18/3/17

Phan Bội Châu so với Hồ Chí Minh: người chính danh, người giả danh!

Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam (Danlambao) - Trong chuyến viếng thăm Việt Nam, ngoài những lúc làm công tác ngoại giao, Nhật Hoàng và Hoàng Hậu đã thu xếp ghé Huế với mục đích chính thăm căn nhà cũ kỹ đơn sơ nhung với cái cổng mới xây thật đồ sộ nơi ông Phan Bội Châu từng sống và qua đời. Thật ra không dễ gì để cho đảng CSVN đồng ý cho một vị vua của một nước đi thăm một căn nhà tồi tàn nơi cư ngụ của một người yêu nước từng đứng lên tìm cách giành độc lập cho Việt Nam, và quốc gia mà ông đến để tìm đến là Nhật, nhưng vì đang đói ngoại tệ trong lúc con bài TPP bị vứt vô thùng rác nên đảng csvn đột biến phải cắn răng buộc bụng để cho Vua và Hoàng Hậu Nhật thăm Huế. Gọi là viếng thăm di tích các lăng tẩm Vua Nguyễn tại Huế nhưng chính Vua Nhật đến viếng thăm căn nhà củ của ông Phan Bội Châu, một người Việt được dân Nhật tôn kính.

Nhà vua Akihito và Hoàng hậu Michiko thăm nhà tưởng niệm Phan Bội Châu tại thành phố Huế chiều 4/3/2017.

Người Việt chúng ta hầu như ai ai đều biết ông Phan Bội Châu, người đã bỏ cuộc đời mình tìm phương cách mở mang dân trí để qua đó giành lại độc lập từ Pháp và sau đó, như Nhật, phát triển đất nước. 

Tuy lệ thuộc nước Pháp, là quốc gia đang đô hộ Việt Nam và cũng là một nước hàng đầu trong các nước phát triển văn hóa và khoa học kỹ thuật tại Âu Châu, có thể học hỏi từ nước này và cùng lúc những nước khác tại Âu Châu, nhưng ông đã chọn nước Nhật làm điểm đến cho ông, một nước có nên văn hóa tương tự như Việt Nam, với mục đích học hỏi kinh nghiệm tái kiến thiết nước Nhật từ một nước phong kiến kém phát triển nhanh chóng trở thành nước duy nhất không những tại Á Châu mà trên cả thế giới, chỉ trong một thời gian hai thập niên đã thay da đổi thịt và trở thành nước có trình độ khoa học kỹ thuật ngang ngữa so với các nước tiên tiến tại Âu và Mỹ châu trong thời kỳ đầu thế kỷ 19.

Năm 1904 ông sang Nhật theo kế hoạch Duy Tân của Vua Nguyễn qua phong trào Đông Du. Cùng thời với ông có Lương Khải Siêu, Phan Chu Trinh, Cường Để, Huỳnh Thúc Kháng… Thời gian này Nguyễn Tất Thành chỉ là học sinh tiểu học tại Huế (do cha đổi tên từ tên khai sanh Nguyễn Sinh Cung) và sau đó sang Pháp sống với nghệ phụ bếp (1911) dưới tên người Nam Bộ Nguyễn Văn Ba, gia nhập đảng cộng sản Pháp và bắt đầu tham gia hoạt động trong kế hoạch được đảng cs Nga vạch ra).

Ông Phan Bội Châu đã đưa được hơn hai trăm thanh niên sang Nhật du học với sự ủng hộ tài chánh từ chánh quyền địa phương Nhật. Phong trào Đông Du sau đó gặp trở ngại vì Chính phủ Nhật chấm dứt giúp đỡ sau khi họ thỏa hiệp với Pháp, vì Nhật cần Pháp cho công cuộc cải cách nền kinh tế của họ, nhất là nguồn nhiên vật liệu Nhật cần có. Năm 1909, ông phải rời Nhật sang Tàu tiếp tục hoạt động. Năm 1925 bị Pháp bắt cóc tại Thượng Hải bí mật mang về Việt Nam. Ông bị chính quyền đô hộ Pháp kết án tù chung thân, sau đó giam tại nhà và an trí tại Huế cho đến khi ông từ trần vào năm 1940. (Những nhà đấu tranh trong thời gian đó nghi ngờ ông đã bị đảng viên cộng sản Việt Nam (Nguyễn Ái Quốc) tại Tàu bí mật chỉ điểm cho Pháp bắt ông vì quan điểm của ông chống lại chủ nghĩa công sản do chính Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái quốc) cầm đầu trong giai đoạn đó). 

Duy Tân và phong trào Đông Du đã tạo nên phong trào du học nước ngoài nhằm mở mang kiến thức và học hỏi cách phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật và không những giữ được độc lập của Nhật mà còn đánh gục lục lượng hải quân Nga hùng mạnh bậc nhất Âu châu trong thời kỳ đầu thế kỳ 20.

Sau khi Nhật thỏa hiệp với Pháp vì kế hoạch lâu dài với mục đích trở thành đế quốc của cả vùng Đông Á, chính quyền Nhật ngăn cấm không cho thanh niên Việt Nam đến Nhật học hỏi. Nhưng Pháp không thể dập tắt chương trình “Đông Du” nhằm khai phóng dân trí tại Việt Nam, trái lại nó đã bùng nổ hướng về phương Tây - “Tây Du”. Nhiều thanh niên tìm cách đi các nước Âu Châu để có dịp học hỏi, trang bị cho mình kiến thưa hầu có thề giúp giành lại độc lập từ Pháp.

Trong số Tây Du có một người tên Nguyễn Văn Ba, tên giả của Nguyễn Tất Thành. Nguyễn Tất Thành thực sự đi Tây để kiếm sống, trước với công việc phụ chuyện vặt trong bếp của một thương thuyền gốc Pháp. Sau khi hết thời gian làm phụ bếp trên tàu Pháp, ông ta ở lại Pháp với danh nghĩa là công dân Việt gốc Nam bộ của chính quyền bảo hộ Pháp. Những gì mà đảng csvn tuyên truyền về ông Nguyễn Tất Thành rằng ông ấy rời VN năm 1911 là để tìm đường cứu nước thực ra chỉ để thần thánh hóa Hồ Chí Minh.

Trong khi Nguyễn Tất Thành làm công nhân tại Pháp để kiếm sống thì phong trào cộng sản tại Âu châu đang bùng nổ, với hướng mở rộng đến các nước kém phát triển, trước nhất các nước nghèo kém đang bị các nước tư bản Âu Châu đô hộ. Ngoài Tàu, Việt Nam là nước nằm trong kế hoạch bành trướng chủ nghĩa cộng sản của cộng sản quốc tế do Nga lãnh đạo. Nguyễn Tất Thành là mẩu người lý tưởng: một công nhân từ nước nghèo chậm tiến tại Đông Nam Á đang bị Pháp đô hộ với học thức giới hạn (học hết bậc tiểu học vào năm 1910 tại trường quốc học Huế). Nguyễn Tất Thành được mật vụ của đảng cộng sản Nga bí mật kết nạp, thu xếp gia nhập đảng cộng sản Pháp. Nguyễn Tất Thành được đảng cộng Sản Nga bí mật đưa sang Nga học tập tẩy não, và đã trở thành đảng viên cộng sản nồng cốt tuyệt đối trung thành với đảng cộng sản Nga và đệ tứ Quốc Tế Cộng Sản. Nguyễn Tất Thành trở thành một một điệp viên phản gián hoàn hảo phục vụ cho cơ quan phản gián KGB dưới nhiều tên gọi khác nhau!

Phan Bội Châu và Hồ Chí Minh: người chính danh kẻ giả danh

Phan Bội Châu trong bộ Âu phục và Việt phục

Nguyễn Tất Thành/Hồ Chí Minh trong bộ đại cán cộng sản Tàu

Không như những nhà đấu tranh đòi độc lập cho Việt Nam khác cùng thời mà hầu như tất cả những nhà đấu tranh đi giành lại đọc lập tự chủ cho Việt Nam đều dung chính danh của mình, nhưng Nguyễn Tất Thành hoàn toàn khác biệt, thay tên đổi họ nhay thay xiêm đổi áo!

Phong tục người Việt Nam ngay cả bây giờ không nói chi vào thời kỳ đầu thế kỷ 20, việc thay tên đổi họ là một điều rất kiêng kỵ. Các nước khác người ta cũng rất ít khi thay họ đổi tên của mình. Hầu như chỉ có những thành phần bất hảo làm điều sai quấy như bọn trộm cướp, băng đảng mới thay tên đổi họ, dùng bí danh để trốn tránh pháp luật và điếu chính là vì thể diện của dòng họ, không muốn dòng họ bị người đời phỉ nhổ nếu biết được quá khứ bất hảo của mình. 

Suốt thời gian hơn 30 năm (1911-1945) Nguyễn Tất Thành gọi là “hoạt động đấu tranh” chống sự đô hộ của Pháp nhằm giành độc lập cho Việt Nam, Nguyễn Tất Thành không một lần nào bước chân về Việt Nam để gọi là trực tiếp “chiến đấu”. 

Bắt đầu từ năm 1911 ông đã dùng giấy tờ giả là dân bảo hộ (Nam phần) với tên Nam Bộ bình dân Nguyễn Văn Ba để được phép làm phụ bếp trên một tàu buôn của Pháp, và khi đến Pháp thì nhảy tàu lên bờ sống. Từ thời điểm này Nguyễn Tất Thành đã thay tên đổi họ hơn trăm lần, theo tổng kết chính thức của đảng csvn là 175 lần. Không lâu sau khi nhảy tàu tại Pháp Nguyễn Tất Thành được cộng sản Nga móc nối, tẩy não trở thành đảng viên cộng sản quốc tế và được mật vụ Nga (Cheka/KGB) huấn luyện trở thành một điệp viên trung thành và phục vụ rất đắc lực cho quốc tế cộng sản do Lenin lãnh đạo. 

Trong khi các nhà đấu tranh giành độc lập công khai hay bí mật hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam thì Nguyễn Tất Thành sống an toàn tại Nga và các nước Tây Âu, chấp hành chỉ thị của Lenin lập đảng cộng sản Đông Dương (1930) nhằm phục vụ cho ý đồ nhuộm đỏ toàn bộ các nước Đông Nam Á và Nam Á. Để cho công tác gián điệp được giữ bí mật Nguyễn Tất Thành liên tục dùng nhiều tên khác nhau. Riêng trong thời gian ở Tại Pháp Nguyễn Tất Thành dùng không dưới 10 tên khác nhau, khi thì tên Pháp (Henri, Ferdinand, Albert...) lúc dùng tên Anh (Paul,). Hoạt động gián điệp tại Thái Lan dùng tên Thái, tại Tàu trong thời gian làm tay sai cho Mao có một lô tên Tàu (Lin, Loo Shing Yang, Howang, Tống, Lý Thụy, Ho Quang...). Với tên Việt giả danh, Nguyễn Tất Thành cố ý quên đi các tên Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Văn Ba, dùng những tên với thâm ý tự tâng bốc cá nhân. Tên “Nguyễn Ái Quốc” bắt đầu dùng vào năm 1919 khi được các nhà đấu tranh kỳ cựu đang hoạt động công khai tại Pháp như Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường Nguyễn An Ninh… cho gia nhập nhóm đấu tranh. Khi được Stalin đưa về Việt Nam để chuẩn bị cho công tác cướp chánh quyền từ chính phủ Trần Trọng Kim của Vua Bảo Đại sau khi thế chiến thứ hai chấm dứt, tự cho mình thông minh xuất chúng với tên Chí Minh và mang họ mới là “Hồ” do Mao Trạch Đông đặt cho: Hồ Chí Minh (1942). Tên họ Hồ Chí Minh do Mao Trạch Đông đặt cho được Nguyễn Tất Thành sử dụng cho đến khi qua đời năm 1969. 

Nếu cần thiết phải tạm thời thay tên đổi họ vì lý do bảo vệ an toàn cho mạng sống trong thời gian đấu tranh chống Pháp ngay tại trong nước thì còn có thể tạm thời chấp nhận được, nhưng Nguyễn Tất Thành lại thay tên đổi họ trong suốt thời gian sống an toàn tại nước ngoài và hoạt động cho quốc tế cộng sản do Nga lãnh đạo, trong đó đảng cộng sản Đông Dương chỉ là một chi bộ của Quốc tế Cộng sản. 

Điều rất lạ lùng và người dân Việt rất thắc mắc là sau khi cướp được chánh quyền và nắm toàn bộ quyền sinh sát trong tay từ năm 1954, Nguyễn Tất Thành vẫn một mực từ bỏ dòng họ Nguyễn của ông bà tổ tiên mình, quyết dùng họ Hồ do Mao Trạch Đông đặt cho. Từ ngày làm vua không ngôi, Nguyễn Tất Thành với giả danh Hồ Chí Minh chỉ về Kiêm Liên Nghệ An thăm vỏn vẹn được 2 lần, với mục đích che lấp con người thật của Hồ Chí Minh: năm 1957 và năm 1968 trước khi chết một năm!

Tại sao Nguyễn Tất Thành lại tiếp tục dùng giả danh và quyết không dùng trở lại chính danh do cha mẹ mình đặt, để tổ tiên được vinh hạnh thơm lây vì dòng họ mình có được một người con, người cháu làm đến chức có thể ví tương đương như là vua của một nước, dù cho có là bạo quân hay ác chúa?

Câu trả lời chỉ có thể là:

(1). Nguyễn Tất Thành không muốn dòng họ Nguyễn của mình tại Nghệ An bị người đời nguyền rủa vì việc làm tán tận lương tâm của mình, gây chết chóc cho hàng triệu người dân vô tội, bán đứng tổ quốc – trước kia cho quốc tế cộng sản Nga và sau này cho Tàu cộng, đẩy cả dân tộc vô gông cùm cộng sản, khiến cả nước lâm vào cảnh diệt vong, nguy cơ bị Tàu chiếm đóng và đồng hóa.

(2). Hồ Chí Minh đích thực là người Tàu tên gốc là Hồ Quang do Mao Trạch Đông cài thay thế Nguyễn Tất Thành đã chết từ năm 1932 trong ý đồ thôn thính toàn bộ Việt Nam mà các triêu đại vua chúa Tàu cả ngàn năm qua chưa thể làm được.

Dù Hồ Chí Minh có thay tên đổi họ là gì đi nữa thì người dân Việt Nam cả nước đều biết gốc tích dòng họ của ông ta là ai.

Ngày 18 tháng 03 năm 2017



Tham khảo:

Nhật hoàng thăm nhà lưu niệm Phan Bội Châu


Phan Bội Châu


Tháng 6-1910, Nguyễn Tất Thành hoàn thành chương trình tiểu học.


Sưu tầm tên gọi, bí danh của Hồ Chí Minh qua các thời kỳ


Ủy Ban Đặc Biệt Toàn Nga


Trung Quốc công bố HCM chính là Thiếu tá Hồ Quang thuộc quân đội Nhân dân Trung Quốc!


Một nghi án lịch sử Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh: một hay hai người?


Mao Trạch Đông và Việt Nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét