23/11/16

Nhìn về nghị định 71/2016

Chim Biển (Danlambao) - “Việt Nam có cả rừng luật, nhưng những kẻ thừa hành pháp luật thì thích xài luật rừng”. Câu nói đó gần như trở thành cửa miệng mỗi khi người dân chứng kiến cách hành xử sai trái từ lực lượng thi hành pháp luật của nhà cầm quyền cộng sản. Đó cũng là một trong những nguyên nhân mà luật pháp VN luôn phải ban hành thông tư, nghị định, luật sửa đổi, bổ sung. 

Chính phủ VN vừa ban hành nghị định 71/2016 về việc xe chính chủ. Việc ban hành nghị định 71/2016 đã vấp phải nhiều phản ứng từ phía người dân cũng như những nhà chuyên môn về luật pháp. Ngay cả những cán bộ trong ủy ban tư pháp quốc hội còn cho rằng đây là nghị định sai luật và không khả thi.

Không phải đây là lần đầu tiên nghị định này được báo chí nhà sản nói tới. Trước đây đã có nhiều văn bản ban hành về việc này, cụ thể việc xử phạt chủ phương tiện không chuyển quyền sở hữu đã được ban hành trong nghị định 15/2003, nghị định 152/2005, nghị định 146/2007, nghị định 34/2010, nghị định 71/2012, nghị định 171/2013, và gần đây nhất là nghị định 46/2016. Chỉ với việc chứng minh xe chính chủ hay không mà hệ thống pháp luật của VN đã mất gần 13 năm ban hành, sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa đâu vào đâu. Nhiều người cho rằng “việc chứng minh xe chính chủ chỉ cần một vài cái click chuột trong hệ thống quản lý của ngành giao thông là biết ngay thôi, còn chuyện xử phạt thì khi nào người tham gia giao thông vi phạm thì phạt thôi, sao cứ mãi lằng nhằng cái chuyện chính chủ”. 

Trong một đất nước do những kẻ từng đi “cướp chính quyền” cai trị, thì việc thi hành pháp luật trở nên hết sức lố bịch. Từ những pháp ngôn kiểu “ngu như Trọng Lú”: “sự cố cá chết gây khó khăn cho công tác bầu cử” hay như phát ngôn “cú như Phúc niểng”: “không để tình trạng có tiền mà không tiêu được”, đến việc ban hành nghị định 71/2016 đã cho thấy sự rừng rú của luật pháp trong xứ sở “thiên đường xã hội chủ nghĩa”. Nghị định này còn qui định số tiền phạt cụ thể từ 6-10 triệu đối với xe ô tô, 800 000-1,2 triệu đối với xe gắn máy. Đây là số tiền phạt được cho là quá cao và sẽ gặp phản ứng cực đoan có thể dẫn tới chống đối từ phía người dân trong quá trình xử lý.

Luật ban hành để ngăn chặn và trừng trị những người cố tình vi phạm với mục đích xây dựng một xã hội an toàn. Tuy nhiên, mỗi khi Việt Nam ban hành hay sửa đổi luật lại là cơ hội cho những kẻ cầm quyền thao túng. Nếu hỏi một người dân lo lắng điều gì nhất mỗi khi tham gia giao thông, câu trả lời không phải là những tai nạn giao thông mà là những “con sâu gặm tiền” (CSGT). Nghị định 71/2016 một khi được chính thức đưa vào xử phạt người tham gia giao thông thì những "con sâu gặm tiền” lại được dịp phất lên. Chúng sẽ tích cực “thi hành luật” để kiếm những “ổ bánh mì” cho chúng và để dâng cúng cho những kẻ đã ngày đêm vẽ ra những kiểu nghị định quái thai này. Những người sẽ trực tiếp “làm giàu” cho những “con sâu gặm tiền”, phần đông là người nghèo. Bởi người giàu có thì thậm chí làm chủ 2, 3 chiếc xe, trong khi người nghèo nhiều khi cả gia đình chỉ có một chiếc xe cà tàng. Cảnh sát giao thông nói riêng và công an nói chung đã trở thành nỗi khiếp sợ cho người dân Việt Nam, đặc biệt là những người dân nghèo. Không ít những hình ảnh, videos cho thấy sự lạm quyền của CSGT, 113, công an xã hay cả những kẻ tay sai mặc áo dân phòng tham gia vào việc núp lùm rồi nhảy bổ ra chặn bắt những người vô tình hay cố ý vi phạm giao thông.

Nếu chẳng may người điều khiển xe có té ngã do lỗi sơ ý “giơ chân hơi cao” của lực lượng này thì sự việc cũng sẽ cười trừ như nụ cười khốn nạn của tên cảnh sát 113 trong vụ đạp ngã xe chết hai thanh niên ở khu vực Chợ Sặt-Hố Nai vừa qua. Đấy là cách mà tập đoàn cai trị luôn tích cực, mau chóng áp dụng luật rừng để trừng phạt những ai không làm theo ý chúng, bất chấp hậu quả. Tuy nhiên với những kiểu tội phạm mang bóng dáng các tập đoàn, công ty hay những bất cập liên quan tới quan thày Trung cộng thì kể cả “tổng Trọng lú”, “Cú Phúc niểng” cũng phải e dè trách né. Những vụ tham nhũng hàng ngàn tỷ mà Trọng lú luôn mồm kêu phải chống nhưng không được “đập chuột vỡ bình”, hay “nếu Formosa tái phạm gây ảnh hưởng tới môi trường” thì Phúc sẽ “niểng” sang một bên để “đóng cửa, nhận tiền” sau đó tính tiếp. 

Nếu chỉ đánh giá những phát ngôn hay những nghị định của những kẻ cầm quyền đưa ra là ngu xuẩn thì có lẽ đã sai lầm về nhận định này. Cần nhấn mạnh rằng cộng sản là những kẻ rất khôn khéo và ranh mãnh trong việc điều tiết độ căm phẫn và chuyển hướng sự bức xúc của người dân sang một góc độ khác chỉ với những câu nói hay những văn bản được ban hành tưởng chừng ngu dốt của chúng. 

Thời điểm hiện tại, còn được bao nhiêu người đang nghĩ tới vấn nạn thảm họa Formosa, mấy người đang cố nhìn lại hiểm họa đỏ Bauxite Tây Nguyên, mấy ai đang quan tâm tới dự án luyện thép ở Cà Ná… Đó là cách mà cộng sản cân đo tư duy và tâm lý chung của dư luận. Giả như những phản ứng của người dân là bình thường thì chắc chắn những nghị định hay những dự thảo, dự án này sẽ được thực hiện, điều đó chắc chắn chỉ có lợi cho nhà cầm quyền. Còn nếu vấp phải sự phản đối thì liền sau đó nhiều ngày, nhiều tuần, sự việc này sẽ được lập đi, lập lại nhiều lần trên phương tiện truyền thông. Mục đích làm sao để dư luận tập chung vào những văn bản nghị định này nọ hòng giảm và ngừng quan tâm tới những vấn đề nhạy cảm như thảm họa Formosa hay việc bộ trưởng giáo dục biến giáo viên thành tiếp viên. 

Chỉ cần một ý tưởng kiểm soát xe chính chủ qua nghị định 71/2016 mà ban tuyên giáo của cộng sản đã dọn đường cho cả một hệ thống cầm quyền chuẩn bị những bước ngoặc chiến lược mà chỉ có cộng sản mới biết thời điểm và thời gian nào phù hợp để tiến hành. Ấy thế mà dư luận lại cho rằng cộng sản là những kẻ ngu dốt, nhưng dư luận không hề biết rằng đó là cách mà ban tuyên giáo của cộng sản đang dắt mũi dư luận.

23/11/2016

0 nhận xét:

Đăng nhận xét