nghĩa, trắng trợn lương tri...

Tôi cũng bổ sung ý trên vào tư duy của tác giả. Những kẻ nằm vùng ăn cơm bạo chúa, cường quyền là những kẻ gần dân và hất dân thất đức nhất.

Thứ năm, tôi biết quan điểm cứng rắn của tôi sẽ không được ủng hộ vì nhiều lý do, nhưng không có sự thay đổi nào với có thể xảy ra chỉ bằng cuộc cách mạng nước miếng.

Năm nay, kết thúc năm 2016, không chỉ riêng với người dân, mà ngay chính người cộng sản cũng đang chịu sức ép vô cùng lớn trên mặt trận kinh tế. Hơi thở đã trở nên khô khan hơn, điều này sẽ phá vỡ mối quan hệ quyền-tiền là mối quan hệ tạo nên chất dính kết cho hệ thống của nó.

Nhìn vào bối cảnh đất nước, tôi sẽ có bài viết phân tích rõ cái túi ngân sách của nhà cầm quyền Hà Nội còn hay hết, cốt yếu chết người nằm tại đâu, liệu có còn nương nhờ Trung Quốc được nữa không? Hay Trung Quốc đã ra quẻ rõ ràng rồi? Vì xét nội tình Trung Quốc hiện nay, có lẽ, không còn thời gian cho họ nữa.

Chỉ nói sơ thế này, tỷ trọng GDP nằm hều hết ở khu vực kinh tế FDI, là khu vực có dòng lưu chuyển đồng ngoại tệ rất lớn, thứ hai là khu vực xuất- nhập khẩu của thành phần kinh tế quốc nội. Cho nên, sự tăng trưởng của GDP hàng năm đồng nghĩa với sự tăng trưởng của khối này chứ không năm nhiều ở khu vực tư nhân và mảng nông nghiệp và có nghĩa nó đòi hỏi sự tăng trưởng của kho ngoại hối dự trữ phải “tương đồng”. Tôi không tin về sự tương đồng này khi mua sắm chính phủ diễn ra khá mạnh cho khu vực quốc phòng và nhập cảng những hàng hóa “không tên”.

P/S: Chữ “phản bội” và chữ thù địch có cùng bản chất là “chống lại” nhưng hoàn cảnh sử dụng và đối tượng sử dụng là khác nhau. Một ở kẻ ngoài - và một kẻ ăn cơm cùng mâm.

04.01.2016

-->

0 nhận xét:

Đăng nhận xét