17/6/17

Hồ Chí Minh và Lê Chiêu Thống

“Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh thừa cơ gây loạn,
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh,
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn…”
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Bảo Giang (Danlambao) - Đây có phải là những câu chuyện của Việt Nam hôm nay không?

Tôi cho rằng, rồi đây lịch sử Việt Nam sẽ công khai tên tuổi những kẻ bán nước cầu vinh cho mọi người dân được biết, đồng thời, cũng sẽ minh định vị trí thấp cao của những cái tên Hồ chí Minh, Lê chiêu Thống và Trần ích Tắc trong danh sách này... Rồi ở đó, Lịch sử cũng sẽ xác minh được lý lịch thực sự của Hồ chí Minh là Tàu hay Việt. Và lẽ dĩ nhiên, những kẻ theo theo Hồ như Phạm văn Đồng, Lê Duẩn, Võ nguyên Giáp, hoặc giả Đỗ Mười, Nguyễn văn Linh, Lê khả Phiêu hay Nguyễn phú Trọng và những thừa tự bán nước buôn dân của chúng cũng không thể tránh được trách nhiệm đối với dân tộc và đất nước Việt Nam trong những cái chết và cuộc mở đường cho Tàu cộng xuôi Nam.

Đây dĩ nhiên là chuyện đường dài, chẳng phải của riêng ai, nhưng là của mọi người, của đất nước. Lớp đi trước đưa ra những sự kiện để ngưòi đi sau có được sự đánh gía chuẩn xác. Theo đó, trong phạm vi nhỏ bé của bài viết này, tôi chỉ xin được ghi lại đôi chút “công lao” của hai cái tên cốt cán mà việc làm của họ có những đường nét giống nhau và đã tạo nên nghiệp chướng, lẫn đau thương, uất nghẹn cho nhà Việt Nam hôm nay là Hồ chí Minh và Lê chiêu Thống mà thôi.

I. Lê chiêu Thống.

Theo sử liệu còn ghi lại, Lê chiêu Thống tên thật là Lê Duy Khiêm. (1763-1795). Khi lên ngôi lại đổi là Lê Duy Kỳ, là vị hoàng đế thứ 16 và cuối cùng của nhà Lê trung hưng, Y giữ ngôi vị từ cuối tháng 7 âm lịch năm 1786 tới đầu tháng 1 năm 1789. Lê chiêu Thống đã sang cầu viện nhà Mãn Thanh đem quân sang đánh Quang Trung với hy vọng lấy lại ngai vàng. Đây là hành vi "bán nước", "cõng rắn cắn gà nhà", nếu như không muốn nói là phản nghịch với tiền nhân và tổ quốc. Bởi vì chính các ngài đã lấy máu xương của mình để xua đuổi quân hung nô ra khỏi biên cương trước đây. Nay Lê chiêu Thống lại đích thân mời quân cướp nước vào nhà minh để tranh quyền.

Khi quân Mãn Thanh tràn sang, nhà Tây Sơn không đón đánh, trái lại, bỏ trống Thăng Long để lui về giữ  Tam Điệp. Tháng 10 năm Mậu Thân (1788), quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy đưa Lê chiêu Thống về lại Thăng Long. Nhà Thanh phong cho Chiêu Thống làm An Nam quốc vương. Kể từ đây, Chiêu Thống tin tưởng, trông cậy hoàn toàn vào nhà Thanh. Việc nước của nhà “vua”  lúc đó chỉ là luận công những người hộ giá và trị tội những người theo Tây Sơn. Phần lãnh đạo trong ngoài đều nằm trong tay Tôn sĩ Nghị.

Kết cục: vào tháng giêng năm Kỷ Dậu (1789), Vua Quang Trung kéo quân ra Bắc Hà, chỉ một trận quét sạch 29 vạn quân Thanh. Lê chiêu Thống lại khăn gói theo bại quân nhà Thanh chạy sang Tàu. Từ đây, Chiêu Thống tiếp tục xin nhà Thanh cho quân cứu viện. Nhà Thanh, phần sợ Quang Trung, nên chỉ hứa hão với Lê chiêu Thống mà không dám ra quân nữa.

II. Hồ chí Minh

1. Phần lý lịch:

Hồ Chí Minh (1890 - 2/9/1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sinh quán tại làng Sen, Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, là một trong những ngưòi thành lập đảng cộng sản Việt Nam. Hồ chí Minh có gốc là người Việt Nam. Tuy nhiên lý lịch của Y từ sau 1933 trở nên mờ ám và có nhiều nguồn tin cho rằng Y là Hồ tập Chương cũng gọi là Hồ Quang người Hẹ, thế vai? Nguyễn Sinh Cung là con của phó bảng Nguyễn sinh Sắc (1862-1929). Nguyễn sinh Sắc được bổ làm quan, nhưng vì đánh chết người trong lúc say rượu nên bị biếm. Sau khi bị biếm chức, Nguyễn sinh Sắc vào nam và sống lang thang bằng nghề bốc thuốc nam!

Năm 1931, dưới tên giả là Tống Văn Sơ (Sung Man Chó), Nguyễn tất Thành cũng gọi là Nguyễn Ái Quốc bị nhà cầm quyền Hương Cảng bắt. Tờ L’Humanite’ số ra ngày  9 tháng 6 năm 1932 đưa tin Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bệnh lao phổi trong trạm xá nhà tù tại Hồng Kông, đồng thời tố cáo đây là âm mưu của thực dân Pháp câu kết với thực dân Anh nhằm ám sát người lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. Theo đó, người có tên là Hồ chí Minh là chủ tịch đảng CS, chủ tịch nước CS/BV được cho là Nguyễn sinh Cung có tên là Hồ tập Chương, cũng gọi là Hồ Quang, người Tàu, gốc Hẹ?

2. Di sản và sự nghiệp.

Lề chiêu Thống hình như chẳng để lại mấy văn bản có ý nghĩa. Riêng HCM, dù chưa học hết lớp 6 ở trường Quốc Học Huế, nhưng theo những nhà sử học và biên khảo Việt cộng thì Y có 172 bút danh, bí danh, Y còn để lại khá nhiều sách vở và những bài báo và thư tín bằng nhiều thứ tiếng như Tàu, Việt, Pháp cả Nga ngữ nữa. Tuy nhiên, di cảo (bản viết tay) của những bài viết này là không có nhiều, duy bản thảo được gọì là “ di chúc” của Y thì còn nguyên nét chữ nguệch ngoạc với nhiều chổ tẩy xoá, hay gạch đi và viết lại.

Nhìn chung, bản thảo này hoàn toàn không có một chút dáng dấp, văn mạch, ý nghĩa nào so với những bài viết nghị luận, quan điểm hay tố cáo gian như dưới nhiều cái tên khác nhau, được cho là của Hồ viết trước đó.Theo các nhà chuyên sử của chế độ CS thì bản “di chúc” này là nền tảng còn lại để xây dựng chế độ. Người bình thường, không dị tật, có thể viết trong nửa buổi, nhưng người có trình độ như Hồ đã phải mất nhiều năm mới hoàn thành!

3. Rước Tàu về dày xéo quê hương Việt Nam.

Tuy rất khác nhau về danh phận, một bên là ông vua rồi mất ngôi vị, và một bên là đảng viên đảng cộng sản Tàu. Nhưng cả hai, Lê chiêu Thống và Hồ chí Minh đều là những người phải cậy nhờ vào thế lực của Tàu để xây dựng sự nghiệp. Tuy nhiên sự thành bại của họ lại dài ngắn khác nhau.

Theo sử liệu, Lê chiêu Thống, nhờ vào sự bao bọc của Tàu dưới trướng của  Tôn sĩ Nghị đã có được một thời gian làm Vua. Tuy nhiên, ngay khi Vua Quang Trung thân chinh Bắc Hà, Lê chiêu Thống và đoàn tùy tùng đã phải cuốn gói chạy theo đoàn quân thất trận của Tôn sĩ Nghị sang Tàu để sống nhờ những ngày cuối đời.

Trong khi đó Hồ chí Minh nổi bật hơn. Y là đảng viên đảng cộng sản Trung quốc. Y có chủ trương “đánh đến người Việt Nam cuối cùng để dành đất trống cho Trung cộng tràn sang”! Đó là lý do trước khi xâm nhập Việt Nam, Hồ Chí Minh đã lập cam kết với Trung cộng bằng “lời hứa danh dự” với 2 viên tướng Tàu thay mặt cho Mao trạch Đông là Trần Canh và Vi Quốc Thanh vào năm 1926. Để rồi bốn năm sau, năm 1930, sau khi đứng ra thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, Hồ chí Minh đã khẳng định lại một lần nữa với Chu Ân Lai là: “Việt Nam và Trung Quốc tuy hai mà một. Một dân tộc. Một Nền văn hóa. Một phong tục. Một tổ quốc. Nếu giúp chúng tôi thắng Pháp, thắng Nhật, thắng tất cả bọn tư bản vùng Đông Nam Á, nắm được chính quyền, thì nợ viện trợ sẽ hoàn trả dưới mọi hình thức, kể cả cắt đất, cắt đảo, lùi biên giới nhượng lại cho Trung Quốc, chúng tôi cũng làm, để đền ơn đáp nghĩa….”.

Như thế, nếu chuyện bán nưóc của Nguyễn văn Linh còn đời đời ở lại với sử sách Việt Nam bằng một lời than: “Tôi biết rằng đi theo TQ là mất nước, nhưng thà mất nước còn hơn mất Đảng.” thì Hồ chí Minh lẽ nào thua Y? Bởi lẽ, trong Giao Ứớc có tên “Bản Ghi nhớ hợp tác Việt Trung” số hiệu (VT/GU- 0212) đã ký ngày 12/06/1953 tại Quảng Tây giữa Hồ và Mao như sau:

“Điều 1: Chính phủ Trung Quốc đồng ý viện trợ vũ khí theo yêu cầu chi viện của quân đội nhân dân Việt Nam. Ngoài ra sẽ gửi các cố vấn, chuyên gia quân sự để giúp đỡ quân đội nhân dân Việt Nam.
Điều 2: Đảng Lao động do đồng chí Hồ Chí Minh lãnh đạo đồng ý sáp nhập đảng Lao Động Việt Nam là một bộ phận của đảng cộng sản Trung Quốc.
Điều 3: Hai bên thống nhất Việt Nam dân chủ cộng hòa là một bộ phận của cộng hòa nhân dân Trung Hoa…. ( Phụ lục đính kèm).
Ký tên: Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông" (Đặng chí Hùng)

Như thế công nghiệp của Hồ chí Minh tạo nên ở Việt Nam là do toàn sức, toàn lực của Trung cộng góp vốn. Theo đó, Y và những kẻ theo Y có ký giao Hoàng Sa, Trường Sa, hay đường biên giới, hoặc gỉa, từng phần đất hay trọn vẹn cả gói cho Trung cộng cũng chẳng có gì lạ!  Bởi lẽ:

Về quân số. Tổng số binh lính dưới tay Tôn sĩ Nghị được ghi là 29 vạn. Tuy nhiên, về quân số bộ đội Trung cộng nhập địa Việt Nam vào thời Hồ chí Minh và sau này không ai có thể biết rõ được là bao nhiêu. Chúng ta chỉ có một số liệu nhỏ nhoi theo văn bản của chính viên phụ tá Vi quốc Thanh sau này viết hồi ký cho Thanh  đã nói đến như sau:

“Quy định mỗi Dã chiến đoàn nói trên, tuyển chọn điều động đủ số cán bộ làm cố vấn cho đại đoàn VN (bao gồm ba cấp đại đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn). Đoàn Dã chiến 3 phụ trách tuyển chọn điều động cố vấn và nhân viên công tác của Ban chỉ huy Đoàn cố vấn. Từ đây, Đảng uỷ và Thủ trưởng Đại học quân chính Hoa Đông thành lập Ban chỉ huy Đoàn cố vấn với Tổng đội trưởng Mai Gia Sinh... Chủ nhiệm Ban chính trị Tổng đội số 3 Lý Văn Nhất làm cố vấn chính trị Ban chỉ huy. Chính uỷ Tổng đội số 3 là Đặng Dật Phàm... Theo báo cáo lên Quân uỷ Trung ương, trong đó có 59 đoàn cán bộ cấp từ tiểu đoàn trở lên. Toán đầu có 281 người kể cả thư ký, nhân viên cơ yếu và cảnh vệ,

Trước đó, Trung ương đã cử Trần Canh làm đại diện Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trong ban cố vấn và lãnh đạo đảng CS/VN. Trần Canh dẫn đầu toàn thể cán bộ của một đại đoàn được Dã chiến quân số 2 tuyển chọn, điều động làm cố vấn đã lên đường từ Côn Minh sang Việt Nam từ trước... Trần Canh và Vi Quốc Thanh đã quen biết nhau từ lâu. Trong cuộc trường chinh hai vạn năm nghìn dặm, khi Trần Canh làm đoàn trưởng đoàn cán bộ Trung ương thì Vi Quốc Thanh là Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn đặc biệt dưới sự lãnh đạo của Trần Canh." (Hồi ký của Vi quốc Thanh). Theo đó thân phận của Hồ chí Minh không khá hơn Lê chiêu Thống trong giai đoạn này.

II. Sự khác biệt trên đường nương tựa vào Tàu để tiến thân:

Ngày 5/3/1953, Hồ Chí Minh nói với Vi Quốc Thanh trên đường trở về  Việt Nam sau khi sang Liên Sô: “Năm nay chúng tôi sẽ triển khai cải cách ruộng đất quy mô lớn ở căn cứ địa Việt Bắc, bởi vì “ Người”( ám chỉ Stalin) đã đồng ý. (Hồi ký Vi quốc Thanh). Điều này cho thấy:

1. Lê chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh với tư cách là một ông vua mất nước, nhưng không để lại văn bản bán nước cũng như không nhận lệnh phải giết người VN cho vui lòng quan thày.

2. Trong khi đó, Hồ chí Minh được Tàu trợ giúp vì Y là đảng viên đảng cộng sản Tàu. Theo đó Hồ phải làm báo cáo với Mao và Stalin về những công tác được giao phó. Từ đó, các văn bản còn để lại như sau:

a. Thư gởi Stalin.  

Tưỏng cũng nên nhắc qua, Stalin là chủ tịch nhà nước Liên Sô, kẻ đã đẩy hàng chục triệu ngưòi Liên Sô vào chỗ chết vì từ “cách mạng” của Y. Ngày nay, sau năm 1989, hầu như tất cả các tượng đài của Y tại Liên sô, hay ở các nước cộng sản Đông Âu đã bị người dân đập bỏ. Phần nhà lãnh đạo Liên Sô sau này là TT và hiện nay là Thủ tướng Dmitry Medvedev đã đánh gía Stalin như sau”: “Stalin là một kẻ độc tài đã phạm các tội ác chống lại nhân dân, chống lại nhân loại” . Phần đánh gía này đúng hay sai, cả thế giới đều đã rõ. Tuy nhiên, trong mắt Hồ chí Minh, Stalin lại là một ông chủ, một bậc thầy vĩ đại mà suốt đời Y muốn được làm tôi mọi và xin được bước đi theo chân Y:

“ Đồng chí Stalin kính mến,

Tôi xin gởi đến Ngài chương trình cải cách ruộng đất của đảng Lao động Việt Nam. Chương trình hành động được lập bởi chính tôi dưới sự giúp đỡ của các đồng chí Lưu Shao Shi, Van Sha San. Kính đề nghị Ngài xem xét và cho chỉ dẫn.

Gởi lời chào cộng sản (nghĩa là lời chào cùng giết người!)

Hồ chí Minh. 31/10/1952.”

Kết qủa của lá thư xin giết người Việt Nam, và cùng chung ý niệm “lời chào cộng sản” của Hồ chí Minh là chỉ trong vòng hơn 3 năm sau, từ tháng 7-1953 đến 1956, có hơn 172,000 trưởng gia đình của Việt Nam bị Hồ chí Minh giết trong mùa đấu tố để đánh cướp toàn bộ tài sản, đất đai của họ. Và có đến khoảng 400,000 người khác bị đưa đi tập trung trong các trại gọi là cải tạo sau khi Hồ đã tước đoạt lấy toàn bộ tài sản của họ. Và theo những tin tức từ các nạn nhân hơn là sổ sách của nhà nước Việt cộng cho thấy, số những người sống sót và trở về sau hơn 10 hay 20 năm khổ sai chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay mà thôi.

b. Đỉnh cao sự nghiệp.

Từ xưa, trong lịch sử không phải là không có chuyện sau khi lên ngôi nhiều vua chúa đã giết hại công thần để bảo vệ ngôi báu của mình. Tuy nhiên, họ thường ném đá dấu tay, không có một ai giết người hỗ trợ tổ chức của mình bằng một văn bản không những chỉ là vô ơn bất nghĩa, nhưng còn là bất nhân, vô đạo như Hồ chí Minh. Tệ hơn thế, hành động giết người Việt Nam của Y không phải chỉ là việc bảo vệ quyền lực cho mình, nhưng là việc phải cúi đầu thi hành những yêu sách của cố vấn Tàu. Theo đó, tội ác này không chỉ là điều đáng ghê tởm. Nó còn đời đời là một xỉ nhục cho kẻ thực hiện, cũng như cho tổ chức của Y đã nhờ đó mà sống.

Để mục kích sự việc rõ ràng hơn, xin mời qúy độc gỉa đọc lại bài viết cơ bản làm nòng cốt cho mùa đấu tố. Bài viết gian trá đã thể hiện tất cả nỗi lòng của Hồ chí Minh trong “Địa chủ ác ghê": "...Mụ địa chủ Cát-hanh-Long (Nguyễn thị Năm) cùng hai đứa con (khi đó hai người con của bà mang cấp bậc Trung tá và Thiếu tá đang tại ngũ trong quân đội nhân dân) và mấy tên lâu la đã:

- Giết chết 14 nông dân. - Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật.- Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người - năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người.- Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân - Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.

- Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng….

Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào!...(trích đoạn)
(21-7-1953)
C.B. Hồ chí Minh.”

Dĩ nhiên, sự độc ác, man rợ của Hồ chí Minh không phải chỉ thể hiện trong một bản cáo trạng này. Nhưng nó còn được nhắc đến trong nhiều văn bản khác nữa. Trong “Tôi Bỏ Đảng”, cựu đảng viên cộng sản Hoàng hữu Quýnh, có kể lại lời Hồ chí Minh căn dặn cán bộ, đảng viên cộng sản giết người lạnh lùng như giết con gà, con vịt như sau “…Mỗi lần các chú giết được Tây hoặc Việt gian ( lính ngụy) thì phải viết giắt cài lên áo tội trạng… Nếu muốn cho xác người chìm xuống (có lẽ ý muốn nói là thủ tiêu) thì các chú phải mổ bụng và bổ đôi cái bao tử thì cái xác mới chìm xuống được…” Từ lời dạy đó, cho nên cách giết người dã man, lạnh lùng mang dấu ấn Hồ Chí Minh rất phổ biến trong cuộc cải cách ruộng đất. Đây chính là những nét ghê tởm mà HH Quýnh đã diễn tả về Hồ chí Minh sau khi đã chứng kiến cảnh giết ngưòi của Y: “Nghĩ đến đó tôi bỗng giật mình, sợ bác như sợ ma. Tôi không tin ở bác. Hình như bác có cái gì bí ẩn, giấu giếm. Vẻ mặt bác gian ác, con người bác nhiều thủ đoạn. Tôi lạnh toát mồ hôi” (trang 130)

Dĩ nhiên, bài viết “địa chủ ác ghê” sẽ đời đời còn lưu lại với tên tuổi của Hồ chí Minh. Bởi lẽ, sau khi viết nó được công bố như bản cáo trạng trong ngày khai mạc mùa đấu tố. Đã thế, chính Hồ chí Minh và Đặng xuân Khu, kẻ thì “bịt râu che mặt” kẻ thì “đeo kính râm” ( Đèn Cù, Trần Đĩnh) đã đích thân đến dự buổi đầu tố bà Nguyễn thị Năm. Điều này cho thấy chủ trương giết người Việt Nam của Y theo kế hoạch của Tàu còn tàn độc hơn sức người ta tưởng tượng ra. Nó thật đúng như lời Y xác quyết:

“Viết không hết tội (của Hồ), dù chẻ hết tre rừng,

Rửa không sạch ác (cộng sản), dù tát cạn nước bể! (Họa theo hai câu kết trong bài Địa chủ ác ghê của Hồ chí Minh).
  
IV.  Về cội.

Lê chiêu Thống cuốn gói sang Tàu và chết ở đó. Xác Y, sau này theo di chiếu đã được đưa về Việt Nam vào đời Tự Đức?

Phần Hồ chí Minh thì chết trên giường ở Hà Nội nhưng lòng lại mơ ước được bỏ xác bên Tàu. Bằng chứng là Y đã xin một ca sỹ Tàu hát cho Y nghe bài hát Tàu mà Y yêu mến lần cuối trong lúc tay bắt chuồn chuồn. Trong khi đó, đứa con rơi của Y với Nông thị Xuân là Nguyễn tất Trung đang phủ phục bên giường, nhưng Y vẫn không ngó ngàng gì tới! Hồn Y đã về cội Tàu!

V.  Bàn về chuyện “ khóc” sau khi giết ngườì của vua quan.

Nhiều người cho rằng, chuyện giết người của vua quan là thường. Riêng chuyện Hồ chí Minh “khóc” sau khi giết hơn 172000 người Việt Nam trong mùa đấu tố lại là chuyện lạ, bất thường! Việc này được ông Nguyễn Minh Cần, nguyên ủy viên trung ương, phó chủ tịch thành phố Hà Nội cho biết như sau: “Nhân đây, xin nói rõ: một vài người viết không đúng là cuộc mít tinh tổ chức tại sân vận động Hàng Đẫy  ngày 29-10-56  và ông Hồ đã đến dự và khóc trước dân chúng”. Vì Hà Nội được giao cho việc tổ chức mít tinh nên tôi biết rõ. Hồi đó, chúng tôi được giải thích: ‘Bác đến không tiện’, nhưng chúng tôi đều hiểu là ông Hồ muốn đưa ông Giáp ra ‘chịu trận’ thay mình, nên không hề có việc ông Hồ khóc trước dân chúng.”.

Sau đó, ông Cần còn cho biết: “…ảnh ông Hồ khóc thì tôi không biết ông khóc và chụp ở đâu? Hoặc người ta đóng lại sau này mà tôi không rõ. Cũng như chuyện ông Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 mà sau này ta thấy phổ biến một bản ghi âm và ghi hình thì tôi biết rõ đó là ông đóng lại cho người ta quay phim và ghi âm, chứ hồi năm 1945 làm gì có chuyện vừa quay phim vừa ghi âm như thế được.” Như thế mọi gỉa trá, láo lếu của Hồ chí Minh và của cộng sản đã bị chính lãnh đạo của VC vạch mặt.o

VI. Cuộc chiến thắng và chuyện của những người cầm rổ. ( Kỳ sau).

17-6-2017

0 nhận xét:

Đăng nhận xét