Hải Âu (Danlambao) - Nhà nước cộng sản Việt Nam quyết tâm khai khoáng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2017. Đó là một trong những nội dung quan trọng mà đcsvn thể hiện trong cuộc họp tìm giải pháp đảm bảo tăng trưởng kinh tế vùa diễn ra trong ngày 1/6.
Trong buổi họp, Bộ Công thương đã đưa ra những con số nhằm minh họa cho mức tăng trưởng kinh tế năm 2017 bằng việc khai khoáng công nghiệp chủ yếu dựa vào khai thác dầu thô, điện, than… và một số ngành chế biến, chế tạo công nghiệp. Cơ quan của Bộ này tiếp tục đề xuất nhà cầm quyền tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp khai thác khoáng sản có giá trị như quặng titan, đá vôi trắng… với lý do để đóng góp vào sự tăng trưởng cho ngành công nghiệp khai khoáng.
Sau phần trình bày của các cơ quan ban ngành, phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhận định các Bộ, ngành, doanh nghiệp, hiệp hội đều đã rất trách nhiệm ở mức cao, những nỗ lực này đem lại kết quả cụ thể trong cân đối vĩ mô, củng có khả năng tăng trưởng kinh tế trong điều kiện rất khó khăn. Việc đưa ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2017 là 6,7% là rất khó khăn nhưng không phải không thực được. Ông Dũng cho rằng việc tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp là để đạt mục tiêu nhưng “không duy ý chí, không chủ quan”. (1)
Nhận định rằng buổi họp này của nhà cầm quyền dường như muốn nhân dân hiểu rằng nhà nước đang tích cực trên con đường phát triển đất nước bằng việc đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Nhưng thực chất chúng ta chẳng thấy một kế hoạch cụ thể nào cho việc thực hiện mục tiêu lớn lao mà nhà cầm quyền thông qua Bộ Công thương để vẽ ra chiếc bánh kinh tế. Những lời “giáo huấn” của phó thủ tướng cộng sản dường như là một kịch bản thường được sử dụng trong hầu hết các buổi họp do cộng sản đàng chủ trì. Những chỉ thị, chỉ đạo này nọ cũng chỉ là việc che đậy sự bất tài và thói tham vô đối của một tổ chức cai trị được mang tên Chính phủ.
Những đề xuất, những giải pháp đưa ra trong cuộc họp chắc chắn sẽ được nhà cầm quyền cộng sản ưu ái thông qua theo kiểu “tập trung chỉ đạo, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, tái cấu trúc ngành, sản phẩm để ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, hạn chế thấp nhất hậu quả của thiên tai, với mục tiêu đạt phương án tăng trưởng cao nhất”. Quả thật đó là sự lươn lẹo của những kẻ đứng đầu tập đoàn cai trị, cầm quyền cộng sản. Điều này tạo ra những con dê tế thần nếu chẳng may những dự án hay những kế hoạch ký kết khai thác khoáng sản đem lại hậu quả xấu. Khi ấy nhà nước vô can vì đã chỉ thị, chỉ đạo doanh nghiệp này, tập đoàn nọ phải đảm bảo và thực hiện “đúng qui trình”.
Việt Nam không phải là một đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên, nhưng với khả năng cai trị của cộng sản đảng, “đỉnh cao trí tuệ” của nhà sản đã bất chấp tất cả với mục tiêu kiếm thật nhiều tiền. Chẳng có điều gì tốt đẹp trong mục tiêu tăng trưởng kinh tế khi mà cuộc sống người dân Việt Nam vẫn phải lao đao với chính những sản phẩm được khai thác trên chính lãnh thổ của quốc gia mà mình sinh sống. Mọi lợi nhuận nếu có cũng chỉ quan chức nhà sản cùng những tập đoàn, doanh nghiệp chia chác, trục lợi bằng tài nguyên của đất nước.
Hơn nữa Việt Nam không phải là một đất nước có nền tảng khai thác khoáng sản công nghiệp. Việc thực hiện các dự án khai khoáng chủ yếu được liên kết với các tập đoàn kinh tế nước ngoài. Điều trớ trêu là hầu hết các ký kết dự án của Việt Nam đều do Trung cộng trúng thầu.
Và rồi đằng sau những dự án khai khoáng ấy để lại là một hậu quả nghiêm trọng về môi trường, về an ninh quốc phòng. Rõ ràng việc thực hiện dự án khai thác Bauxite ở Tây Nguyên vẫn chưa thể thống kê hết thiệt hại về tài nguyên, sự tàn phá môi trường, mối nguy hiểm về an ninh quốc phòng. Đó là những gì mà nhà nước cộng sản quyết tâm bằng mọi giá thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Bất chấp những lời kêu gọi, những phân tích khoa học của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, nhà cầm quyền đã đàn áp, bắt bớ, bỏ tù những ai lên tiếng phản đối dự án mang sứ mạng “tăng trưởng kinh tế”. Phần những kẻ quyết tâm đào bới khoáng sản thì đã làm “người tử tế” ở nơi nào đó.
Điều đáng nói khoáng sản la tài nguyên quốc gia, là tài sản của dân tộc chứ không phải của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế hay kể cả cộng sản đảng. Vậy nhưng quan chức cộng sản luôn tự cho mình quyền ban phát “ân sủng” để thực hiện việc khai thác. Để rồi hậu quả nghiêm trọng từ việc khai thác tài nguyên, khoáng sản một cách vô tội vạ là sự tàn phá mội trường sống mà cả dân tộc này phải hứng chịu. Bên cạnh đó là sự nguy hiểm rình rập từ “người anh” láng giềng của cộng sản đảng là Trung cộng luôn tìm cách xâm lược, thôn tính Việt Nam bằng những âm mưu hợp tác kinh tế.
Thiết nghĩ việc tăng trưởng kinh tế là một mục tiêu quan trong của bất kỳ nhà nước nào trên thế giới. Nhưng việc ấy phải thực hiện bằng khả năng, bằng việc sử dụng các sản phẩm trí tuệ, bằng chuỗi hàng hóa, dịch vụ v.v... Không thể xem việc đào bới tài nguyên khoáng sản rồi gắn cho chúng cái nhãn hiệu tăng trưởng kinh tế. Bởi lẽ “khoáng” có hạn mà khả năng “khai” của nhà cầm quyền cộng sản là vô hạn. Vậy thì tương lai Việt Nam sẽ còn lại gì ngoài những cái “hố hậu quả” từ việc khai khoáng do nhà cầm quyền cộng sản chủ trương để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Mà có lẽ mục tiêu tăng trưởng kinh tế chỉ là mỹ từ mà quan chức nhà sản dùng để che đậy mục đích lợi ích cá nhân của những kẻ cầm quyền. Trong đó, phó thủ tướng cộng sản Trịnh Đình Dũng và thành phần lãnh đạo cấp cao của đảng cầm quyền đều là những kẻ vẫy máu ăn phần trong “chiếc bánh kinh tế”.
5/6/2017
0 nhận xét:
Đăng nhận xét