31/8/16

Nghĩ gì về "cách mạng tháng 8" và ngày 2-9 năm nay

Lê  Bá Vận (Danlambao) - Đầu tháng 3-1945, tôi đang học trung học ở Huế thì Nhật đảo chính Pháp. Vua Bảo Đại tuyên ngôn độc lập, bãi bỏ các Hiệp ước bảo hộ ký với nước Pháp. “Cái phút ban đầu“ thiêng liêng ấy, được nghe 2 tiếng “độc lập” thật náo nức, bồng bột. 

Ngày 2-9 lại nghe chủ tịch Hồ Chí Minh, tên xa lạ, tuyên ngôn độc lập thì mọi người có phần bỡ ngỡ và cũng biết vậy chứ niềm vui không háo hức trọn vẹn như trước.

*

“Thức khuya mới biết đêm dài”, năm 2016 ĐCSVN tổ chức lễ kỷ niệm "Cách mạng Tháng 8" và Quốc Khánh 2 tháng 9 trong tình trạng nước nhà đột ngột trở nên tồi tệ. 

Dồn dập các tin: Formosa cá chết, Nghệ An biểu tình hàng vạn người, 2 vị đầu tỉnh bị bắn chết... nhân dân điểm tên chỉ mặt các quan chức cs, lãnh tụ vĩ đại, tứ trụ anh minh, vạch lông chỉ vết... mà đúng, trong bối cảnh “tham nhũng cộng sản” vô tiền khoáng hậu, huyền thoại, tàn phá đất nước, tất cả đều diễn ra đúng qui trình.

“Gieo nhân nào được quả ấy” những gì cộng sản gieo trồng mấy chục năm qua trên đất nước này, đang đơm bông thối kết trái độc, giết chết dần mòn dân tộc.

Mọi vấn nạn đều bắt nguồn từ 2 ngày ấy. Sau này các sử gia sẽ viết đúng lịch sử. Song dân ta thì hiện nay đã hiểu biết nhiều để nhìn rõ bản chất và ý nghĩa của chúng.

l) Bản chất - Bạo động giành chính quyền tiến hành theo 3 mô hình: 

1) Khởi nghĩa, 2) Cách mạng, 3) Đảo chính. 

1) Khởi nghĩa giành lại nước từ tay ngoại bang cai trị.

Ở nước ta là nhiều, dưới thời Pháp thuộc điển hình là Nguyễn Thái Học khởi nghĩa Yên Bái 1930 và Nam Kỳ khởi nghĩa của đảng cộng sản 1940... song tất cả đều thất bại.

Thời xa xưa, với Tàu thì khởi nghĩa thành công nên nước ta mới tồn tại đến ngày nay.

2) Cách mạng giành chính quyền do đảng phái bạo động, không do lá phiếu, song nếu là do quần chúng “tức nước vỡ bờ” tự phát, thì sự phản kháng ôn hòa lớn mạnh dần, hạ bệ lãnh tụ độc đoán, ngay cả chế độ nếu đó là cộng sản.

Chữ Hán, Cách 革 = thay, bỏ, ví dụ ‘cách chức’. Mạng 命= mạng sống, vận số.

2.1 Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 lật đổ nền quân chủ Pháp. 

2.2 Cách mạng Tháng Mười của Nga năm 1917, Lenin lập ra Nhà nước Xô viết.

2.3 Cách mạng Tân Hợi (1911) dân chủ tư sản lật đổ nhà Mãn Thanh ở Trung Quốc.

2.4 Cách mạng Tháng 8 (1945) tại Việt Nam, khai sinh nhà nước dân chủ cộng hòa. 

2.5 Các cuộc cách mạng 1989 tại Đông Âu, quần chúng liên tục xuống đường phản kháng dẫn đến các chế độ cộng sản sụp đổ.

2.6 Cách mạng Tunisia năm 2011. Nhân dân biểu tình ngày càng rộng lớn, khiến Tổng thống Zine Ben Ali từ chức năm 2011 sau 23 năm đương nhiệm.

Cuộc cách mạng Ai Cập năm 2011 cũng tương tự. Tổng thống Hosni Mubarak từ chức.

Phải nói csvn phân biệt chính xác biến động năm 1940 đánh Pháp là Nam Kỳ Khởi Nghĩa và biến động năm 1945 giành chính quyền trong nước là "Cách Mạng Tháng Tám."

Dù sao, từ xưa đến nay cs mọi nơi chưa hề giành độc lập, csvn không phải là ngoại lệ.

Riêng ở Nga và ở Việt Nam, bản chất cách mạng thể hiện ở sự áp đặt một nền cai trị độc tôn, đảng trị bằng bạo lực không khoan nhượng. Ở Việt Nam 71 năm qua là thấy rõ.

3) Đảo chánh, do các tướng tá quân đội tiến hành, lấy lý do để bảo vệ dân chủ.

Ở miền Nam VN năm 1963 quân đội đảo chánh, Tổng thống Ngô Đình Diệm bị giết.

Đảo chánh thì đột ngột, chóng vánh, dễ xẩy nhiều nơi: Phi, Nam Mỹ, ĐNÁ… do đó có khả năng xẩy đến cho Việt Nam độc tài. Thời xưa thì chuyện tiếm ngôi cũng nhiều. 

II) Ý nghĩa - "Cách Mạng Tháng Tám" - Không cứ làm cách mạng là đem đến tiến bộ

Đảo chánh, cách mạng cướp chính quyền có thể tốt, có thể xấu, bị lên án. 

Đánh giá khách quan dựa trên 3 tiêu chí: a) động cơ, b) đối tượng c) đạo đức.

a) Động cơ cách mạng. Hồ Chí Minh làm cách mạng tháng 8 nhằm áp đặt chủ thuyết Mác lê và cộng sản quốc tế vào Việt Nam... vô hình trung dẫn đến họa mất nước. 

Hồ tưởng hay nhưng thật quá thiển cận; chủ nghĩa Mác lê có thể vô địch là ở đâu đâu chứ đối với Việt Nam là mầm diệt tộc. Một nước Mác lê nhỏ - tay ngắn với cao - sơ hở là thiệt thân cho nước Mác lê khổng lồ Tàu Cọng, bá quyền bành trướng nằm kề.

Chế độ cs rất tàn độc. Ai bảo Mác Lê thì không ăn thịt đồng loại?

b) Đối tượng cách mạng. Làm cách mạng cao quí là nhằm đánh đổ một chính quyền thối nát, độc đoán, đàn áp dân.

Chính phủ Trần Trọng Kim có tài đức, rất được lòng dân kính mến và đặt kỳ vọng. 

Nếu không bị họa cs thì tiền đồ của chính phủ này và của nước ta sáng lạn vô kể. (1)

Cho biết, người Nhật lúc đó, vào năm 1945 đang bại trận, chẳng dám đèo bòng nên họ để cho cả ba nước Đông Dương: Việt, Miên, Lào tuyên bố độc lập là ngay thật. (2)

c) Đạo đức cách mạng. Miên, Lào yên tĩnh. Ở VN Hồ Chí Minh cướp chính quyền là vào thời điểm chính phủ Trần Trọng Kim - dù tốt dù xấu - là đương nhiệm. 

Chuyện này của ta, chẳng dính dáng gì đến Pháp, Nhật. Pháp thì đang bị Nhật cầm tù. Nhật thì đang bận bịu thu xếp vũ khí để giao nộp cho quân Đồng Minh.

Cho dù Việt Minh có nhân cơ hội, bịa công đột kích quân Nhật, cướp được vài ba khẩu súng thì Nhật vẫn còn đó và không phải là Hồ tiếp nhận Nhật đầu hàng.

Hai tuần sau ngày cách mạng, vào ngày 2 tháng 9, Hồ Chí Minh - cố ý không nói đến chính phủ Trần Trọng Kim - ra tuyên ngôn nhận vơ hào quang giành độc lập (??)

Điều này Hồ quá sai, gian trá, thiếu đạo đức.

Cách mạng Tháng 8 bất cập cả 3 tiêu chí là một cuộc cách mạng thiếu chính nghĩa và ngày Quốc Khánh 2-9 đặt nền móng trên nó là vết dơ lịch sử gây độc hại đến tận nay. 

III) Kết

Năm năm sau, đầu năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ẩn náu ở rừng rú biên giới, lẻn sang Bắc Kinh cầu khẩn Mao chủ tịch CHND Trung Hoa cứu nguy cho đcsvn.

Đây là người thứ hai trong lịch sử nước ta, ở cương vị tối cao nguyên thủ nước, bất kể viện lý do nào, mà do thất thế, đích thân chạy sang Tàu khẩn thiết cầu cạnh. 

Người thứ nhất là vua Lê Chiêu Thống năm 1788 chạy thoát sang nhà Thanh, xin xỏ vua Càn Long giúp phục hồi ngai vàng nhà Lê. 

Nước ta nhỏ, xưa vua ta lên ngôi thì sai sứ sang Tàu triều cống, cầu phong, nhưng sau đó “đèn nhà ai nhà nấy rạng” nên ta có độc lập, tự do.

Nay Tàu khống chế ta ra mặt, gài người khắp nơi, hạ độc khắp nẻo, chốc chốc triệu ta sang, huấn thị, chỉ đạo chính sách, cơ cấu nhân sự nên ta không có độc lập, tự do.

Than ôi! hệ lụy xấu của việc cs làm cách mạng thật to lớn.

Dân ta càng bị cs ác ôn buộc kỷ niệm chào mừng Cách Mạng Tháng Tám bẩn thỉu, ngày Độc Lập 2 tháng 9 ngụy danh và học tập tư tưởng Lê Chiêu Thống của Hồ Chí Minh thì càng sớm đánh mất nước là cái chắc! Ôi, hai ngày quốc nạn!

Sự việc có căn nguyên. “Có mây mới có mưa, có lửa mới có khói... có tích mới có tuồng, có cách mạng tháng Tám mới có ngày diệt tộc”.

01.09.2016


____________________________________

Chú thích:

(1) Giáo sư Đinh Xuân Lâm, Nhà giáo Nhân dân, được Nhà nước CHXHCN VN phong giáo sư năm 1984, ngành Sử học, có viết: “Nội các Trần Trọng Kim, với thành phần là những trí thức có tên tuổi, trong đó phải kể tới một số nhân vật tiêu biểu của nước ta trước năm 1945, có uy tín đối với nhân dân, như: Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn, Trịnh Đình Thảo, Phan Anh... Họ đều là giáo sư, luật gia, nhà báo, chưa hề dính líu với bộ máy quan trường, trước đó lại có nhiều hoạt động thể hiện có tư tưởng yêu nước, có tinh thần dân tộc, nên được nhiều người ngưỡng mộ...”.

(2) Tuyên cáo số 10... Quân đội Nhật Bản sẽ không giới hạn bất cứ một nỗ lực nào (spare no effort) để thỏa mãn ước vọng nhiệt thành độc lập được tất cả các dân tộc ở Đông Dương trân quí. Ngày 12 3-1945. Tổng tư lệnh Quân Đội Nhật Bản. 

(Proclamation N°10 …L’Armée Japonaise ne ménagera aucun effort pour satisfaire le désir ardent de l’Indépendance si cher à tous les peuples en Indochine.
Le 12 Mars 1945. Le Commandant en Chef de l’ Armée Japonaise). 

(Journal officiel de l’ Indochine, Samedi 2 Juin 1945) (Du Coup de Force Japonais du 9 Mars à la Capitulation du 15 Août 1945. May 5, 2014).

0 nhận xét:

Đăng nhận xét