2/4/17

Có phải Trung Cộng vừa giúp Cộng sản Bắc Hàn chôm chĩa 81 triệu Mỹ kim của Quỹ Dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ?

Gordon Chang, Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) lược dịch - Vào tháng Hai vừa qua, 81 triệu Mỹ kim ký thác vào Quỹ Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ gọi tắt là "Fed" tại New York từ tài khoản của ngân hàng trung ương Bangladesh đã bị bọn tin tặc chôm chĩa mất; đây là vụ chôm chĩa tiền bạc từ Fed do bọn hacker gây ra lớn nhất từ trước đến nay. Giới điều tra Hoa Kỳ đều cho rằng Cộng sản Bắc Hàn, gọi tắt là Hàn Cộng, là kẻ đã tiến hành vụ hacker chôm chĩa tiền này.

Hàn Cộng nếu thật sự có tiến hành vụ hacker chôm chĩa tiền này, thì cũng không thể nào tiến hành một mình được. Tờ báo Wall Street đã khẳng định giới chức Liên Bang đang điều tra một số phần tử công chức ngành tài chánh của Trung Cộng tiếp tay hỗ trợ Hàn Cộng vụ hacker chôm chĩa tiền bạc lớn nhất này.

Nếu đây đúng là sự thật thì hệ thống tài chánh của Trung Cộng là đồng lõa với Hàn Cộng trong vụ hacker chôm chĩa này. Nếu ngành tài chánh là đồng lõa thì rõ ràng, Bắc Kinh đã đứng đàng sau hổ trợ Hàn Cộng tiến hành vụ hacker vào mạng của Fed để chôm chĩa tiền.

Điều này khiến Hoa Kỳ chỉ còn có một biện pháp duy nhất - đó là cắt hết mọi sự liên hệ kết nối mạng với hệ thống tài chánh của Trung Cộng tại New York.

Tờ báo Wall Street cho rằng giới chức chính phủ Hoa Kỳ đang điều tra vụ chôm tiền của ngân hàng Trung Ương Bangladesh nói trên phải điều tra tiếp cận vấn đề tương tự như vụ điều tra những vi phạm của nữ doanh nhân Trung Cộng Ma Xiaohong vào tháng Chín năm ngoái.

Bà Mã là nhân vật chính trong các vụ trừng phạt truy tố từ phía chính phủ Hoa Kỳ vào tháng Chín năm ngoái. Lúc bấy giờ, Bộ Tài chánh đã phong tỏa mọi tài sản của bà Mã, của ba người cộng sự cho bà cũng như phong tỏa tài sản công ty của bà. Lý do? Bà có liên hệ mua bán trao đổi kỹ thuật giúp Hàn Cộng phát triển vũ khí hạch tâm.

Joshua Stanton, chuyên gia về các điều khoản cấm vận Hàn Cộng có cho người viết bài này (luật sư Gordon Chang) biết rằng công ty của bà Mã làm trái các điều khoản cấm vận với Hàn Cộng, "rữa tiền" (*) giúp chế độ cộng sản tàn bạo này.

Cùng lúc đó, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ truy tố bốn người này với nhiều tội danh khác nhau, trong đó có cả tội giúp chế độ Hàn Cộng “rữa tiền” và phát triển chương trình vũ khí hạch tâm. Vụ truy tố này đưa ra ánh sáng cách thức mà chế độ Hàn Cộng có thể "rữa tiền" thành hợp pháp trước hệ thống tài chánh Hoa Kỳ. 

Cũng thông qua vụ điều tra này, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cũng ra sắc chỉ tịch thu toàn bộ tài sản của 25 công dân Trung Cộng.

Chính phủ Obama dù đã thẳng tay tịch thu tài sản của các phần tử công dân Trung Cộng phạm tội hay liên can trong vụ án này nhưng lại nhắm mắt làm ngơ để chế độ Cộng Sản tại Bắc Kinh thoát hiểm. Bộ Tư Pháp khi tiến hành tịch thu tài sản của các tội nhân này lại đi thừa nhận: "Không thấy có sự liên hệ của Trung Cộng trong vụ này."

Không còn nghi ngờ gì nữa, tổng thống Obama rõ ràng đã cho một còn đường để Trung Cộng tự giác cắt đứt mọi liên hệ tài chánh với Hàn Cộng. Thế nhưng, Bắc Kinh lại nghĩ khác, như tờ báo Wall Street trình bày vào ngày 29 tháng Chín là Hoa Kỳ rõ ràng không dám đụng chạm đến các ngân hàng quốc doanh của Bắc Kinh, có thể nói, đây là những ngân hàng mà luật pháp Mỹ “không thể xâm phạm.”

Cho nên, tờ Wall Street hiện nay cho rằng giới chức Liên Bang điều tra vụ chôm chĩa tiền của Bangladesh không nên phạm lại sai lầm như vụ án của bà Mã năm ngoái. Giới chức Liên Bang cần phải tiếp tục điều tra sâu hơn để biết cho rõ thế lực siêu quyền lực nào đứng đằng sau giật dây Hàn Cộng tiến hành hacker chôm chĩa tiền của Bangladesh. Hiển nhiên, mọi hướng đều tra vụ này trước sau gì cũng dẫn đến mối liên hệ tài chánh bất chính giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng.

Sở dĩ giới điều tra biết rõ Bình Nhưỡng đứng sau vụ hacker chôm chĩa tiền của Bangladesh vì mã độc dùng để xâm nhập mạng lần này tương tự như vụ tấn công xâm nhập vào hệ thống mạng và email của Sony Pictures Entertainment vào năm 2014. Vụ tấn công vào Sony này xuất phát từ các phần tử hacker của Hàn Cộng làm việc tại Trung Cộng.

Hơn thế nữa, tờ báo lừng danh khác là tờ New York Time tường trình vào hôm thứ Bảy 25 tháng Ba là những lần xâm nhập mạng thất bại vào năm ngoái để cố chôm chĩa tiền tại ngân hàng Ba Lan cũng có mã độc tương tự như vụ chôm chĩa tiền của Bangladesh lần này và vụ tấn công Sony năm 2014.

Những kẻ tấn công xâm nhập mạng của hệ thống tài chánh Ba Lan tỏ ra rất ngạo mạng tự tin, thông báo là họ sẽ đột nhập hầu hết các ngân hàng trung ương trên thế giới để phá hoại và chôm chĩa tiền, trong đó có World Bank (WB), Ngân Hàng Âu Châu, Bank of America, State Street Bank and Trust, và Bank of New York Mellon.

Và rất hết sức ngạc nhiên, chỉ có một ngân hàng của Trung Cộng nằm trong danh sách hù dọa là Bank of China. Trong danh sách hù dọa của bọn hacker này lại không có những đại ngân hàng của Trung Cộng, tầm cỡ không thua kém gì Ngân Hàng Âu Châu hay Ngân hàng Thế Giới, như Industrial and Commercial Bank of China chẳng hạn, không khỏi làm mọi người ngạc nhiên lấy làm lạ.

Nếu những kẻ đột nhập chôm chĩa tiền Bangladesh kỳ này thoát hiểm, thì đây là vụ chôm chĩa tiền thông qua xâm nhập mạng lớn nhất trong lịch sử. Tệ hại hơn hết, sự thành công của bọn này làm chao đảo hệ thống tài chánh toàn cầu và gây hoang mang khắp mọi nơi. Cho nên nếu các ngân hàng Trung Cộng vẫn còn được dung dưỡng bao che trong khi thật sự có dính líu đến những vụ xâm nhập hacker chôm chĩa tiền này, thì rõ ràng hệ thống ngân hàng của Trung Cộng đang đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của hệ thống tài chánh toàn cầu.

Ngân hàng và các đại công ty của Trung Cộng đều là những công ty quốc doanh. Cho nên, Bắc Kinh đương nhiên là biết rõ các hệ thống ngân hàng của mình có hay không có những liên hệ trái luật bất chính, nhất là có hay không có liên hệ với Hàn Cộng. Nếu Bắc Kinh không biết những mối liên hệ trái luật này tức là Bắc Kinh muốn nhắm mắt làm ngơ. Trung Cộng là một chế độ công an trị và độc tài đảng trị thì không thể nào chối bỏ trách nhiệm về những quyết định liên hệ trái phép của hệ thống tài chánh do chính mình kiểm soát chặt chẽ.

Trải qua nhiều thập kỷ, chính phủ Hoa Kỳ đã lơ là trong việc trừng phạt các vụ "rữa tiền" cũng như lơ là khi trừng phạt các cơ quan tài chánh và người của Trung Cộng khi vi phạm luật lệ về tài chánh vì muốn dĩ hòa vi quý. Trung Cộng đã lợi dụng triệt để tâm lý này để lũng đoạn nước Mỹ.

Chính phủ Trump cần phải chấn chỉnh lại vấn đề này. Tối thiếu là phải cấm vận loại bỏ và trừng phạt những ngân hàng của Trung Cộng ra khỏi nền tài chánh của Mỹ ngay lập tức nếu những ngân hàng này thật sự có dính líu trong vụ xâm nhập chôm chĩa tiền Bangladesh này.

Richard Ledgett làm việc cho cơ quan An Ninh Quốc Gia gọi tắt là NSA thông báo rằng trong vụ hacker chôm chĩa tiền Bangladesh rõ ràng "có thể có sự dính líu chủ mưu của một nhà nước độc tài toàn trị."

Ông ta ám chỉ Hàn Cộng khi đưa ra tuyên bố này - nhưng có một chế độ toàn trị khác can dự vào vụ này thấy rõ ngay trước mắt - đó là Trung Cộng.



__________________________________

Chú thích:

(*) "Rữa tiền" là những cách biến đổi bất chính trái phép khối lượng tiền rất lớn, vô cùng lớn nhưng nằm ngoài hệ thống kiểm soát của cơ quan tài chánh, không rõ xuất xứ hoặc có xuất xứ không hợp pháp trở thành những đồng tiền hợp pháp trong hệ thống, có xuất xứ, có thể luân chuyển theo quy chế luật định một cách công khai.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét