18/5/17

Tại sao Trung Cộng cần Bin Ladin?

Image Credit: A. Strakey
Frank Ching - Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) lược dịch - “Vụ khủng bố 911 đã khiến nước Mỹ sao lãng không nhìn ngó kềm chế đề phòng sự trỗi dậy của Trung Cộng. Không có vụ khủng bố 911 này, Trung Cộng không cách gì hung tợn được như bây giờ." (1) - Frank Ching.

Sau vụ khủng bố 911, mọi đối sách ngoại giao của Hoa Kỳ thay đổi để thích ứng. Còn bây giờ thì sau khi Bin Ladin đã bị giết, cũng đã đến lúc ngồi nghiệm lại vụ khủng bố này ảnh hưởng như thế nào đến Trung Cộng.

Đối với Hoa Kỳ, vụ khủng bố này là một bi kịch, đối với Trung Cộng, thì đây là món quà trời cho giúp đỡ cho tham vọng của Trung Cộng.

Trong bối cảnh Liên Xô đã bị sụp đổ từ lâu, tổng thống Bush Con lên nắm quyền năm 2001 buộc phải dòm ngó, coi Trung Cộng là kẻ thù số một của Mỹ ở tương lai. Chính quyền non trẻ của Bush Con lúc bấy giờ đang tính tăng cường hợp tác an ninh với các đồng minh của mình trong châu Á, nhất là đối với Nhật, Nam Hàn, cũng như muốn tăng viện để đẩy mạnh sức mạnh quân sự của Đài Loan. 

Bản thân Bush đã đổi ý định đối ngoại của Clinton đối với Trung Cộng từ hợp tác chuyển sang đối đầu với Trung Cộng, gọi Trung Cộng từ "đối tác chiến lược" thành là "đối thủ nguy hiểm.”

Khi thứ trưởng Quốc Phòng (QP) Hoa Kỳ Richard Armitage viếng thăm các nước Á Châu bàn về vấn đề lấp đặt các hệ thống phòng thủ hỏa tiển, ông đã ghé Nhật Bản, Nam Hàn, Ấn Độ và khéo léo không ghé thăm Trung Cộng. Trách nhiệm ghé thăm Trung Cộng lại được giao cho Jame Kelly, trợ tá văn phòng bộ trưởng QP, một ngạch công chức ngành ngoại giao thấp hơn chức thứ trưởng.

Thế nhưng vụ đụng nhau giữa chiếc máy bay trinh thám của Hoa Kỳ (US EP-3) với một chiến đấu cơ của Trung Cộng và làm thiệt mạng phi công của Trung Cộng đã đẩy quan hệ Mỹ Trung thêm một bước nữa của sự đối đầu.

Chiếc máy bay trinh thám của Hoa Kỳ đã phải đáp xuống đảo Hải Nam và 24 người trong phi hành đoàn đã bị bắt. Tại Hoa Kỳ, các dây ruy-băng màu vàng đã được cột vào cây ở khắp nơi, gợi nhớ lại cảnh nước Mỹ bị Iran giam giữ con tin thuở trước. Không khí ngoại giao ngột ngạt đến nổi buộc thứ trưởng Kelly phải tuyên bố trước Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện là "sự kiện đụng độ này đòi hỏi người Mỹ chúng ta phải rà xét loại mối quan hệ Trung Mỹ và hướng đi đối ngoại giữa hai quốc gia của chúng ta.”

Mười ngày sau khi phi hành đoàn của Hoa Kỳ trở về an toàn từ đảo Hải Nam, chính phủ Bush Con quyết định bán vũ khí ồ ạt cho Đài Loan, trị giá lên đến hàng tỷ Mỹ kim, được coi là vụ bán vũ khí lớn nhất kể từ khi tổng thống Bush Cha quyết định bán F-16 cho Đài loan vào năm 1992. Vụ bán vũ khí này bao gồm luôn cả tàu ngầm chạy bằng dầu diesel, đều mà Hoa Kỳ chưa bao giờ chuẩn thuận cho Đài Loan trước đây.

Trung Cộng phản đối vụ mua bán vũ khí này bằng mọi giá. Vài ngày sau đó, khi đánh dấu 100 ngày đảm chức tổng thống, Bush Con tuyên bố trong buổi phóng vấn dành cho chương trình "Good Morning America" nổi tiếng của NBC là "Hoa Kỳ sẽ làm tất cả những gì có thể được để giúp Đài Loan tự vệ" trước Trung Cộng, một lời cam kết vượt ra ngoài khuôn khổ quy định của đạo luật về đối ngoại giữa Hoa Kỳ Đài Loan có tên là Taiwan Relations Act.

Một tháng sau đó, chính phủ Bush Con chuẩn thuận cấp thị thực nhập cảnh (visa) cho phép tổng thống Đài Loan là Trần Thủy Biển vào thăm Hoa Kỳ, điều chưa từng xảy ra dưới triều Clinton. Nhờ đó, ông Trần Thủy Biển đã có thể vào nước Mỹ trên đường viếng thăm châu Mỹ Latin và trên đường khi trở về lại Đài Loan, ông đã dừng chân ở New York vào tháng Năm cũng như dừng chân một lần ở Houston vào tháng Sáu.

Trong lúc triều Clinton trước đó ráng đẩy những cuộc viếng thăm Hoa Kỳ của tổng thống Đài Loan vào âm thầm, trở thành không chính thức bằng mọi cách, chính phủ Bush Con lại khuyến khích các dân biểu, thượng nghị sĩ của Quốc Hội gặp gỡ tiếp xúc với lãnh đạo của Đài Loan, vì cho rằng những cuộc gặp gỡ như vậy sẽ khiến quan niệm của Quốc Hội về mối quan hệ Đài Loan Hoa Kỳ trở nên sát thực và giúp ích hơn cho quyền lợi của quốc gia.

Dư luân lúc bấy giờ chẳng ai nghĩ đến Trung Cộng lo sốt vó đến cở nào trước thái độ cứng rắn của Hoa Kỳ đối với mình.

Tạp chí Washington Post vào ngày 22 tháng Sáu cho đăng một bài viết loan báo lãnh đạo Trung Cộng ngày một lo lắng đến cuộc đối đầu không thể tránh khỏi giữa Mỹ- Trung trong bối cảnh Trung Cộng vươn lên thành siêu cường trong vùng châu Á.

Bài viết này trích dẫn quan điểm của các viên chức của cả hai nước Mỹ-Trung và của cả những nhà phân tích, cho thấy thái độ đối đầu của chính phủ hai nước chỉ dẫn đến kết quả sau cùng là đụng độ toàn lực.

Nhiều phái đoàn ngoại giao của Trung Cộng, bao gồm cả phái đoàn của trợ tá văn phòng ngoại trưởng Trung Cộng là Zhou Wenzhong do Giang Trạch Dân gởi đến, đã tìm đủ cách thuyết phục Hoa Kỳ là giới chóp bu Trung Cộng rất muốn đối thoại để chấm dứt mọi tiềm ẩn dẫn đến xung đột trong tương lai.

Sự việc còn trong dang dở thì buổi sáng ngày 9 tháng 11 năm 2001, tổ chức khủng bố al-Qaeda đã không tặc bốn chiếc máy bay rồi lái đâm vào hai tòa nhà chọc trời World Trade Center ở New York và đâm vào bộ QP Hoa Kỳ tức Ngũ Giác Đài ở Hoa Thịnh Đốn.

Nếu đứng nhìn từ hoàn cảnh ngoại giao khốn đốn của Trung Cộng lúc bấy giờ mà phân tích, thì vụ khủng bố 911 là món quà cơ hội quá tốt mà ông trời đem đến cho Trung Cộng, nhanh chóng được họ Giang lợi dụng. Họ Giang lật đật gọi điện chia buồn đến Bush Con và cam kết sẵn sàng ủng hộ Bush Con trừng phạt khủng bố. 

Tổng thống Hoa Kỳ buộc phải nhanh chóng bắt tay làm huề với Trung Cộng, đánh dấu sự xoay chiều như chong chóng trong mối bang giao Mỹ Trung một cách quá bất ngờ đầy kịch tính. Sau vụ khủng bố 911 lên nước Mỹ, chính phủ Bush Con đã thay đổi đã hoàn toàn thay đổi quan niệm ngoại giao của mình.

Nước Mỹ đã bị tấn công ngay trên đất Mỹ. Bush Con do đó không còn tâm trí để đối phó và coi Trung Cộng như là kẻ thù hàng đầu nữa. Thay vào đó, sức mạnh của Hoa Kỳ được bung ra toàn lực để tiêu diệt lực lượng Hồi Giáo khủng bố cực đoan trên toàn cầu. Có thể nói không ngoa là Trung Cộng đã được Osama Bin Laden giải cứu.

Sau vụ 911, Hoa Kỳ tấn công Afghanistan và Iraq mà tổng số chiến phí lên đến cả ngàn tỷ Mỹ kim với hơn 6 ngàn quân nhân tử trận.

Trong lúc Washington dùng hết tâm trí tài lực vào vùng Vịnh (Irag) và Afghanistan thì Bắc Kinh âm thầm tăng trưởng kinh tế và tăng ảnh hưởng của mình lên mọi quốc gia, nhất là những quốc gia nằm ngoài ảnh hưởng của Hoa Kỳ hay chưa được Hoa Kỳ chú ý đến. 

Từ năm 2001 đến năm 2010, kinh tế Trung Cộng tăng trưởng gấp bốn lần. Kinh tế Trung Cộng, với đà tăng trưởng như vậy sẽ vượt qua mặt Hoa Kỳ và sẽ trở thành đầu tàu cho nền kinh tế thế giới, chiếm trên 20% tăng trưởng tổng GDP của toàn cầu - vượt quá xa Hoa Kỳ (2)

Ngày hôm nay, Trung Cộng đang vươn ảnh hưởng kinh tế của mình ra toàn cầu. Dù nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn còn bá chủ, thì ngay bây giờ tại Á Châu, Trung Cộng đã là bạn hàng lớn nhất của Nhật, Nam Hàn, Úc, Ấn mà trong đó, ba xứ đầu là đồng minh quân sự của Hoa Kỳ (3).

Trung Cộng cũng là bạn hàng lớn nhất của ASEAN, của các nước Phi châu, và tại châu Mỹ Latin, ảnh hưởng của Trung Cộng đang tăng mạnh - hiện nay, Trung Cộng là bạn hàng lớn nhất đối với Brazil và Chile.

Tại Hoa Kỳ thì ngược lại, thập niên qua là thập niên rất bi đát cho Hoa Kỳ. Trong lúc Bush Con vào năm 2002 khẳng định sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ là vô địch, nền kinh tế của Mỹ là đầu tàu của thế giới thì người dân ai ai cũng bi quan cho rằng nước Mỹ đang yếu đi và suy thoái.

Ngân hàng thế giới WB thì cho rằng đồng đô la của Mỹ sẽ không còn là tiền tệ chung hàng đầu của thế giới vào năm 2025 mà phải chịu đứng ngang hàng với đồng Euro và đồng Nguyên của Trung Cộng.

Sau khi Bin Ladin bị giết, bộ trưởng Ngoại Giao Trung Cộng đươc hỏi nghĩ sao về việc này, phát ngôn viên của bộ là: "đây là một sự kiện quan trọng và là một thành quả của sự hợp tác chống khủng bố trên toàn cầu.”

Dĩ nhiên, người phát ngôn viên này không thể nào tuyên bố là Bin Laden đã giải cứu Trung Cộng khỏi áp lực của Mỹ, góp phần không nhỏ cho tăng trưởng của đất nước này trong suốt 10 năm qua. Nhưng trên thực tế, Trung Cộng sẽ chẳng bao giờ có được sự giàu mạnh như ngày nay nếu không có Bin Ladin.

18/5/2017



___________________________________________

Chú Thích:


(2) Tiên đoán này ngày nay không còn đúng nữa do chế độ CS của Trung Cộng là độc tài toàn trị nên tham nhũng, hối lộ, và vì điều khiển kinh tế theo mục tiêu chính trị nên phản khoa học , dẫn đến nợ nần kinh khiếp và rối loạn tài chánh. Tuy nhiên, vào thời điểm bài viết ( năm 2011), dựa trên các số liệu lúc bấy giờ thì nếu bỏ qua sự bất ổn chính trị gây ra thể chế độc tài đảng trị, tiên đoán trên rất hợp lý.

(3) Cả hai quốc gia Nhật và Nam Hàn, đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ tại châu Á, đều nhờ sự viện trợ kinh tế và đầu tư từ Hoa Kỳ mà hồi phục và phát triển kể từ sau đệ nhị thế chiến. Không có sự trợ giúp của Hoa Kỳ thì không có một Nhật Bản hay Nam Hàn phát triển giàu mạnh như chúng ta thấy ngày nay, nên ảnh hưởng kinh tế của Hoa Kỳ lúc nào cũng là tuyệt đối tại hai quốc gia này. Việc Trung Cộng có thể trở thành bạn hàng lớn nhất của hai quốc gia này khiến Hoa Kỳ không khỏi lo lắng cho sự tụt hậu của mình.

(4) Nghiệm suy tình hình biển Đông hiện nay, bài viết này của tác giả Frank Ching cho thấy lịch sử đang lập lại, toan tính chiến cuộc tại biển Đông trừng phạt Trung Cộng có thể lại bị hóa giải do những xung đột quá nhỏ nhoi về mặt chiến lược nhưng được thổi phồng một cách hợp lý, thí dụ như xung đột giữa Hoa Kỳ với ISIS, thậm chí, xung đột giữa Bắc Hàn và Hoa Kỳ. Nếu những hóa giải đó thành công thì chắc chắn, Trung Cộng sẽ cũng cố chủ quyền của mình tại biển Đông. Bin Ladin giải cứu Trung Cộng một lần được thì ISIS hay Bắc Hàn cũng có thể giải cứu Trung Cộng được! 

Tuy nhiên, do Hoa Kỳ vẫn tiếp tục chuyển quân về Đông Nam Á, chúng ta có thể hy vọng giới chức Hoa Kỳ đã nhìn ra được điều mà tác giả Frank Chinh đã phân tích trong bài chủ: Chính Trung Cộng là mối đe dọa trực tiếp đến quyền lợi của nước Mỹ chứ không phải bất cứ lực lượng khủng bố nào khác, kể cả Bắc Hàn, những lực lượng được thổi phòng để giải cứu cho Bắc Kinh mà thôi.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét