31/8/16

Lão nông Hà Nam đối đầu lực lượng cảnh sát cơ động



Theo facebook Tran Quang Nam: Một video quay lại cảnh đụng độ giữa những người dân xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam với lực lượng cảnh sát cơ động được đưa lên mạng ngày 30/08/2016. Nhiều người dân chủ yếu là phụ nữ đội nón lá đã ném đất đá về phía CSCĐ.

Nguyên nhân vụ việc là do người dân phản đối nhà cầm quyền địa phương cấu kết với doanh nghiệp hút cát làm sạt lở bờ kè sông Hồng 

Nguyên nhân của vụ việc được cho là người dân bức xúc về việc các tàu hút cát ven sông Hồng từ lâu làm sạt lở bờ kè và đất đai sản xuất nông nghiệp của bà con.

Theo báo Pháp luật Việt Nam đưa tin, việc khai thác cát đã diễn ra từ lâu. Năm 2013 UBND tỉnh Hà Nam cấp giấy phép hoạt động cho ba công ty khai thác cát trên địa bàn xã và Công ty TNHH xây dựng và đầu tư Phúc Lợi Hà Nội (thuộc Bộ NN&PTNT). Công ty Phúc Lợi dưới danh nghĩa nạo vét, cải tạo sông Hồng nhưng lại hoạt động khai thác cát diễn ra “rầm rộ” cả ngày lẫn đêm.

Một người dân cho biết: “Không những các công ty khai thác hoạt động vào ban ngày mà còn diễn ra cả buổi đêm. Đã nhiều lần tôi và nhân dân trong thôn đánh trống khua chiêng để đuổi nhưng không ăn thua. Trong quá trình hút cát đã làm các con rồng, trụ đá gia cố đê kè sông Hồng bị lún và nước cốn trôi. Theo tôi được biết, tiêu chuẩn được phép nạo vét và khai thác cát cách bờ gần nhất là 197m, còn xa bờ thì 215m. Nhưng trong quá trình nạo vét và khai thác cát, có nhiều hôm dân chúng tôi thấy các tàu hút cát cách bờ 20m làm đất nông nghiệp của người dân bị sụp lún”.

Do bức xúc trước những hành động nạo vét, hút cát của Công ty Phúc Lợi Hà Nội, ngày 3/1/2016 có hơn 100 người dân đã ra tận văn phòng đại diện của công ty đóng trên địa bàn đòi ngừng mọi hoạt động nạo vét, hút cát. Sau đó bị nhân viên công ty mang can xăng 20 lít và bình ga ra đe dọa. Hậu quả ông Trần Đăng Trào bị té xăng vào mắt nên bị bỏng giác mạc độ 2 phải cấp cứu tại bệnh viện mắt tỉnh.

Theo báo Gia đình Việt Nam đưa tin, Trước đó, vào ngày 17/04/2016, người dân đã đánh chìm một chiếc tàu đang hoạt động ở đây.

Khai thác cát là việc hái ra tiền. Theo tính toán của giới kinh doanh vật liệu, giá cát hiện nay trên thị trường là 70 đến 80.000 đồng/1m3. Bình quân mỗi chiếc xe tải chở được 10 m3 cát. Nếu một ngày có 100 chuyến ra khỏi bãi là đã thu về hàng trăm triệu đồng.

Việc khai thác cát, nạo vét... phải do bộ TNMT, NN, GTVT và chính quyền hoạch định, cấp phép, xử lý. Khai thác ở đâu, bao lâu, như thế nào? Người dân bức xúc phản đối là lại đưa CSCĐ về đàn áp là sao? Làm như này nỏ được mô mấy anh ơi?

Từ năm 2013, UBND tỉnh Hà Nam đã cấp phép cho các doanh nghiệp khai thác cát ven sông Hồng. 

Hoạt động hút cát diễn ra rầm rộ cả ngày lẫn đêm, mang lại khoản lợi nhuận lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi ngày.

Video: Nắng Ấm Xa Dần

Sự thật khủng khiếp về gạo "hỗ trợ" ngư dân Vũng Áng


Bạn đọc Danlambao - Formosa đã chuyển đủ 500 triệu USD tiền “bồi thường thiệt hại” cho phía nhà cầm quyền CSVN Việt Nam. Số tiền trên được chuyển làm hai lần, mỗi lần 250 triệu.

Tuy vậy, gạo mốc chính là “sự hỗ trợ” mà giới chức Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đưa cho bà con ngư dân nơi đây.

Video do blogger Vì Dân phổ biến trên facebook khiến người ta không khỏi phẫn nộ trước cảnh cả bao gạo khi đến tay người dân đã mốc xanh phân nửa. Đến heo cũng không thèm ăn chứ đừng nói chi người.

Thảm hoạ môi trường đã chặn mọi con đường sống của ngư dân, tuy nhiên, những kẻ vô lương trong chế độ vẫn ăn không chừa một thứ gì của dân.

Nghĩ gì về "cách mạng tháng 8" và ngày 2-9 năm nay

Lê  Bá Vận (Danlambao) - Đầu tháng 3-1945, tôi đang học trung học ở Huế thì Nhật đảo chính Pháp. Vua Bảo Đại tuyên ngôn độc lập, bãi bỏ các Hiệp ước bảo hộ ký với nước Pháp. “Cái phút ban đầu“ thiêng liêng ấy, được nghe 2 tiếng “độc lập” thật náo nức, bồng bột. 

Ngày 2-9 lại nghe chủ tịch Hồ Chí Minh, tên xa lạ, tuyên ngôn độc lập thì mọi người có phần bỡ ngỡ và cũng biết vậy chứ niềm vui không háo hức trọn vẹn như trước.

*

“Thức khuya mới biết đêm dài”, năm 2016 ĐCSVN tổ chức lễ kỷ niệm "Cách mạng Tháng 8" và Quốc Khánh 2 tháng 9 trong tình trạng nước nhà đột ngột trở nên tồi tệ. 

Dồn dập các tin: Formosa cá chết, Nghệ An biểu tình hàng vạn người, 2 vị đầu tỉnh bị bắn chết... nhân dân điểm tên chỉ mặt các quan chức cs, lãnh tụ vĩ đại, tứ trụ anh minh, vạch lông chỉ vết... mà đúng, trong bối cảnh “tham nhũng cộng sản” vô tiền khoáng hậu, huyền thoại, tàn phá đất nước, tất cả đều diễn ra đúng qui trình.

“Gieo nhân nào được quả ấy” những gì cộng sản gieo trồng mấy chục năm qua trên đất nước này, đang đơm bông thối kết trái độc, giết chết dần mòn dân tộc.

Mọi vấn nạn đều bắt nguồn từ 2 ngày ấy. Sau này các sử gia sẽ viết đúng lịch sử. Song dân ta thì hiện nay đã hiểu biết nhiều để nhìn rõ bản chất và ý nghĩa của chúng.

l) Bản chất - Bạo động giành chính quyền tiến hành theo 3 mô hình: 

1) Khởi nghĩa, 2) Cách mạng, 3) Đảo chính. 

1) Khởi nghĩa giành lại nước từ tay ngoại bang cai trị.

Ở nước ta là nhiều, dưới thời Pháp thuộc điển hình là Nguyễn Thái Học khởi nghĩa Yên Bái 1930 và Nam Kỳ khởi nghĩa của đảng cộng sản 1940... song tất cả đều thất bại.

Thời xa xưa, với Tàu thì khởi nghĩa thành công nên nước ta mới tồn tại đến ngày nay.

2) Cách mạng giành chính quyền do đảng phái bạo động, không do lá phiếu, song nếu là do quần chúng “tức nước vỡ bờ” tự phát, thì sự phản kháng ôn hòa lớn mạnh dần, hạ bệ lãnh tụ độc đoán, ngay cả chế độ nếu đó là cộng sản.

Chữ Hán, Cách 革 = thay, bỏ, ví dụ ‘cách chức’. Mạng 命= mạng sống, vận số.

2.1 Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 lật đổ nền quân chủ Pháp. 

2.2 Cách mạng Tháng Mười của Nga năm 1917, Lenin lập ra Nhà nước Xô viết.

2.3 Cách mạng Tân Hợi (1911) dân chủ tư sản lật đổ nhà Mãn Thanh ở Trung Quốc.

2.4 Cách mạng Tháng 8 (1945) tại Việt Nam, khai sinh nhà nước dân chủ cộng hòa. 

2.5 Các cuộc cách mạng 1989 tại Đông Âu, quần chúng liên tục xuống đường phản kháng dẫn đến các chế độ cộng sản sụp đổ.

2.6 Cách mạng Tunisia năm 2011. Nhân dân biểu tình ngày càng rộng lớn, khiến Tổng thống Zine Ben Ali từ chức năm 2011 sau 23 năm đương nhiệm.

Cuộc cách mạng Ai Cập năm 2011 cũng tương tự. Tổng thống Hosni Mubarak từ chức.

Phải nói csvn phân biệt chính xác biến động năm 1940 đánh Pháp là Nam Kỳ Khởi Nghĩa và biến động năm 1945 giành chính quyền trong nước là "Cách Mạng Tháng Tám."

Dù sao, từ xưa đến nay cs mọi nơi chưa hề giành độc lập, csvn không phải là ngoại lệ.

Riêng ở Nga và ở Việt Nam, bản chất cách mạng thể hiện ở sự áp đặt một nền cai trị độc tôn, đảng trị bằng bạo lực không khoan nhượng. Ở Việt Nam 71 năm qua là thấy rõ.

3) Đảo chánh, do các tướng tá quân đội tiến hành, lấy lý do để bảo vệ dân chủ.

Ở miền Nam VN năm 1963 quân đội đảo chánh, Tổng thống Ngô Đình Diệm bị giết.

Đảo chánh thì đột ngột, chóng vánh, dễ xẩy nhiều nơi: Phi, Nam Mỹ, ĐNÁ… do đó có khả năng xẩy đến cho Việt Nam độc tài. Thời xưa thì chuyện tiếm ngôi cũng nhiều. 

II) Ý nghĩa - "Cách Mạng Tháng Tám" - Không cứ làm cách mạng là đem đến tiến bộ

Đảo chánh, cách mạng cướp chính quyền có thể tốt, có thể xấu, bị lên án. 

Đánh giá khách quan dựa trên 3 tiêu chí: a) động cơ, b) đối tượng c) đạo đức.

a) Động cơ cách mạng. Hồ Chí Minh làm cách mạng tháng 8 nhằm áp đặt chủ thuyết Mác lê và cộng sản quốc tế vào Việt Nam... vô hình trung dẫn đến họa mất nước. 

Hồ tưởng hay nhưng thật quá thiển cận; chủ nghĩa Mác lê có thể vô địch là ở đâu đâu chứ đối với Việt Nam là mầm diệt tộc. Một nước Mác lê nhỏ - tay ngắn với cao - sơ hở là thiệt thân cho nước Mác lê khổng lồ Tàu Cọng, bá quyền bành trướng nằm kề.

Chế độ cs rất tàn độc. Ai bảo Mác Lê thì không ăn thịt đồng loại?

b) Đối tượng cách mạng. Làm cách mạng cao quí là nhằm đánh đổ một chính quyền thối nát, độc đoán, đàn áp dân.

Chính phủ Trần Trọng Kim có tài đức, rất được lòng dân kính mến và đặt kỳ vọng. 

Nếu không bị họa cs thì tiền đồ của chính phủ này và của nước ta sáng lạn vô kể. (1)

Cho biết, người Nhật lúc đó, vào năm 1945 đang bại trận, chẳng dám đèo bòng nên họ để cho cả ba nước Đông Dương: Việt, Miên, Lào tuyên bố độc lập là ngay thật. (2)

c) Đạo đức cách mạng. Miên, Lào yên tĩnh. Ở VN Hồ Chí Minh cướp chính quyền là vào thời điểm chính phủ Trần Trọng Kim - dù tốt dù xấu - là đương nhiệm. 

Chuyện này của ta, chẳng dính dáng gì đến Pháp, Nhật. Pháp thì đang bị Nhật cầm tù. Nhật thì đang bận bịu thu xếp vũ khí để giao nộp cho quân Đồng Minh.

Cho dù Việt Minh có nhân cơ hội, bịa công đột kích quân Nhật, cướp được vài ba khẩu súng thì Nhật vẫn còn đó và không phải là Hồ tiếp nhận Nhật đầu hàng.

Hai tuần sau ngày cách mạng, vào ngày 2 tháng 9, Hồ Chí Minh - cố ý không nói đến chính phủ Trần Trọng Kim - ra tuyên ngôn nhận vơ hào quang giành độc lập (??)

Điều này Hồ quá sai, gian trá, thiếu đạo đức.

Cách mạng Tháng 8 bất cập cả 3 tiêu chí là một cuộc cách mạng thiếu chính nghĩa và ngày Quốc Khánh 2-9 đặt nền móng trên nó là vết dơ lịch sử gây độc hại đến tận nay. 

III) Kết

Năm năm sau, đầu năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ẩn náu ở rừng rú biên giới, lẻn sang Bắc Kinh cầu khẩn Mao chủ tịch CHND Trung Hoa cứu nguy cho đcsvn.

Đây là người thứ hai trong lịch sử nước ta, ở cương vị tối cao nguyên thủ nước, bất kể viện lý do nào, mà do thất thế, đích thân chạy sang Tàu khẩn thiết cầu cạnh. 

Người thứ nhất là vua Lê Chiêu Thống năm 1788 chạy thoát sang nhà Thanh, xin xỏ vua Càn Long giúp phục hồi ngai vàng nhà Lê. 

Nước ta nhỏ, xưa vua ta lên ngôi thì sai sứ sang Tàu triều cống, cầu phong, nhưng sau đó “đèn nhà ai nhà nấy rạng” nên ta có độc lập, tự do.

Nay Tàu khống chế ta ra mặt, gài người khắp nơi, hạ độc khắp nẻo, chốc chốc triệu ta sang, huấn thị, chỉ đạo chính sách, cơ cấu nhân sự nên ta không có độc lập, tự do.

Than ôi! hệ lụy xấu của việc cs làm cách mạng thật to lớn.

Dân ta càng bị cs ác ôn buộc kỷ niệm chào mừng Cách Mạng Tháng Tám bẩn thỉu, ngày Độc Lập 2 tháng 9 ngụy danh và học tập tư tưởng Lê Chiêu Thống của Hồ Chí Minh thì càng sớm đánh mất nước là cái chắc! Ôi, hai ngày quốc nạn!

Sự việc có căn nguyên. “Có mây mới có mưa, có lửa mới có khói... có tích mới có tuồng, có cách mạng tháng Tám mới có ngày diệt tộc”.

01.09.2016


____________________________________

Chú thích:

(1) Giáo sư Đinh Xuân Lâm, Nhà giáo Nhân dân, được Nhà nước CHXHCN VN phong giáo sư năm 1984, ngành Sử học, có viết: “Nội các Trần Trọng Kim, với thành phần là những trí thức có tên tuổi, trong đó phải kể tới một số nhân vật tiêu biểu của nước ta trước năm 1945, có uy tín đối với nhân dân, như: Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn, Trịnh Đình Thảo, Phan Anh... Họ đều là giáo sư, luật gia, nhà báo, chưa hề dính líu với bộ máy quan trường, trước đó lại có nhiều hoạt động thể hiện có tư tưởng yêu nước, có tinh thần dân tộc, nên được nhiều người ngưỡng mộ...”.

(2) Tuyên cáo số 10... Quân đội Nhật Bản sẽ không giới hạn bất cứ một nỗ lực nào (spare no effort) để thỏa mãn ước vọng nhiệt thành độc lập được tất cả các dân tộc ở Đông Dương trân quí. Ngày 12 3-1945. Tổng tư lệnh Quân Đội Nhật Bản. 

(Proclamation N°10 …L’Armée Japonaise ne ménagera aucun effort pour satisfaire le désir ardent de l’Indépendance si cher à tous les peuples en Indochine.
Le 12 Mars 1945. Le Commandant en Chef de l’ Armée Japonaise). 

(Journal officiel de l’ Indochine, Samedi 2 Juin 1945) (Du Coup de Force Japonais du 9 Mars à la Capitulation du 15 Août 1945. May 5, 2014).

Tóm tắt quan điểm của Mao Trạch Đông về chiến tranh Việt Nam và "mặt trận giải phóng Miền Nam"

Trần Trung Đạo (Danlambao) - Trong suốt cuộc chiến Việt Nam, quan điểm chính trị và quân sự của Mao Trạch Đông thay đổi nhiều lần. Từ một Mao chủ hòa sau hiệp định Geneva trở thành một Mao chủ chiến trong giai đoạn đầu của cuộc chiến vào thập niên 1960 và lần nữa trở về với Mao chủ hòa sau Thông Cáo Chung Thượng Hải ngày 27 tháng Hai 1972.

Mao và lý luận “chiến tranh giải phóng dân tộc”

Phát xuất từ quan điểm cố hữu “lấy nông thôn bao vây thành thị” và cũng vì không đủ khả năng để trực tiếp đương đầu với Mỹ, Mao chủ trương gây khó khăn cho Mỹ, kẻ thù chính của Trung Cộng trong giai đoạn từ 1949 đến 1972, qua hình thức chiến tranh cách mạng tại bất cứ quốc gia nào Mỹ đang có quyền lợi hay có thể tạo ảnh hưởng. 

Trong dịp tiếp phái đoàn báo chí Chile ngày 23 tháng Sáu 1964, Mao tuyên bố: “Chúng tôi chống chiến tranh, nhưng chúng tôi ủng hộ các cuộc chiến chống chủ nghĩa đế quốc do các dân tộc bị áp bức phát động”. Từ Phi Châu, Nam Mỹ, và Á Châu, Mao tích cực yểm trợ võ khí và cơ sở lý luận cho các phong trào “giải phóng dân tộc”, chống “đế quốc thực dân”. Các phong trào Maoist lan rộng khắp nơi, từ Nepal bên rặng Hy Mã Lạp Sơn ở Á Châu cho đến tận những cánh đồng ở Ecuador, Nam Mỹ. 

Trong mắt Mao, ba “anh hùng” được xem là những lãnh tụ tiêu biểu của phong trào “giải phóng dân tộc” là Hồ Chí Minh tại Á Châu, Fidel Castro tại Nam Mỹ, và Ben Bella tại Phi Châu. Trong số ba “anh hùng” đó, Hồ Chí Minh và đảng CSVN vì lý do ý thức hệ và địa lý chính trị, được Mao quan tâm nhất và bằng mọi giá phải nắm chặt trong tay. 

Khi phong trào giải thực bước vào giai đoạn chót vào cuối thập niên 1960, hầu hết các nước thuộc địa đã được trao trả quyền độc lập hoàn toàn hay độc lập trong khuôn khổ thịnh vượng chung. Hai trong số ba nước tiên phong gồm Algeria và Cuba nghiêng về phía Liên Xô, Mao chỉ còn lại một đàn em trung thành duy nhất ở Á Châu là CS Bắc Việt. Mao tìm mọi cách để kiểm soát CSVN về mọi mặt từ giáo dục tuyên truyền, đường lối lãnh đạo cho đến kinh tế, văn hóa, xã hội. 

Mao và quan điểm về chiến tranh Việt Nam 

- Sau hiệp định Geneva 1954 đến 1964: Trung Cộng là nguồn cung cấp duy nhất cho CS Bắc Việt, không chỉ từ chén cơm manh áo mà cả lý luận tư tưởng. Nói chung đời sống từ vật chất đến tinh thần của đảng CSVN lệ thuộc sâu xa vào đảng CSTQ. Khắp miền Bắc, từ công sở đến gia đình, hình ảnh của Mao được đặt trên mức linh thiêng. 

Hồ Chí Minh và lãnh đạo CSVN đã thi hành một cách nghiêm chỉnh hầu hết các mệnh lệnh đầy tai họa từ Mao và các chính sách phi nhân này đã dẫn đến cái chết oan uổng của nhiều trăm ngàn người dân Việt Nam vô tội qua các chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất. Sau tổn thất nặng nề trong chiến tranh Triều Tiên, Mao có ý định tập trung vào các chính sách đối nội, và cũng muốn CSVN đặt thứ tự ưu tiên vào việc CS hóa xã hội miền Bắc trước. Tuy nhiên, để đồng thuận với đảng CSVN anh em, Mao cũng đã tích cực yểm trợ quân sự trong chủ trương CS hóa Việt Nam bằng võ lực. Tổng số viện trợ quân sự của Trung Cộng trong giai đoạn này gồm 320 triệu yuan, 270 ngàn súng ngắn, 10 ngàn pháo, 200 triệu viên đạn, 2.02 triệu đạn pháo, 1 ngàn xe tải, 25 máy bay, 1.18 triệu bộ quân phục. 

- 1964 đến 1965: Thái độ của Mao đối với chiến tranh trở nên kiên quyết hơn. Cuối năm 1964, Hồ Chí Minh chủ trương cân bằng ảnh hưởng giữa Liên Xô và Trung Cộng mong nhận được viện trợ của cả hai để theo đuổi mục tiêu CS hóa toàn cõi Việt Nam. Điều này làm Mao lo lắng. Mao sai Đặng Tiểu Bình, lúc đó là Tổng Bí Thư đảng CSTQ, bí mật thăm Hà Nội và hứa viện trợ Hà Nội một tỉ yuan nếu Hà Nội từ chối viện trợ của Liên Xô. Ngoài ra, Mao cũng cứng rắn chống lại mọi sáng kiến chấm dứt chiến tranh Việt Nam bằng phương tiện đàm phán. Mao nói thẳng với Kosygin, Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng Liên Xô, trong chuyến viếng thăm của ông ta tới Bắc Kinh ngày 11 tháng Hai, 1965, “Liên Xô không được dùng Việt Nam để mặc cả với Mỹ”. Mao cũng từ chối đề nghị của Liên Xô về một phiên họp thượng đỉnh giữa ba đảng CS để thảo luận về đường lối chiến tranh Việt Nam. Mao xem đảng CSVN chẳng khác gì một xứ bộ của đảng CSTQ. 

- 1965 đến 1972: Khi chiến tranh Việt Nam gia tăng cường độ, Lê Duẩn, trưởng phái đoàn đại diện đảng CSVN, trong chuyến viếng thăm Trung Cộng tháng Tư 1965, đã chính thức yêu cầu Mao gởi quân sang Việt Nam. Đáp lại lời thỉnh cầu của Lê Duẩn, Mao gia tăng hàng loạt viện trợ quân sự cho CS Bắc Việt. Tháng Sáu 1965, các sư đoàn Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tiến vào miền Bắc Việt Nam. Đến tháng Ba 1968, tổng số quân Trung Cộng có mặt tại miền Bắc là 320 ngàn quân với tất cả phương tiện yểm trợ và trang bị vũ khí đầy đủ. 

Các cuộc dội bom ồ ạt của Mỹ lên miền Bắc gây tổn hại trầm trọng trong mọi lãnh vực kinh tế, quốc phòng của CS Bắc Việt. Cùng lúc đó, Liên Xô, các nước CS Đông Âu, và đồng minh của Mỹ Tây Âu khuyến khích CS Bắc Việt và Mỹ ngồi vào bàn hội nghị để tìm cách giải quyết chiến tranh Việt Nam. CS Bắc Việt đồng ý. Chủ trương của lãnh đạo CS Bắc Việt lúc đó là vừa đánh vừa đàm để tận dụng mọi cơ hội có lợi nhất cho mục đích tối hậu CS hóa Việt Nam và đồng thời dùng bàn hội nghị để mặc cả Mỹ giảm mức độ ném bom. Ngoài ra, Hồ Chí Minh lo ngại Mỹ sẽ tăng cường thêm 100 ngàn quân tại miền Nam như y đã trao đổi với Mao vào tháng Sáu 1965. 

Mao thì khác. Mao chống đối phương pháp thương thuyết và chủ trương kéo dài chiến tranh càng lâu càng tốt. Chủ trương kéo dài chiến tranh của Mao phát xuất từ ba lý do: (1) Mao muốn tiếp tục làm tiêu hao khả năng của Mỹ, (2) chứng tỏ vai trò lãnh đạo của Mao trong thế giới thứ ba, (3) dùng chiêu bài chống đế quốc xâm lược để củng cố vai trò cai trị của Mao tại lục địa Trung Quốc. 

- Thông Cáo Chung Thượng Hải 1972 đến 30-4-1975: Quan hệ giữa Trung Cộng và Liên Xô ngày càng xấu và khó có cơ hội hòa giải giữa hai nước CS hàng đầu. Chỉ riêng năm 1969, đã có tới 400 vụ đụng độ dọc biên giới. Đáp lại ý định rút lui khỏi Việt Nam của TT Richard Nixon, Mao nghĩ đã đến lúc phải bắt tay với Mỹ để tránh bị bao vây cả hai mặt bằng hai kẻ thù mạnh nhất nhì trên thế giới. Sau chuyến viếng thăm Trung Cộng của TT Richard Nixon cuối tháng Hai 1972, tới phiên Mao cổ võ một giải pháp hòa bình cho cuộc chiến Việt Nam mà trước đó không lâu ông ta đã chống lại. 

Mao và “Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam” 

Hôm nay cả thế giới đều biết những tổ chức được gọi là “Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam” hay “Chính phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” đều chỉ là các bộ phận thuộc đảng bộ miền Nam do Trung Ương Cục Miền Nam, tên mới của Xứ ủy Nam Bộ đảng Lao Động, lãnh đạo. 

Tổ chức gọi là “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam” (MTDTGPMNVN) hay thường được gọi tắt là “Mặt trận Giải phóng Miền Nam” được thành lập ngày 20 tháng 12, 1960 với mục đích: “Đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm, tay sai đế quốc Mỹ; thành lập một chính quyền liên minh dân tộc dân chủ rộng rãi ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc, tự do, dân chủ, cải thiện dân sinh, giữ vững hòa bình, thi hành chính sách trung lập, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc, tích cực góp phần bảo vệ hòa bình ở Đông Dương, Đông Nam Á và thế giới." 

Bí thư Trung Ương Cục đầu tiên là Nguyễn Văn Linh, Ủy viên Bộ chính tri đảng Lao Động Việt Nam. Tháng 10 năm 1964, nhu cầu quân sự gia tăng, Nguyễn Chí Thanh được điều vào Nam làm Bí thư Trung ương Cục kiêm Bí thư Quân ủy Miền. Từ 1967 đến 1975, Trung ương Cục miền Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Phạm Hùng, Ủy viên Bộ chính trị kiêm Chính ủy các lực lượng vũ trang miền Nam. Đầu năm 1961, “Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam” cũng được Trung Ương Cục Miền Nam thành lập. Dù chỉ trên danh nghĩa, “quân giải phóng” này lẽ ra phải trực thuộc “MTDTGPMNVN”, tuy nhiên, theo nội dung chỉ thị của Tổng Quân ủy CSVN tháng 1 năm 1961 nhấn mạnh: "Quân giải phóng miền Nam Việt Nam là một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam, do Đảng sáng lập và xây dựng, giáo dục và lãnh đạo". 

Đáp ứng nhu cầu tạo thế đối trọng với chính phủ VNCH, ngày 8 tháng 6, 1969, Trung Ương Cục thành lập thêm một tổ chức mới gọi là “Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam” do Huỳnh Tấn Phát, đảng viên CS từ thời 1945 làm Chủ tịch và Nguyễn Thị Bình làm Bộ trưởng Ngoại Giao. 

Nhân dịp đánh dấu 40 năm hiệp định Paris, các cơ quan tuyên truyền của đảng ca ngợi bà Bình là "nhà ngoại giao sáng tạo linh hoạt". Điều đó không đúng. Về nguyên tắc lãnh đạo, vai trò của “Chính phủ Lâm thời” trong đó có “Bộ trưởng Ngoại Giao Nguyễn Thị Bình” chỉ là mặt nổi đối ngoại, tất cả lời ăn tiếng nói của bà đều được chỉ thị từ đảng ủy bên trong, đứng đầu là Lê Đức Thọ. Chắc bà Bình cũng phải thừa nhận, dưới sự lãnh đạo của đảng CS, mọi "sáng tạo linh hoạt" cá nhân là những điều cấm kỵ. 

Dù sao, trước 1975, nhờ che đậy dưới mục đích rất nhân bản và lương thiện “dân tộc dân chủ rộng rãi ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc, tự do, dân chủ, cải thiện dân sinh, giữ vững hòa bình, thi hành chính sách trung lập”, “MTDTGPMNVN” đã thu hút khá đông “trí thức” miền Nam về phía họ và nhanh chóng làm suy yếu cơ chế chính trị dân chủ còn rất non trẻ ở miền Nam. 

- Mao ve vãn các lãnh đạo “Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam”: Không ai hiểu con bằng cha mẹ, tác giả của sách vở mà CSVN dùng là của Mao và đường lối CSVN dùng cũng là của Mao đã từng áp dụng tại Trung Quốc như trường hợp Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, gọi tắt là Chính Hiệp sau 1949. Chủ tịch của các Hiệp Chính này không ai khác hơn là những lãnh đạo tối cao của đảng. Mao Trạch Đông chủ tịch khóa I (1949 - 1954), Chu Ân Lai chủ tịch các khóa II, III, IV (1954 - 1976), Đặng Tiểu Bình chủ tịch khóa V (1978 -1983) Đặng Dĩnh Siêu chủ tịch khóa VI (1983 - 1988), Lý Tiên Niệm chủ tịch khóa VII (1988 - 1992) v.v… 

Qua kinh nghiệm lãnh đạo Chính Hiệp tại Trung Quốc, Mao biết dù sao vẫn còn tồn tại một thành phần ngây thơ trong hàng ngũ “MTDTGPMNVN” nên sau Thông Cáo Chung Thượng Hải, Mao tìm cách khai thác và ve vãn hàng ngũ này. Điều Mao dự đoán không sai nhưng không đủ thế và lực để tạo ra ảnh hưởng lớn. Sau 1975 các thành phần ngây thơ này tập trung dưới hình thức Câu Lạc Bộ Kháng Chiến và nhiều trong số họ đã bị bắt. 

Mao tiếp Nguyễn Thị Bình tại Bắc Kinh ngày 29 tháng Hai 1972 và nói với bà Bình “Chúng ta thuộc vào một gia đình. Bắc Việt, Nam Việt, Đông Dương, Triều Tiên cùng một gia đình và chúng ta ủng hộ lẫn nhau. Nếu các bạn thành công tại hội nghị Paris, không chỉ Nam Việt mà Bắc Việt cũng đạt đến mức bình thường hóa với Mỹ ở mức độ nào đó”. 

Tháng 11, 1973, Nguyễn Hữu Thọ và phái đoàn MTDTGPMNVN thăm Bắc Kinh. Phái đoàn của y được Mao tiếp đón nồng nhiệt và hứa các khoản viện trợ không hoàn trả. Các thành viên trong phái đoàn MTDTGPMNVN ngạc nhiên trước cách đối xử khác biệt của Mao. Trương Như Tảng, Bộ trưởng Tư Pháp của “Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam”, kể lại trong vài ngày đầu thăm viếng Bắc Kinh, các lãnh đạo Bắc Kinh tưởng Trương Như Tảng là người của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nên tỏ ra lạnh nhạt, nhưng khi biết y là thành phần của phái đoàn Nguyễn Hữu Thọ, họ đã trở nên niềm nở. 

- Mao và chủ trương hai nước CS Việt Nam: Chiều ngày 11 tháng 8, 1975, Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Daniel P. Moynihan, hai lần đưa tay phủ quyết đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc của cả Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa lẫn Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam sau khi đơn gia nhập của Nam Hàn bị bác bỏ tuần trước đó. Với lãnh đạo CSVN, việc hai miền CS Việt Nam cùng tham gia vào LHQ chỉ là một chiến thuật đối ngoại về mặt nhà nước, nhằm “hợp thức hóa” việc cưỡng chiếm miền Nam của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và gia tăng áp lực buộc Hoa Kỳ phải viện trợ để “tái thiết Việt Nam”. Về mặt lãnh đạo, chỉ do một đảng CSVN mà thôi. 

Mao biết khuynh hướng thân Liên Xô trong lãnh đạo CSVN và hy vọng lãnh đạo CSVN tại miền Nam hay gốc miền Nam sẽ có một khuynh hướng khác. Những ve vãn của Mao đối với MTDTGPMNVN cũng chỉ là hành động “còn nước còn tát”. Bắt được ý định đó, Hoa Kỳ đưa ra một “giải pháp trọn gói” tức cả bốn nước Đông Nam Á gồm Bắc Hàn, Nam Hàn, Bắc Việt, Nam Việt cùng vào LHQ. Trung Cộng không chấp nhận. Mao, vào thời gian đó, sức khỏe yếu dần nhưng đã đóng vai trò quyết định trong “giải pháp trọn gói” của Mỹ. 

Mao và lãnh đạo Trung Cộng khi ủng hộ chủ trương hai Việt Nam không phải phát xuất từ lòng thương xót Việt Nam Cộng Hòa hay người dân miền Nam mà chỉ muốn tiếp tục chi phối chính trị Việt Nam qua vai trò của Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên để trả giá cho chính sách đó bằng việc chấp nhận Nam Hàn vào LHQ, Mao cho rằng không tương xứng. Vì Mao không đồng ý “giải pháp trọn gói” tức cả bốn nước cùng vào LHQ nên chiều ngày 11 tháng 8, 1975, Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Daniel P. Moynihan Mỹ phủ quyết CS Bắc Việt và CS Nam Việt. 

Tìm hiểu quan điểm của Mao qua các giai đoạn của cuộc chiến để thấy phía sau những khẩu hiệu tuyên truyền đường mật, dã tâm của Mao vẫn là khống chế Việt Nam bằng mọi cách. Tập Cận Bình hãnh diện là truyền nhân của Mao, do đó, đọc lại Mao để có thể đo lường những bước đi tới của họ Tập. Ngoài các đặc điểm kế thừa từ Mao, Tập Cận Bình còn đi xa hơn khi tham vọng bành trướng cả Á Châu. 

CSVN ngày nay không còn chọn lựa nào khác hơn là quy phục Trung Cộng để tiếp tục tồn tại và duy trì quyền cai trị đất nước. Chọn lựa duy nhất của các tầng lớp người Việt Nam yêu nước hiện nay là đóng góp hết sức mình vào cuộc vận động dân chủ tại Việt Nam. Dân chủ hóa Việt Nam là phương cách “thoát Trung” đúng đắn và phù hợp với sự phát triển văn minh thời đại nhất. Mục tiêu đầu tiên trong tiến trình dân chủ hóa là tháo gỡ cho được cơ chế chính trị xã hội độc tài CS hiện nay. 



_____________________________________

Tham khảo: 

- Discussion between Mao Zedong and Nguyen Thi Binh. December 29, 1972. Wilson Center. 
- Chen Jian (1995), China's Involvement in the Vietnam War, 1964-69, Cambridge University Press. 

- Rosemary Foot, John Gaddis, Andrew Hurrell (2002). Order and Justice in International Relations. Oxford. 

- Yang Kuisong (2002). Changes in Mao Zedong’s Attitude toward the Indochina War, 1949-1973. Woodrow Wilson International Center for Scholars. 

- Qiang Zhai (2002). China & The Vietnam Wars, 1950-1975. University of North Carolina Press. 

- Eric J Ladley (2007) Balancing Act: How Nixon Went to China and Remained a Conservative. iUniverse. 
- Trương Quảng Hoa. Hồi kí cố vấn Trung Quốc. Diendan.org. 

- New York Times, August 7, 1975 và August 12, 1975 

- Trần Gia Phụng (2016). Lịch Sử Sẽ Phán Xét, Nhà xuất bản Non Nuoc, Toronto, Canada. 

Nghe bà chủ tịch quốc hội nói mà muốn ói

Trần Thùy Dzương (Danlambao) -  “Thanh niên cả nước cần nhận thức ngày càng sâu sắc những giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, coi đây là nền tảng tinh thần vững chắc, xây dựng giá trị văn hóa và chuẩn mực của thanh niên thời đại mới…” (Ng-Thi Kim Ngân, đảng viên CS - CT/Quốc Hội-CHXHCN/VN). Thật là đau thương và khôi hài, cười ra nước mắt. Có đi cùng trời cuối đất cũng không thể tìm đâu ra một lãnh tụ của một dân tộc, quốc gia độc lập nào mà có một “phong cách” lên phương án “giết dân mình” hàng loạt nhưng phải trình lên một lãnh tụ nước khác xin xem xét và cho chỉ thị…!?

*

“Chim khôn hót tiếng nhẹ nhàng 
Kẻ dại nói kiểu điếm đàng khó nghe”

Cùng là động vật nhưng con người khác con vật là vì con người có những thứ mà con vật không thể có được, một trong những thứ đó là: Ngôn Ngữ và Tư Duy - Con người có lý trí biết liêm sỉ nên khi nói với đồng loại thường cân nhắc sự phải, trái, đúng, sai - Con vật thì không, nó lên tiếng chỉ bởi bản năng bầy đàn và để sống còn nó gầm rú xé xác đồng loại khi cần mà không hề biết xấu hổ, vì vậy con người thường mặc quần áo, loài vật thì không bao giờ. Trong ngôn ngữ con người có giáo dục văn hóa về nhún nhường khiêm tốn cũng thể hiện qua câu cao dao: "Nên nói cái chín từ mười, Nói mười từ chín kẻ cười người chê” hoặc giả (người ngay nói 9 dù 10, từ không nói có là người gian manh) Đây là tinh túy của sự thành thật và khiêm nhường phát sinh từ nhân cách có học có đạo đức mang hàm ý khuyên nhủ: Đã là người thì đừng vì quyền lợi bản thân mà nói phóng đại, nói cường điệu, nói trái với sự thật để lừa bịp mọi người, nhất là lừa bịp đồng bào những người mà hột cơm của họ đang nuôi sống mình hàng ngày… Chúng ta thử nghe bà tân CT/Quốc Hội “nói” như huấn thị với thanh niên cả nước Việt Nam như thế này:

“Thanh niên cả nước cần nhận thức ngày càng sâu sắc những giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, coi đây là nền tảng tinh thần vững chắc, xây dựng giá trị văn hóa và chuẩn mực của thanh niên thời đại mới…” (Ng-Thi Kim Ngân, đảng viên CS - CT/Quốc Hội-CHXHCN/VN)

“Là thanh niên, chúng tôi đã phải động não suy tư chiêm nghiệm lời nói của Bà CT/Quốc Hội, nhưng không thể nào đồng thuận cùng bà về cái chuẩn mực của thanh niên thời đại mới mà bà đề cập đó được…” (ảnh minh họa)

Vì lẽ, bất cứ quốc gia dân tộc nào, mỗi thời đại và giai đoạn lịch sử khác nhau đều có những mẫu hình thanh niên chuẩn mực khác nhau phù hợp để hội nhập với thời đại ấy thì mới đưa được quốc gia dân tộc lên bệ phóng cất cánh cùng thiên hạ… Không thể lấy cái “tư tưởng, đạo đức, phong cách” của một xác chết (Hồ Chí Minh) mà không ít người dân trong nước và nhân loại thế giới liệt HCM vào hàng “đồ tể” giết hại nhân loại, làm nền tảng giá trị chuẩn mực cho thanh niên Việt Nam ngày nay. 

Để rộng đường cho thanh niên VN nghiệm suy - nhất thiết cần phải “tiểu phẫu” lật lên mặt trái của 3 cái mệnh đề mà bà CT/Quốc Hội Nguyễn thị Kim Ngân tô hồng điểm xuyến lấy đó làm chuẩn mực cho thanh niên Việt Nam ngày nay làm nền tảng là: “tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”!?...

Nói về Tư Tưởng: Chẳng cần phải nhào nặn trét phấn tô son thêm thắt cầu kỳ, rất đơn giản nghiệm suy từ luận điểm liên quan, nhiều triết gia cho rằng, “tư tưởng” chỉ là một dạng suy nghĩ thúc đẩy người ta thực hiện một hay nhiều các hành động nào đó. Ví dụ như một tay đánh bom liều chết Trung Đông trước khi hành động hay hô khẩu hiệu "Thánh Allah vĩ đại" - thì người ta nói hành động ấy phát sinh từ “tư tưởng Hồi giáo cực đoan”. Tương đồng như vậy, sinh thời Hồ Chí Minh luôn hô hào cổ vũ: “Để cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới, tôi sẵn sàng mua chiến thắng đó dẫu phải đốt sạch cả dãy Trường Sơn hay phải đánh Mỹ đến người VN cuối cùng”. Suy theo logic, tư tưởng Hồ Chí Minh (nếu có) chỉ là đánh Mỹ để cùng với quốc tế CS nhuộm đỏ XHCN/CS lên toàn lãnh thổ VN và cả thế giới dẫu có hy sinh đến người VN cuối cùng... Ngược lại một lãnh tụ cùng thời với HCM (nhưng cả thế giới đều ngưỡng mộ) là ông Lý Quang Diệu của Singapore thì khẳng khái rằng “Chỉ có kẻ ngu mới đánh Mỹ”, bởi qua thực tế chứng minh Mỹ đã hao tốn tiền của rất nhiều và hy sinh hơn nữa triệu quân trên khắp các mặt trận thế chiến II cuối cùng Mỹ là quốc gia thắng trận nhưng không một nước nào kể cả 3 nước “tù binh” Ý- Đức - Nhật than phiền là Mỹ chiếm đóng tước đoạt đất đai của họ, không hề cướp bóc một thứ gì ngược lại Mỹ lại còn hỗ trợ 3 quốc gia “bại trận” này từ tro tàn đổ nát vươn lên thành những nền kinh tế hùng mạnh của thế giới. 

Rõ ràng cái “tư tưởng” đánh Mỹ là một sai lầm nghiêm trọng của “nhiệt tình cộng với ngu dốt thành phá hoại” rất nặng nề của HCM mà di lụy vẫn còn đến ngày hôm nay là Tàu Cộng đang làm dậy sóng Biển Đông… hơn nữa trong tư liệu CSVN có ghi nhận Hồ Chí Minh từng nói rằng: “Tôi không có tư tưởng nào khác ngoài tư tưởng chủ nghĩa CS Mác Lê Nin”. Tuy nhiên rất tiếc (thật khôi hài). Hiện nay trên toàn thế giới chỉ còn duy nhất CS Bắc Triều Tiên là chưa thay đổi, chứ CS Tàu, CSVN, CS CuBa đang muối mặt lấy Chủ Nghĩa Tư Bản để xây dựng CNXH/CS!? Và cay đắng hơn nữa khi chính 3 ông VIP/CS (bậc thầy) của CSVN cùng nhau nói về cái “tư tưởng” cộng sản Mác Lê Nin của Hồ Chí Minh như thế này: 


1)- Russia President Vladimir Putin (Tổng Thống Nga đương nhiệm):
- Ai tin cộng sản, là không có cái đầu. Ai làm theo lời của cộng sản, là không có trái tim.

2)-Russia President Boris Yeltsin (nguyên Tổng Thống Nga):
- Cộng sản không thể nào sửa chữa, mà cần phải đào thải chúng nó.

3)- Soviet Secretary General Mikhail Gorbachev (nguyên Tổng BT/CS Xô Viết) 
- Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Hôm nay tôi đau buồn mà thú nhận rằng: cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá.

Liên Hiệp Quốc có 193 quốc gia chỉ còn sót lại 3 chế độ cộng sản độc tài trong đó CSVN là một. Vậy thì cái “giá trị to lớn của tư tưởng” HCM ấy nó lớn đến mức độ nào để bà CT/Quốc Hội cường điệu với thanh niên Việt Nam? Liệu Bà CT/Quốc Hội có còn cái đầu và trái tim “người” như ông Putin viện dẫn? 

Nói về “đạo đức HCM” - Với học hàm thạc sĩ ít nhất Bà CT/Quốc Hội Nguyễn thị Kim Ngân cũng tỏ tường về bề dày lịch sử Việt Nam, vậy thì có thể nào bà chỉ ra giùm cho học sinh, sinh viên cả nước biết, trong 4000 năm Sử Việt có vua chúa hoàng gia triều đại nào của VN đã phải đích thân qua Tàu nhận lệnh của kẻ thù truyền kiếp phương Bắc rồi về đè cổ giết đồng bào ruột thịt của mình chỉ trong một chiến dịch CCRĐ lên tới 172.008 người? (theo đúng mô hình của China 1953) – Đây là “đạo đức gì”? 


Thêm nữa, có thể nào Bà CT/Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân hãy vui lòng giải thích cho mọi người dân tỏ tường, đây có phải là “giá trị đạo đức lớn” (theo bà nói) của Hồ Chí Minh? Khi mở đầu trang sử đẫm máu CCRĐ - Nạn nhân bị đấu tố tử hình đầu tiên theo sự chuẩn thuận của HCM lại là một phụ nữ tên Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long) một người mà đảng CSVN hàm ân nhiều nhất, người lấy tài sản của mình đóng góp cho ngân sách CSVN lớn nhất thời kỳ đó 1950 (700 lượng vàng) người từng nuôi ăn, nuôi ở rất nhiều cán bộ lãnh đạo cao cấp quan trọng của CP/ Hồ Chí Minh (Việt Minh) bao gồm: Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Hoàng Hữu Nhân, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Tùng, Vũ Quốc Uy,Hoàng Thế Thiện, Lê Thanh Nghị v.v... - Bà Nguyễn thị Năm bị gán tội “địa chủ, tư sản bóc lột”… Bóc lột để có 700 lượng vàng biếu cho chế độ, địa chủ để có cơm gạo nuôi từng bầy lãnh đạo CSVN thời đói khát??… Lưu ý rằng Hồ Chí Minh lúc ấy đang ở trên đỉnh cao quyền lực, muốn tha ai thì tha, muốn giết ai thì giết… Thật cay đắng… Loài chó cũng không phản chủ như thế bao giờ… Vậy mà đó là “đạo đức lớn” HCM (theo lời bà CT/Quốc Hội).

Giết người ơn nặng ân sâu (Bà Nguyễn thị Năm) là “đạo đức lớn HCM”

“Có những người mà nhân loại luôn kính trọng vì họ đã làm nhiều điều tốt đẹp cho nhân loại, nhưng chúng ta đừng bao giờ quên trong lịch sử cũng có những tên độc tài bàn tay thấm đẫm máu đồng loại, chúng như loài dã thú đội lốt người chà đạp lên nhân phẩm và quyền của người dân,... chúng làm vấy bẩn lịch sử văn minh của nhân loại”. 

Điểm Mặt Những Tên Đồ Tể Của Nhân Loại

1. 13 Bloody Dictators of the 20th Century - 13 tên độc tài vấy máu người của thế kỷ 20.

Posted on November 18, 2011 by Editorial Staff

2. 25 of History’s Deadliest Dictators - 25 Tên Độc Tài Khát Máu Nhất Trong Lịch Sử

Posted by Josef on January 31, 2013

3. From Stalin to Hitler, the most murderous regimes in the world - Từ Stalin tới Hitler, các chế độ giết người nhiều nhất trên thế giới

By Nigel Jones, 29 January 2012

4. History's greatest monsters - Những quái vật vĩ đại nhất lịch sử


5.  List of dictators - Danh sách các tên độc tài

This page was last modified on 21 March 2014, at 21:55.

6. 13 Deadliest Dictators - 13 Tên Độc Tài Khát Máu Nhất thế giới


7. Question: Who was the Bloodiest Tyrant of the 20th Century?. - Câu hỏi: Ai là bạo chúa khát máu nhất của thế kỷ 20?.

Matthew White, Last updated September 1999

Danh sách trên dẫn nguồn từ nhiều quốc gia khác nhau, đáng buồn là bên cạnh tên Stalin, Mao Trạch Đông luôn có tên một người Việt Nam đó là Ho Chi Minh mà chắc chắn rằng các quốc gia công bố danh sách ấy không có nước nào liên quan thù hằn gì với Hồ Chí Minh và chắc rằng Bà CT/Quốc Hội căn cứ vào sự “nổi tiếng quốc tế” này mà khẳng định HCM có “đạo đức lớn” chăng?.

Và tiếp theo đây là: “phong cách lớn Hồ Chí Minh” (lời bà CT/Quốc Hội) 

Tự cho là cầm đầu đảng “cách mạng” – Lãnh tụ, Chủ Tịch của một nước, hô vang: “đấu tranh cho nền độc lập tự do của dân tộc” mà tận ngày nay “đảng ta” tôn vinh như một “siêu anh hùng” Chúng ta hãy nhìn xem “phong cách anh hùng” của HCM qua tư liệu của nước Nga… 


Thư của Hồ Chí Minh gửi Stalin

Bức thư thứ nhất (30-10-1952) 

(Bản dịch): Thưa đồng chí I. V. Stalin kính mến,

Tôi đã bắt đầu soạn Dự thảo Cương lĩnh Cải cách ruộng đất của Đảng Lao động Việt Nam, và nó sẽ được trình lên đồng chí trong vài ngày tới. Tôi có một số thỉnh cầu dưới đây xin gửi tới đồng chí và cũng hy vọng sẽ nhận được chỉ thị của đồng chí về những yêu cầu này:

1. Xin cử tới Việt Nam một hoặc hai đồng chí Liên Xô để tìm hiểu và nghiên cứu tình hình ở đó. Nếu những đồng chí này thành thạo tiếng Pháp thì họ có thể giao tiếp với các tầng lớp nhân dân rộng rãi hơn. Từ Bắc Kinh tới chỗ chúng tôi cần khoảng mười ngày.

2. Chúng tôi muốn gửi sang Liên Xô học tập khoảng từ 50 tới 100 học sinh. Họ đã học xong lớp 9 ở Việt Nam, trong số đó có cả đảng viên lẫn ngoài đảng. Tuổi của họ từ 17 tới 22. Liệu đồng chí có đồng ý với đề nghị này?

3. Chúng tôi mong đồng chí gửi cho 10 tấn ký ninh một năm, để nhân dân và quân đội dùng, cũng có nghĩa là cứ 5 tấn cho mỗi nửa năm.

4. Chúng tôi cần các loại vũ khí sau:

(a) Pháo phòng không 37mm trang bị cho bốn Trung đoàn, tất cả là 144 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu.

(b) Pháo dã chiến 76,2mm cho hai Trung đoàn, tổng cộng là 72 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu.

(c) Súng máy phòng không 12,7mm – 200 khẩu cùng 10 cơ số đạn.

Sau khi nhận được chỉ thị của đồng chí về những vấn đề đã nêu trên, tôi dự định sẽ rời Mạc tư khoa vào ngày mồng 8 hoặc mồng 9 tháng 11.

Xin gửi tới đồng chí lời chào cộng sản và những lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Hồ Chí Minh

30 tháng 10 năm 1952

Bức thư thứ hai, ngày 31-10-1952

(Bản dịch): Thưa đồng chí Stalin kính mến,

Tôi xin gửi tới đồng chí bản dự thảo Cương lĩnh Cải cách ruộng đất của Đảng Lao động Việt Nam. Bản dự thảo Cương lĩnh này do tôi soạn với sự giúp đỡ của các đồng chí Lưu Thiếu Kỳ và Vương Giá Tường.(CSTQ) Xin đồng chí xem xét và cho chỉ thị về vấn đề này.

Gửi đồng chí lời chào cộng sản.

Ngày 31 tháng 10 năm 1952

Hồ Chí Minh

(Ghi chú chữ nhỏ bên dưới:

Bản sao đã gửi tới các đ/c Malenkốp, Môlôtốp, Grêgôrian).

Nguồn: Phòng lưu trữ Tổng thống Liên bang Nga

Cục lưu trữ quốc gia Nga:
http://www.rusarchives.ru/evants/exh...tnam1/22.shtml

(http://tudovis.com/vis_forums/reply.php?topic_id=9219&post_id=57841&quote=1)

Thật là đau thương và khôi hài, cười ra nước mắt. Có đi cùng trời cuối đất cũng không thể tìm đâu ra một lãnh tụ của một dân tộc, quốc gia độc lập nào mà có một “phong cách” lên phương án “giết dân mình” hàng loạt nhưng phải trình lên một lãnh tụ nước khác xin xem xét và cho chỉ thị…!?

Đúc kết lại: 

- Tư tưởng: Lấy máu xương Việt Nam đánh Mỹ bằng súng đạn Trung Quốc để Biển Đông dành riêng cho Trung Quốc tung hoành, cho nhà nước Việt Nam ngày nay là một trong 3 chế độ CS độc tài còn sót lại của thế giới tự do. 

- Đạo đức: Trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rể đẫm máu nhân dân cho lớp người CS tư bản đỏ mới củng cố chia phần.

- Phong Cách: Cuồng tín vong bản nặng.

“đó là những giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, coi đây là nền tảng tinh thần vững chắc, xây dựng giá trị văn hóa và chuẩn mực của thanh niên thời đại mới” (lời bà CT/Quốc Hội – Nguyễn Thị Kim Ngân)

Thay cho nhận xét, xin lập lại: “Chim khôn hót tiếng nhẹ nhàng/Kẻ dại nói kiểu điếm đàng khó nghe”

31.8.2016

Hồ Chí Minh là cội nguồn của sự suy thoái Việt Nam ngày nay

D.L.V (Danlambao) - Ai cũng nhận ra rằng Việt Nam đang ở trong một thời kỳ lạc hậu và suy thoái. Trong cái nhìn của thế giới, người Việt Nam tham lam, giả dối (sống hai mặt), vô cảm và tàn ác. Tại sao? Người ta nói về "cơ chế", "thể chế", nhưng không dám nói vì cái chế độ cộng sản. Ai đem chủ nghĩa cộng sản về Việt Nam? Hồ Chí Minh. Đúng vậy, có một nguyên nhân hiển nhiên nhất ít ai chịu nhận ra hoặc không muốn nhận dạng nó. Đó là nguyên nhân Hồ Chí Minh. Đích thị Hồ Chí Minh là nguyên nhân của tất cả nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái của đất nước và dân tộc.

Đã có nhiều người viết về con người Hồ Chí Minh. Người theo cộng sản thì khen, người chống cộng thì chê ông thậm tệ. Điều kỳ lạ là chính ông cũng viết tự khen ông! Qua những công trình sưu khảo về gia thế và sự nghiệp của Hồ Chí Minh, chúng ta có thể tóm lược một số nét chính như sau. 

Gia phả

Tưởng cần nhắc lại tiểu sử của Hồ Chí Minh. Tên thật của ông là Nguyễn Sinh Cung (có khi gọi là Nguyễn Sinh Côn). Cha của Nguyễn Sinh Cung là Nguyễn Sinh Sắc (còn gọi là Nguyễn Sinh Huy). Nguyễn Sinh Sắc là con của ông đồ nho Hồ Sỹ Tạo và bà Hà Thị Hy. Bà là tình nhân, là người vợ không chính thức của ông Tạo.

Bà Hà Thị Hy được sách mô tả là một người có nhan sắc và đàn hay hát giỏi. Ông Hồ Sỹ Tạo dan díu với bà Hy. Khi bà Hà Thị Hy có thai, ông Hồ Sỹ Tạo vì danh giá gia đình đi thương lượng với người nông dân tên là Nguyễn Sinh Nhậm cho bà Hà Thị Hy về làm vợ kế của ông Nhậm.

Vài tháng sau bà Hà Thị Hy hạ sinh người con lấy tên là Nguyễn Sinh Sắc. Như vậy, Nguyễn Sinh Sắc thật sự là con rơi của Hồ Sỹ Tạo. Nguyễn Sinh Cung hay Hồ Chí Minh sau này là cháu ruột của Hồ Sỹ Tạo.

Có thể do biết đích xác nguồn cội của mình, nên sau này Nguyễn Sinh Cung quyết định lấy họ Hồ.

Người ít học

Trái lại với những tuyên truyền dối trá, Hồ Chí Minh là người ít học. Trình độ học vấn của ông chỉ qua bậc tiểu học thời Pháp. Ông ghi trong lý lịch của ông như sau: "Trình độ học vấn: Tự học".

Ấy vậy mà báo chí và văn nô CSVN không tiếc lời tâng bốc rằng HCM có thể nói được 29 ngoại ngữ! Viên giáo sư dỏm Hoàng Chí Bảo xác nhận rằng "bác nói được 29 thứ tiếng, chưa kể tiếng đồng bào dân tộc nước Việt". HCM ở Pháp một thời gian và văn nô CSVN xưng tụng rằng ông là bậc thầy về tiếng Pháp. Thế nhưng trong một video clip trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài, HCM nói sai văn phạm tiếng Pháp và thỉnh thoảng không biết chọn chữ để nói. Thật là một cách nói láo hết sức lố bịch!

Mưu cầu hạnh phúc cá nhân

Trái lại với tuyên truyền dối trá của CSVN, Hồ Chí Minh không hề có ý định "tìm đường cứu nước". Ngược lại, cậu bé Nguyễn Tất Thành (một cái tên giả khác của Hồ Chí Minh) có mộng làm quan. Nguyễn Tất Thành từng làm đơn xin vào học trường thuộc địa, nhưng đơn bị bác bỏ do học lực kém và viết tiếng Pháp sai chính tả, sai văn phạm. Sau này Hồ Chí Minh làm gián điệp có lương cho cộng sản quốc tế.

Câu chuyện Hồ Chí Minh xin đi học và làm quan chẳng có gì đáng nói vì ai cũng mưu cầu hạnh phúc gia đình và cá nhân. Điều đáng nói là văn nô và bộ máy tuyên truyền của CSVN nâng ý định đi học thành "tìm đường cứu nước". Đó là một sự dối trá lố bịch vậy.

Mạo danh "Nguyễn Ái Quốc"

Qua sưu tầm và phân tích, nhà phê bình Thụy Khuê đã chứng minh một cách thuyết phục rằng "Nguyễn Ái Quốc" là bút danh chung của ba nhà trí thức yêu nước ở Pháp thời đó là kỹ sư Nguyễn Thế Truyền, doanh nhân Bùi Quang Chiêu và luật sư Phan Văn Trường. Ba ông Truyền, Chiêu và Trường thường viết bài trên báo chí Pháp La Paria (Người cùng khổ) và ký tên là "Nguyễn Ái Quốc".

Lúc 3 vị trí thức viết báo thì Nguyễn Tất Thành chỉ là công nhân làm thuê chứ không có học hành đàng hoàng. Sau này, Nguyễn Tất Thành xin về ở trong tòa soạn La Paria. Chính trong thời gian này, Nguyễn Tất Thành học viết báo từ 3 vị trí thức kia. Chính Nguyễn Tất Thành tự thuật rằng "Ông Nguyễn không đủ tiếng Pháp để viết và phải khẩn khoản yêu cầu ông Phan Văn Trường viết thay. Ông Trường viết giỏi nhưng không muốn ký tên. Mà chính ông Nguyễn phải ký tên những bài báo". Ông Nguyễn đây chính là Nguyễn Tất Thành. Do đó, Nguyễn Ái Quốc chỉ là người ký tên bài viết của người khác, chứ bản thân Nguyễn Ái Quốc aka Nguyễn Tất Thành aka Hồ Chí Minh không đủ khả năng ngoại ngữ để viết báo.

Ở đây, cần phải nhấn mạnh một sự thật quan trọng về cuốn sách "Bản án chế độc thực dân Pháp" (Procès de la colonisation Française). Báo chí và văn nô CSVN tuyên truyền rằng Hồ Chí Minh là người viết cuốn sách nổi tiếng "Bản án chế độ thực dân Pháp". Trong thực tế, phân tích từ văn khố Pháp, Thụy Khuê chứng minh rằng người viết cuốn đó là ông Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Đắc Lộc, và cả 3 người lấy bút danh chung là "Nguyễn Ái Quốc". Điều này hoàn toàn hợp lý, vì một người như Hồ Chí Minh chưa xong bậc tiểu học, viết tiếng Pháp sai chính tả và sai văn phạm, thì làm sao có khả năng viết một cuốn sách?! Đúng là tuyên truyền dối trá, hoang đường.

Làm gián điệp và sĩ quan cho Trung Cộng

Hồ Chí Minh hay lớn tiếng chỉ trích người Việt làm sĩ quan trong quân đội Pháp là "tay sai", nhưng trớ trêu thay chính ông là một tay sai có hạng. Trong thời gian ở Âu châu, Hồ Chí Minh là gián điệp cho quốc tế cộng sản, nhận lương bổng của tổ chức này. 

Khi về Trung Cộng, Hồ Chí Minh đầu quân vào quân đội Trung Cộng và mang hàm thiếu tá với bí danh "Hồ Quang". Nhưng sự thật này đã được bộ máy tuyên truyền của đảng CSVN lờ đi không muốn nhắc đến, có lẽ do sợ lò cái đuôi Lê Chiêu Thống của ông Hồ Chí Minh.

Có thể nói rằng suốt đời Hồ Chí Minh chỉ làm việc cho ngoại bang. Đem chủ nghĩa cộng sản về Việt Nam là một hình thức làm việc cho thế lực cộng sản quốc tế. Du nhập chủ nghĩa Mao về Việt Nam là tự đưa dân tộc vào vòng tay của Trung Cộng. Người ta làm việc cho ngoại bang để mưu cầu hạnh phúc cho đất nước và dân tộc, nhưng Hồ Chí Minh làm chư hầu cho ngoại bang để làm tan hoang đất nước.

Tự ca ngợi mình

Đến nay thì rất nhiều người đã rõ rằng Hồ Chí Minh chính là tác giả cuốn sách "Vừa đi đường vừa kể chuyện""Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch". Cuốn đầu ký tên là T. Lan, cuốn sau ký tên là Trần Dân Tiên. Cả hai cuốn sách có nội dung ca ngợi Hồ Chí Minh một cách hợm hĩnh.

Có cả đoạn ông tự mô tả mình là một người đẹp trai ("Tóc người đã hoa râm, trán rộng và cao, đôi mắt sáng ngời, mũi thẳng"), y chang như chàng Narcissus trong huyền thoại Hy Lạp, người tự yêu các sắc diện của mình. Ông tự xem mình như ông tiên qua câu: "Đối với nhi đồng tên bác Hồ là như một người mẹ hiền. Chỉ nhắc đến tên Bác là các em trở nên ngoan ngoãn".

Tự khen như thế, nhưng trong một "mẩu chuyện" Hồ Chí Minh tự cho mình nói: "có người hỏi sao Bác không viết, Bác liền xua tay mà nói: thôi thôi, Bác không viết đâu, để lo cho nước nhà được độc lập đã"! Thật hiếm thấy một người nào tự viết sách ca ngợi mình và xem mình có công ơn trời biển với dân tộc. Không phải viết một lần mà viết đến hai lần. Nếu không là lố bịch thì là gì? 

Hỗn với tiền nhân và dân tộc

Nhìn bề ngoài thì Hồ Chí Minh là hình ảnh của một ông tiên, khiêm tốn, hiền từ. Nhưng qua cách viết thì ông là một người hỗn hào với tiền nhân. Năm 1946, khi Hồ Chí Minh viếng thăm đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo ở Kiếp Bạc, ông nổi hứng đề thơ. Bài thơ có những câu ông tự sánh mình với Đức thánh Trần, và có câu rất tự cao tự đại ("Tôi dẫn năm châu đến đại đồng"):

Cũng cờ, cũng kiếm, cũng anh hùng,
Tôi Bác chung nhau nghiệp kiếm cung.
Bác phá quân Nguyên, thanh kiếm bạc,
Tôi trừ giặc Pháp, ngọn cờ hồng.
Bác đưa một xứ qua nô lệ,
Tôi dẫn năm châu tới đại đồng.
Bác có anh linh, cười một tiếng,
Mừng tôi cách mạng đã thành công.

Đối với Đức Thánh Trần mà ông còn hỗn hào như thế thì chúng ta không ngạc nhiên khi thấy ông xem các bậc cha chú như Phan Bội Châu, Phân Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám, Phan Đình Phùng chẳng ra gì. Đối với các chí sĩ trên, Hồ Chí Minh xem phê phán thậm tệ, dù lúc đó ông chỉ là một cậu bé chưa đầy 20 tuổi!

Trong lịch sử nước nhà, chưa thấy một nhân vật nào tự xưng mình là "Bác", nhưng Hồ Chí Minh là người như thế. Theo Bùi Tín, năm 1945, ông mới 55 tuổi nhưng đã xưng là "bác" trước quần chúng. Trong quần chúng dĩ nhiên có người đáng tuổi cha chú của ông Hồ Chí Minh. Vậy mà ông vẫn vô tư xưng "bác". Đúng là một kiểu cách hỗn xược!

Trong cuốn tự truyện ký tên dưới cái tên "Trần Dân Tiên", Hồ Chí Minh viết rằng ông là "Cha già dân tộc". Chẳng những thế, ông để cho bộ máy tuyên truyền hoặc khuyến khích bộ máy đó ca tụng ông là cha già dân tộc. Điều đó cho thấy ông nhất trí với cái danh xưng hỗn hào. Trong lịch sử Việt Nam từ cổ chí kim chưa có một nhân vật lịch sử nào dám kiêu ngạo tự xưng như thế.

Phản bội ân nhân

Bà Nguyễn Thị Năm là một doanh nhân Hà Nội. Bà là người đã dấu và nuôi những người cộm cán Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Duy Trinh, Hoàng Quốc Việt trong thời kháng Pháp. Vậy mà đến khi cướp được chánh quyền thì Hồ Chí Minh lại đem bà Năm ra đấu tố trước trong kỳ "Cải cách ruộng đất".

Chính Hồ Chí Minh núp dưới bút hiệu "C.B." đăng bài "Địa chủ ác ghê" trên báo Nhân Dân tố cáo bà Nguyễn Thị Năm là "Mụ địa chủ Cát-hanh-Long" đã giết ngót 260 người! Ngày đấu tố xử tử bà Nguyễn Thị Năm, đích thân Hồ Chí Minh bịt râu giả dạng thường dân để xem ân nhân mình bị bắn chết như thế nào. Hành động đó rất xứng đáng với danh hiệu "Hồ Chí Minh là kẻ phản bội" đê tiện nhất.

Từ chối vợ chính thức và không bảo vệ được tình nhân

Không ai biết chính xác ông Hồ Chí Minh có bao nhiêu vợ hay tình nhân. Có những thông tin được công bố bởi văn khố Nga cho thấy trong thời gian 1931-1933 bà Nguyễn Thị Minh Khai khai trong lý lịch cho cộng sản đệ tam quốc tế rằng bà là vợ của Hồ Chí Minh. Còn nhiều nghi vấn khác về những người vợ hoặc tình nhân khác nhưng bằng chứng chưa minh bạch.

Tuy nhiên, có một cuộc hôn nhân chính thức khi ông còn lưu trú trên đất Trung Cộng. Đó là cuộc hôn nhân với bà Tăng Tuyết Minh vào tháng 10/1926, lúc đó Hồ Chí Minh 36 tuổi và Tăng Tuyết Minh 21 tuổi. Sáu tháng sau cuộc hôn nhân, Hồ Chí Minh bị quân Tưởng Giới Thạch truy nã, nên ông phải bỏ vợ và trốn sang Hồng Kông. Từ đó cho đến ngày qua đời Hồ Chí Minh chưa một lần gặp người vợ chính thức.

Theo tiết lộ của nhà sử học Trung Cộng Hoàng Tranh, ông Hồ Chí Minh có viết hàng trăm lá thơ cho vợ trong thời gian xa cách, nhưng tất cả đều bị mật thám Pháp giữ lại. Khi về Việt Nam làm chức cao trong đảng, Hồ Chí Minh cũng tiếp tục viết thư cho vợ, nhưng đảng CSVN giữ lại không cho gởi đi. Bà Tăng Tuyết Minh cũng viết hàng trăm lá thơ cho chồng, nhưng tất cả đều bị đảng CSTQ giữ lại không cho gởi đi. Đảng đàn anh và đàn em xử sự y nhau.

Theo ông Vũ Thư Hiên, Hồ Chí Minh còn có một người vợ không chính thức lúc đạt đến đỉnh cao quyền lực ở Hà Nội. Người đó là Nguyễn Thị Xuân, người Nùng ở Cao Bằng. Bà Xuân được tuyển vào phục vụ cho Hồ Chí Minh vào năm 1955, nhưng "lửa gần rơm lâu ngày cũng bén", nên hai người đã có quan hệ tình cảm. Kết cục của mối tình vụng trộm này là một đứa con trai có tên là Nguyễn Tất Trung sinh vào năm 1956.

Ông Hồ Chí Minh có ý định lấy Nguyễn Thị Xuân làm vợ, nhưng bộ chính trị đảng CSVN không đồng ý. Thế là họ tổ chức cho Trần Quốc Hoàn lúc đó là bộ trưởng Bộ Công An hãm hiếp và giết chết. Trong con mắt đồng nghiệp công an, Trần Quốc Hoàn nổi tiếng là một tên lưu manh, dối trá, hám sắc, nhưng rất ác ôn. Công bằng mà nói có thể Hồ Chí Minh không ra lệnh cho Trần Quốc Hoàn đập đầu cô Nguyễn Thị Xuân, nhưng Hồ Chí Minh im lặng trước sự thảm sát là một thái độ của một người không xứng đáng vai trò lãnh đạo, không phải là người đàn ông. 

Hèn mạt

Trong những năm cuối đời, những đàn em của Hồ Chí Minh như Võ Nguyên Giáp bị đám Lê Duẩn & Lê Đức Thọ đày đọa. Hồ Chí Minh không dám nói một lời để bảo vệ đàn em dù ông ở vị trí tột đỉnh quyền lực.

Khi người vợ không chính thức đã hạ sanh cho ông một đứa con trai bị viên bộ trưởng công an Trần Quốc Hoàn hãm hiếp và giết chết, ông im lặng. Sự im lặng của ông thể hiện sự nhu nhược, hèn hạ, hay ngầm ủng hộ kẻ sát hại?

Tạm kết luận

Những sự thật trên đây cho phép chúng ta đi đến một số kết luận về nhân vật Hồ Chí Minh:

- Họ thật của ông là họ Hồ. Ông là một người cháu nội không chính thức của Hồ Sỹ Tạo.

- Ông là người ít học nhưng ham đọc. Ông có một số đóng góp nhỏ nhưng không phải là tác giả chính những bài báo ký tên Nguyễn Ái Quốc thời còn ở Pháp.

- Ông rời Việt Nam không phải vì lý tưởng cứu nước mà vì miếng cơm manh áo của một người xuất thân từ một gia đình nghèo khó.

- Ông là người suốt đời chỉ làm việc cho ngoại bang và là một tay sai đắc lực của cộng sản quốc tế và Trung Cộng.

- Ông là một nhân vật lịch sử, nhưng ông tỏ ra là một người hỗn hào với tiền nhân và dân tộc, một người vừa tự cao tự đại nhưng lại tỏ ra rất hèn.

- Ông đã từng có vợ và có con. Bà Nguyễn Thị Minh Khai có thể là một trong những người vợ đầu tiên của ông.

- Ông là một người phản bội ân nhân. Ông tỏ ra là người hèn vì không bảo vệ được người yêu, không bảo vệ được những người đồng chí của ông.

Hồ Chí Minh là người du nhập tà thuyết cộng sản và tà thuyết Mao Trạch Đông của Trung Cộng về Việt Nam. Từ ngày ông đem cái tà thuyết bị nhân loại ruồng bỏ đó về Việt Nam đã liên tục gây ra những thảm họa cho dân tộc, đảo lộn đạo đức xã hội và truyền thống dân tộc, gây ra hàng triệu cái chết cho dân tộc. Chính cái tà thuyết cộng sản và Mao đã và đang làm cho đất nước suy yếu và mất đất mất biển về tay kẻ thù. Chính Hồ Chí Minh đã tự nguyện đưa đất nước đến tình trạng lệ thuộc vào tay kẻ thù phương Bắc. Ảnh hưởng của những thảm họa đó vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay và sẽ còn tiếp tục trong tương lai. Từ những dữ kiện thật trên, chúng ta có thể xác định rằng Hồ Chí Minh là một tội đồ của dân tộc.


Đảng lầm đường - thanh niên lạc lối

Phạm Trần (Danlambao) - Bộ máy tuyên truyền nhà nước Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục đánh lừa nhân dân khi cho rằng Thanh niên "luôn trọn niềm tin với Đảng, trân trọng, bảo vệ và tiếp nối xứng đáng truyền thống hào hùng của Đảng và dân tộc, của thế hệ cha anh; nêu cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; có ý thức, trách nhiệm, nhiệt huyết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN." (báo Quân đội Nhân dân (QĐND) ,27/06/2016)

Sự thật là thanh niên đã chán đảng vả chủ nghĩa Mác-Lenin và Tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh đến tận cổ cả trong lời nói và hành động. Họ đã không đồng tình với đảng từ sau ngày 30/4/1975.

Tại sao? Bởi vì cùng với đại đa số đồng bào cả nước, Thanh niên đã coi Chủ nghĩa Cộng sản mà đảng lấy làm kim chỉ nam cho mọi hành động để xây dựng đất nước là giáo điều, lạc hậu và đi ngược lại trào lưu tiến bộ của nhân loại. Họ cũng thắc mắc như nhiều người Việt Nam khác là tại sao nước Nga và người dân Nga đã nổi lên phá tan gông cùm Cộng sản năm 1992, sau 70 năm bị cai trị hà khắc mà đảng CSVN lại ôm lấy như khuôn vàng thước ngọc để noi theo và áp đặt lên toàn dân?

Cũng có người muốn biết: phải chăng vì các lãnh đạo đảng từ thời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1986-1991) đến Đỗ Mười (1991-1997), Lê Khả Phiêu (1997-2001) và Nông Đức Mạnh (2001-2010) đã cam kết thi hành nghiêm chỉnh yêu cầu bảo vệ 16 chữ vàng do nước đàn anh Trung Quốc đưa ra cho Việt Nam thi hành nên Việt Nam không dám từ bỏ chủ nghĩa Cộng sản, chừng nào Trung Quốc chưa thay đổi?

Nội dung 16 chữ là:

Sơn thủy tương liên,
Lý tưởng tương thông,
Văn hóa tương đồng,
Vận mệnh tương quan.

Theo định nghĩa được phổ biến rộng rãi thì nội dung này có nghĩa là: "sông núi gắn liền, cùng chung lý tưởng, hòa nhập văn hóa, có chung định mệnh", và được dịch là "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai."

Lãnh đạo Việt-Trung từng khoe hai nước cùng do hai đảng Cộng sản lãnh đạo và cùng dựa trên nền tảng Xã hội Chủ nghĩa. Chỉ khác ngôn từ là phía Trung Hoa hành động “theo chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”.

Còn Việt Nam thì minh thị trong Cương lĩnh đảng (bổ sung và phát triển, 2011): "Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động."

Chủ trương này cũng được ghi vào Điều 4 Hiến pháp năm 2013, theo đó Việt Nam "Lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”

Do đó không lạ khi thấy đảng CSVN tiếp tục chống đổi mới chính trị, bác bỏ đa nguyên đa đảng, không chấp nhận cho tư nhân ra báo và chống luôn cả việc thành lập các tổ chức chính trị, xã hội. Chính phủ cũng lấy cớ “còn có sự khác biệt giữa các bộ” nên chưa thể trình Quốc hội dự luật biểu tình. Bộ Quốc phòng, một trong số Bộ góp ý với Bộ Công an, tác giả dự luật biểu tình, thì cho rằng nếu có luật biểu tình là “đổi mới chính trị”, đe dọa quyền lãnh đạo của đảng!

Hành động có chủ ý này của nhà nước đã đi ngược lại điều 25 của Hiến pháp (2013) viết rằng: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định."

Như vậy chừng nào chưa có luật thì việc lập hội và biểu tình hãy còn xa vời.

Trong hành động, Thanh niên đã lơ là việc học tập Chủ nghĩa Cộng sản trong nhà trường dù là môn học bắt buộc. Họ cũng coi thường việc học tập và làm theo điều gọi là "tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", đơn giản vì đạo đức của ông Hồ đã do đảng thêu dệt ra nhiều hơn những điều có thật khi ông còn sống. Chẳng hạn như đảng đã che giấu chuyện ông Hồ có vợ. Ít nhất 3 người phụ nữ là Tăng Tuyết Minh (người Trung Hoa), Nguyễn Thị Minh Khai và Nông Thị Xuân đã được nhiều người nhắc đến có quan hệ sống chung với ông Hồ. Riêng bà Xuân còn có con với ông Hồ, đặt tên là Nguyễn Tất Trung hiện còn sống tại Hà Nội.

Thanh niên cũng chán đảng vì đảng đã chứng minh nói "trăm voi không được bát nước xáo", "nói một đàng làm một nẻo", hay đã "đánh trống bỏ giùi" nhiều lần rồi. 

Bằng chứng lịch sử

Bằng chứng thì nhiều vô cùng. Chỉ muốn nêu ra đây vài sự kiện lịch sử:

- Sau năm 1954, Đảng bắt thanh niên miền Bắc tòng quân vào giải phóng đồng bào miền Nam khỏi điều gọi là "ách thống trị kìm kẹp và đàn áp của Đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm".

- Trong Nam, lực lượng Cộng sản miền Bắc ở lại miền Nam sau Hiệp định Geneve 1954 từ dưới Vỹ tuyến 17, cũng đã tổ chức và cưỡng chế thanh niên sống trong vùng họ kiếm soát gia nhập đoàn quân ngụy danh “Mặt trận Giải phóng miền Nam” để phá hoại chính quyền non trẻ VNCH.

Nhưng sau 20 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn tính từ 1954-1975 đã có khoảng trên 1.1 triệu quân Cộng sản được ước tính đã tử thương, trong số đó có 300.000 quân nhân mất tích (chưa tìm được xác). Trên 600,000 người lính khác bị thương. 

Tài liệu cũng ghi nhận phía Việt Nam Cộng hòa có từ 250.000-316.000 quân lính chết và số bị thương là 1.170.000 người.

Trong số quân Đồng minh của VNCH bị thương vong thì Hoa Kỳ chiếm đa số với 58.209 tử trận, 2.000 Mất tích và 305.000 bị thương.

Tổn thất của phía VNCH được ghi từ 250.000-310.000 binh sỹ tử trận hoặc mất tích và khoảng 1.170.000 bị thương.

Tuy nhiên số thường dân thương vong được ghi lại có từ 2 đến 4,000,000 người.

Nhưng hậu quả của cuộc chiến do miền Bắc chủ động chống chế độ Việt Nam Cộng Hòa là tự nó đã vạch ra sự giả dối và lừa đảo thanh niên hai miền Nam-Bắc của Chính quyền Cộng sản Việt Nam do ông Hồ Chí Minh lãnh đạo.

Đó là chỉ sau khi đặt chân vào Thủ đô Sài Gòn hoa lệ và các thành phố miền Nam, quân lính Cộng sản mới vỡ lẽ ra họ bị đánh lừa. Nhân dân miền Nam không hề bị kìm kẹp như đảng tuyên truyền mà đời sống vật chất của họ còn sung túc vạn lần hơn người dân miền Bắc. Có người lính miền Bắc đã so sánh miền Nam là thiên đàng hạ giới và miền Bắc là địa ngục trần gian.

Từ thất vọng này chồng lên những điều đảng nói không thật khác đã khiến thanh niên tuyệt vọng khi thấy rằng từ kẻ “chiến thắng ngoài chiến trường”, họ đã bị nhân dân miền Nam khinh thường và lên án là “kẻ xâm lược” , hay “quân cướp” đáng khinh bỉ.

Vì vậy sau ngày đất nước chính thức thống nhất (02/07/1976) để cho đảng Cộng sản độc quyền cai trị, mọi người đã hy vọng đất nước sẽ tiến nhanh và tiến mạnh về mọi mặt để giúp dân sung có đời sống sung túc hơn.

Và ai cũng mong được sống trong một xã hội mới có công bằng xã hội và đoàn kết toàn dân để anh em Nam-Bắc một nhà cùng nắm gay nhau xây dựng lại quê hương.

Nhưng giấc mơ vừa chớm nở đã biến thành nỗi thất vọng ê chề cho đội ngũ Thanh niên, những người đã may mắn còn sống sau cuộc chiến. Bởi vì sau 10 năm kéo xã hội miền Nam xuống ngang hàng trâu ngựa với xã hội miền Bắc, đường lối kinh tế gọi nôm na là là “kế hoạch hóa, chỉ huy, bao cấp và tem phiếu” và chiến dịch “đánh tư sản mại bản” ở miền Nam năm 1977 của Phó Thủ tướng Phạm Hùng để đẩy dân thành thị miền Nam đi vùng kinh tế mới, đã xô cả nước đến bờ vực thẳm. 

Hàng trăm ngàn người miền Nam, kể cả đội ngũ trí thức đã tìm đường trốn khỏi Việt Nan dù biết một sống mười chết trên Biển Đông hay trên đất liền qua ngả Cao Miên.

Thanh niên cũng đã thấy các trại tù lao động được mệnh danh "cải tạo" được dựng lên từ Nam ra Bắc để giam cầm quân-cán-chinh, văn nghệ sỹ và các lãnh tụ đảng phái và lãnh dạo tôn giáo miền Nam một thời gian dài hơn lời hứa của đảng. 

Khi có lệnh tập trung học tập thì đảng bảo chỉ vài tuần hay vài tháng, nhưng đã kéo dài từ 1 đến 17 năm ròng rã ở những nơi rừng thiêng nước độc làm cho nhiều người chết vì bị tra tấn, thiếu ăn và bệnh tật. Có những nhân vật nổi tiếng của miền Nam như cựu Thủ tướng Phan Huy Quát, cựu Phó Thủ tướng Trần Văn Tuyên và Thi sỹ Vũ Hoàng Chương là nạn nhân của miệng lưỡi người Cộng sản.

Cuộc chiến Cao Miên 1979-1989

Nhưng chỉ hai năm sau ngày phải “đổi mới hay là chết” để cứu nguy đất nước của nhóm Trường Chinh-Nguyễn Văn Linh tại Đại hội đảng VI và 5 năm sau ngày 30/4/1975, đảng CSVN lại xâm lăng Cao Miên dưới chiêu bài trả đũa quân Pol Pot đã phát động cuộc chiến dành lại đất ở biên giới Tây Nam.

Nhưng Việt Nam cũng đã phải trả một giá quá đắt về nhân mạng của Thanh niên và trước sự lên án của Thế giới trong cuộc xâm lăng Cao Miên. 

Theo tài liệu của Bách khoa toàn thư mở thì “Toàn cuộc chiến (tới năm 1988, bao gồm cả thời kỳ chiếm đóng Campuchia), có khoảng từ 10.000 tới 15.000 quân nhân Việt Nam chết và lối 30.000 bị thương.

Tính chung với thường dân thì từ năm 1977 tới tháng 10-1989 tổng số có lối 55.300 người chết hoặc bị thương.

Về phía người Cao Miên, theo cùng tài liệu, tính từ tháng 6-1977 đến tháng 12-1978 có 38.563 chết hoặc bị thương và 5.800 bị bắt the thống kê của Việt Nam.

Từ tháng 12-1978 tới 5-1979 số chết và bị thương là 30.000, hàng vạn người khác bị bắt.

Tới năm 1988, số dân Cao Miên có 100.000 người chết vì bệnh tật và đói khát do chiến tranh với Việt Nam gây ra."

Tất nhiên số thống kê này không bao gồm trên 1 triệu người Cao Miên bị chết dưới bàn tay diệt chủng đẫm máu của lực lượng Khmer đỏ do Pol Pot cầm đầu được Trung Hoa ủng hộ.

Chiến tranh biên giới Việt - Trung

Để cứu đàn em Pol Pot đồng thời gây áp lực chống Việt Nam, lãnh tụ Trung Hoa Đặng Tiểu Bình khi ấy đã xua từ 400,000 đến 600,000 quân sang đánh Việt Nam dưới chiêu bài gọi là “dạy cho Việt Nam một bài học” từ ngày 17/02/1979 đến 16/03/1979. 

Sau đó, Trung Quốc lại mở cuộc chiến biên giới đẫm máu thứ hai từ 1984 đến 1990 nhằm chiếm một số cao điểm chiến lược dọc biên giới, trong đó có cao điểm 1509, Việt Nam gọi là núi Đất hay Lão Sơn (Laoshan, theo phía Trung Hoa) thuộc huyện Vỵ Xuyên của tỉnh Hà Giang.

Không có thống kê nào được công bố cho biết tổn thất của đôi bên. Việt Nam tuyên bố 10.000 dân thường bị thiệt mạng, trong khi con số 45,000 thường dân và quân lính Việt Nam thương vong đã được nói đến thường xuyên.

Về tổn thất của Trung Quốc, phía Việt Nam tuyên bố có 26.000 lính Trung Hoa chết, 37.000 bị thương, 280 xe tăng bị phá hủy.

Trung Quốc tuyên bố 6.954 chết, 14.800 bị thương (nguồn khác của Trung Quốc thống kê có 8.531 chết, 21.000 bị thương).

Riêng tại mặt trận Vỵ Xuyên, Việt Nam tuyên bố đã loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 7.500 quân Trung Quốc. Cho đến nay, chỉ có Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, Triệu Tài Vinh tiết lộ tại một buổi lễ ở Hà Nội ngày 14/7/2016: "Trong 5 năm chiến đấu bảo vệ biên giới (1984 - 1989), Hà Giang là nơi đương đầu với cuộc chiến ngay từ đầu và là địa phương thoát khỏi cuộc chiến muộn nhất, chịu nhiều tổn thất. Hơn 4.000 chiến sĩ hy sinh, hơn 9.000 cán bộ chiến sĩ bị thương." 

Như vậy, người thanh niên Việt Nam đã không có giây phút nào để hưởng thụ hòa bình. Sau 3 cuộc chiến, từ nội chiến Bắc-Nam 1954-1975, chiến tranh với Cao Miên 1978-1988 và chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979-1990, đảng CSVN đã giết lần hồi không biết bao nhiêu trăm ngàn thanh niên tuấn tú là rường cột của đất nước.

Để rồi bây giờ, sau 30 năm gọi là đổi mới, Thanh niên vẫn chưa thấy tương lai của họ ở đâu hay sẽ không bao giờ có?

Vì vậy nếu những Thanh niên đã ra khỏi cuộc chiến là lớp người thất vọng với đảng nhiều hơn bất cứ thành phần nào trong số dân 90 triệu người dân bây giờ, thì con cháu họ đang sống ra sao?

Thanh niên thất nghiệp

Hãy đọc: "Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên, đặc biệt khu vực thành thị tăng mạnh và không có dấu hiệu giảm cho thấy đây là căn bệnh trầm kha của nhóm tuổi này.

Theo Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam sáng 18/3/2016 (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), trong quý IV/2015, tỷ lệ thất nghiệp giảm nhẹ so với quý III song vẫn tăng so với cùng kỳ 2014. Nhóm có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp đứng ở vị trí cao nhất là 8,16%, tiếp theo là cao đẳng nghề 3,44%. 

Tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm tuổi thanh niên là 7,21%, gấp 3,3 lần tỷ lệ chung. Trong đó, thanh niên thành thị là 12,21%. Đáng lưu ý, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên độ tuổi 20-24 có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở mức rất cao: cao đẳng chuyên nghiệp là 19,58% và đại học trở lên 20,79%." (Theo Zing.VN, 18/03/2016)

Trong một báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tháng 12/2015 thì số cử nhân và thạc sĩ thất nghiệp hiện nay chiếm tỷ lệ thất nghiệp 20% (225.500 người).

Báo Zing.VN viết: "Theo đánh giá, số lượng cử nhân, thạc sĩ không có việc làm gia tăng đáng kể so với con số 199.000 người của quý trước. Bên cạnh đó còn có 117.300 người có trình độ CĐ cũng đang thất nghiệp, tăng rất nhiều và nhanh so với vài tháng trước đây."

Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ - Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nói: "Đây là điều đáng lo ngại." Còn PGS Văn Như Cương thì cho rằng: "225.500 người là sự lãng phí về thời gian, tuổi trẻ."

Giáo sư Cương còn phê bình: "Do đào tạo không sát với thực tế, nhà trường vốn chỉ dạy những gì họ có chứ không dạy điều xã hội cần."

Trong khi đó, báo Tuổi Trẻ Online đưa tin ngày 18/03/2016 rằng: "Hiện nhóm thanh niên từ 15-24 tuổi thất nghiệp chiếm trên 53%. Có 20% thanh niên thất nghiệp trình độ Cao đẳng, gần 21% trình độ từ Đại học trở lên."

Theo số liệu được ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ ao động-Thương binh-Xã hội (LĐTB&XH, cho biết tại "Hội thảo công bố bản tin cập nhật thị trường lao động quý 4 năm 2015", thì: "Tính đến quý 4 năm 2015, số người có việc làm đã đạt 53,5 triệu người/tổng số 54,59 triệu người từ 15 tuổi trở lên. Tức là vẫn còn trên 1 triệu người trong độ tuổi lao động đang thất nghiệp. Trong đó nữ giới thất nghiệp chiếm gần 44%, thất nghiệp ở khu vực thành thị chiếm gần 48%, thất nghiệp trong nhóm thanh niên (15-24 tuổi) chiếm trên 53%."

Du học không về nước

Đó là tình trạng thất nghiệp của thành phần thanh niên có học hàm đàng hoàng ở trong nước. Nhưng ngoài lý do không tìm được việc làm vì thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp còn có vấn đề không có tiền lót tay, qùa cáp và quen biết hay không được ai gửi gắm.

Câu chuyện 12/13 quán quân của cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia" do VTV3 tổ chức được du học nước ngoài nhưng sau khi tốt nghiệp đã không về nước là một bài học khác cho lối dùng người của nhà nước CSVN.

Tác giả Hành Thiện coi đầy là “một con số nhức nhối” và nói rằng: "Tôi không trách các em bởi các em có quyền lựa chọn con đường mình đi."

Tuy nhiên ông cũng nói: "Tình trạng xin việc phải có phong bì lót tay đang là căn bệnh trầm kha của xã hội. Người ta không cần nhân tài. Anh có tài nhưng muốn vào chỗ này, chỗ kia thì cũng phải có tài… chính, hay phải có thân, có thế. Rõ ràng, bạn trẻ nào có khát vọng cống hiến cho đất nước tất sẽ nản lòng.

Nói thế mới thấy xót xa số tiền ba tỉ USD mà người Việt bỏ ra hàng năm cho con em du học, con số tương đương với tổng kim ngạch xuất khẩu gạo hay tiền bán dầu thô của cả nước."

Bài viết của Hành Thiện kể tiếp: "Vị Tiến sĩ với 5 bài viết trên báo quốc tế/năm vẫn lo trượt.. lao động tiên tiến cuối năm.

Xin kể về chuyện của Tiến sĩ N.T.A, một trong nhiều du học sinh được đưa vào cuốn sách "Tấm gương người làm khoa học" (tập 12), một câu chuyện khiến người ta phải suy nghĩ. N.T.A có khát vọng cống hiến cho đất nước, muốn trở về Tổ quốc sau gần chục năm du học ở Pháp và Mỹ, nhưng khi về làm việc trong nước lại cảm thấy có nhiều điều cay đắng."

Ông Thiện kể tiếp: "Tiến sĩ N.T.A kể với tôi, anh đã chọn con đường trở về nước, sau khi tốt nghiệp tiến sĩ tại Pháp và sau tiến sĩ tại Mỹ. Khi làm việc ở nước ngoài, anh là nhà khoa học được đánh giá cao, còn khi về làm việc ở một viện nghiên cứu ở Việt Nam, với cùng một công việc nghiên cứu, cùng một số lượng bài báo công bố quốc tế, anh được đánh giá thậm chí không bằng cả những người mới ra trường, và suýt không nhận được danh hiệu lao đông tiên tiến, nếu như không có ý kiến của một cựu du học sinh khác trong cuộc họp Hội đồng thi đua. Sau này, chính anh cựu du học sinh này cũng đã xin chuyển cơ quan."

Chuyện đút lót, chạy chức, chạy quyền, chuyện bè phái và cả chuyện tham nhũng không còn là những thứ nghe lạ tai trong xã hội Việt Nam, hay đó là chuyện của người lớn hoặc là những thứ “đặc sản” của cán bộ, đảng viên.

Bởi vì khi con cái thấy cha mẹ, anh chị có thể sống giầu và làm giầu dễ dàng bằng nước bọt thì chúng cũng tìm cách hưởng thụ từ những đồng tiến bất chính kia.

Một cuộc nghiên cứu của Bộ Nội Vụ phối hợp với Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam (UNFPA) tổ chức ngày 2-3-2016 cho thấy: "Về hành vi nguy cơ sức khỏe như hút thuốc lá, sử dụng rượu bia của thanh niên trước đây thường có mẫu tương đối nhỏ, sử dụng hình thức phỏng vấn hoặc phát phiếu tự điền dẫn đến việc các số liệu hiện tại có thể chưa phản ánh chính thức tỉ lệ có hành vi nguy cơ trong thanh niên Việt Nam hiện tại. 

Tuy nhiên, các số liệu này đã cho thấy một tỉ lệ tương đối cao của thanh niên Việt Nam hút thuốc lá và uống rượu bia"(Theo báo Tuổi Trẻ online)

Một viên chức Bộ Nội vụ cho biết các quán bia rượu hiện nay đang thu hút rất đồng thanh niên nhưng không cho biết họ lấy tiến đâu mà ăn nhậu như thế.

Nghiện ma tuý

Trong khi đó, theo một bài trên Website Khám phá ngày 30/05/2016 thì: "Hiện nay, không ít người trẻ tuổi đang tìm vui trong những cuộc chơi thác loạn thâu đêm suốt sáng, lạm dụng ma túy đá để đạt được hưng phấn, mê mẩn không còn suy nghĩ hay lo lắng gì nữa. Đáng buồn hơn, độ tuổi những đối tượng này đang có xu hướng trẻ hóa. Điều này đang đặt ra thách thức đối với cơ quan chức năng, cũng như gia đình và toàn xã hội.

Có rất nhiều con đường, rất nhiều lý do để người nghiện đến với ma túy đá, nhưng lí do phổ biến nhất là họ cho rằng nó là một thú chơi sành điệu và không gây nghiện. Thật ra, đó chỉ là suy nghĩ của người sử dụng, cố bao biện cho hành vi sai trái của mình. Trên thực tế, loại ma túy này rất độc cho não, sử dụng nhiều sẽ gây nghiện, gây nhiễm độc và suy nhược thần kinh, suy kiệt cơ thể, gây bệnh cho tim, giảm trí nhớ, mất trí nhớ và rối loạn tâm thần. Còn hiện tượng người sử dụng ma túy đá không thấy vật vã điên loạn như khi dùng heroin nên lầm tưởng là ma túy đá không gây nghiện, chính sự hiểu lầm và chủ quan này đã làm gia tăng số người nghiện ma túy đá lên theo cấp số nhân như hiện nay."

Nhưng có ai biết Việt Nam hiện có bao niêu con nghiện?

Một báo cáo của nhà nước đăng trên báo điện tử Tiếng Chuông, cơ quan báo chuyên về những tệ nạn xã hội cho biết: "Tính đến tháng 9/2014, cả nước có 204.377 người sử dụng ma tuý, trong đó 85% tiêm chích các loại ma tuý như heroin. Những người tiêm chích ma tuý chiếm ưu thế trong nhóm nhiễm HIV tại Việt Nam, chiếm 45% số người nhiễm HIV (Uỷ Ban Quốc Gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, 2012)."

Thực tế tình hình là như thế mà báo Quân đội Nhân dân vẫn cố tình tìm cách chạy quanh cho rằng những thiếu sót của thanh niên hiện nay là: "Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi và một phần do hạn chế về nhận thức, thanh niên là đối tượng trọng điểm để các thế lực thù địch, phản động mua chuộc, lôi kéo, kích động…, nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta."(báo Quân đội Nhân dân, 27/06/2016)

Bài báo đã làm ngơ thái độ chán đảng của Thanh Niên khi viết rằng: "Các thế lực phản động, cơ hội, chống đối chính trị… luôn triệt để lợi dụng đặc điểm tâm lý nhạy cảm, ham tiếp cận cái mới, thích tự do, tự khẳng định mình… của thanh niên, trong khi vốn sống và nhận thức chính trị-xã hội của họ còn hạn chế, để dụ dỗ, lôi kéo, tiêm nhiễm bằng cả vật chất và văn hóa, lối sống thực dụng, ngoại lai. Đồng thời, họ cũng lợi dụng những sơ hở, buông lỏng trong công tác quản lý, hoặc một bộ phận thanh niên đua đòi theo trào lưu, lối sống thực dụng, đòi xét lại quá khứ…, để lôi kéo, kích động, tập hợp thanh niên tham gia, hòng gây mất an ninh trật tự, chống đối chính quyền."

Viết như thế nhưng đảng đâu biết Thanh niên cũng như một số không nhỏ cán bộ đảng viên đã “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” xa đảng từ khuya rồi? -/-

(08/016)